Nhờ bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ cấp trên, thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 17 của UBND huyện về triển khai thực hiện Đề án 06 của các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND cấp xã, Trạm Tấu đã hoàn thành 33 nhiệm vụ theo Đề án 06, thường xuyên thực hiện 10 nhiệm vụ và đang triển khai 2 nhiệm vụ.
Bộ phận Phục vụ hành chính công thị trấn Trạm Tấu hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính.
“Trình độ dân trí không đồng đều, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, một số hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại; đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn cùng với trình độ dân trí chưa cao chính là những yếu tố tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác tổ chức triển khai, thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trên địa bàn huyện Trạm Tấu". Đó là chia sẻ của ông Vũ Lê Chung Anh - Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu trong thực hiện Đề án tại địa phương trong thời gian qua.
Dù vậy, nhờ bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ cấp trên, thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 17 của UBND huyện về triển khai thực hiện Đề án 06 của các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND cấp xã, Trạm Tấu đã hoàn thành 33 nhiệm vụ theo Đề án 06, thường xuyên thực hiện 10 nhiệm vụ và đang triển khai 2 nhiệm vụ.
Để có kết quả này, ông Vũ Lê Chung Anh cho biết, ban đầu huyện đã thành lập Tổ công tác Đề án 06 cấp huyện với 15 thành viên; thành lập 12 tổ công tác cấp xã với 120 thành viên, 57 tổ công tác cấp thôn với 285 thành viên. Lực lượng công an là cơ quan thường trực trong thực hiện Đề án 06 cũng đã thành lập 1 tổ công tác nhằm chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.
Từ đó, việc tham mưu với UBND các cấp ban hành kế hoạch, quyết định, triển khai văn bản, hướng dẫn chỉ đạo của các cấp; phân công nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện các nội dung có liên quan; việc phối hợp với các phòng, ban, ngành, địa phương trong việc hướng dẫn cá nhân, tổ chức đăng ký, sử dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử phục vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); rà soát, thống kê, đề xuất các trang thiết bị phục vụ Đề án; triển khai thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu... đều diễn ra thuận lợi.
Để thúc đẩy người dân thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) qua cổng Dịch vụ công (DVC) và sử dụng các tiện ích trên ứng dụng VNelD, huyện đã xây dựng 12 mô hình dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp xã. Đến nay, đã hướng dẫn 2.827 lượt người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1; trên 3.780 lượt người dân nộp hồ sơ giải quyết TTHC qua cổng DVC trực tuyến.
Huyện cũng đã vận động được 12.262 công dân làm hồ sơ đăng ký tài khoản định danh điện tử (VNelD) đạt 99,23% chỉ tiêu giao, tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử đạt 7.025/12.262 công dân. Huyện cũng đã đảm bảo thực hiện 281 TTHC trên DVC trực tuyến của tỉnh và quốc gia; cung cấp DVC toàn trình được 9 TTHC, cung cấp DVC một phần là 22 TTHC; tỷ lệ DVC trực tuyến/tiếp nhận trực tiếp là 219/281. Mức độ hài lòng, đánh giá của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp DVC đạt 100%.
Trong triển khai thực hiện 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06 thì 11 DVC thiết yếu trong Công an nhân dân đều đạt khá như: xác nhận số chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ căn cước công dân (CCCD); cấp lại, cấp đổi thẻ CCCD; đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú; đăng ký cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy... Thực hiện 14 DVC thiết yếu ngoài Công an nhân dân như: đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (220/380V)... đều đạt kết quả cao, mang lại sự hài lòng bước đầu cho người dân.
Đánh giá về hạ tầng mạng, tỷ lệ người dân tiếp cận Internet, ông Vũ Lê Chung Anh cho biết thêm: "Hết năm 2023, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang sẽ phủ 100% xã, thị trấn góp phần tăng tỷ lệ hộ dân được tiếp cận và sử dụng Internet, dịch vụ mạng di động 3G/4G. Tỷ lệ sử dụng điện thoại sẽ đạt 75 thuê bao điện thoại/100 dân. 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đơn vị sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.
Có được kết quả này, huyện Trạm Tấu cơ bản có đủ những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh dịch vụ công, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn cao so với bình quân chung của tỉnh; đời sống của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn; trình độ hiểu biết của người dân về công nghệ còn thấp, việc sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để đăng ký giải quyết DVC còn hạn chế, người dân vẫn còn thói quen đến giải quyết các thủ tục hành chính trực tiếp”.
Cùng với đó, huyện Trạm Tấu cũng đang tích cực triển khai Đề án 06 trong nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai thí điểm khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ CCCD gắn chip tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tập trung phát triển công dân số (đến nay đã làm hồ sơ cấp CCCD cho 24.257/24.575 người từ 14 tuổi trở lên, đạt 98,7%); tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, đảm bảo số hóa dữ liệu hộ tịch cho 25.090/25.090 dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đảm bảo công tác đảm bảo an ninh, an toàn và rà soát ngân sách, nguồn lực triển khai Đề án 06 trong thời gian tới.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06 tại địa phương, ông Vũ Lê Chung Anh - Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Huyện sẽ chú trọng bảo đảm các điều kiện hạ tầng, dữ liệu và nền tảng số, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để kết nối liên thông giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh làm việc trên môi trường mạng; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng số cần thiết cho cán bộ, nhân viên thích ứng với môi trường mạng để vận hành, phát triển các hệ thống, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ về việc cấp và sử dụng CCCD, tài khoản định danh điện tử qua các trang mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, qua các cuộc họp chi bộ, thôn, bản, tổ dân phố... Chỉ đạo Công an huyện tăng cường đôn đốc công an cấp xã thực hiện nghiêm túc công tác làm sạch dữ liệu dân cư, thực hiện việc cấp CCCD và cấp định danh điện tử theo chỉ đạo.
Cùng với đó, thiết lập cơ chế phối hợp tại các xã, thị trấn để rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu hộ tịch đã được đăng ký và lưu giữ theo thẩm quyền với dữ liệu về dân cư; các dữ liệu tiêm chủng, an sinh xã hội với dữ liệu dân cư./.
Theo Báo Yên Bái
Nhờ bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ cấp trên, thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 17 của UBND huyện về triển khai thực hiện Đề án 06 của các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND cấp xã, Trạm Tấu đã hoàn thành 33 nhiệm vụ theo Đề án 06, thường xuyên thực hiện 10 nhiệm vụ và đang triển khai 2 nhiệm vụ.“Trình độ dân trí không đồng đều, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, một số hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại; đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn cùng với trình độ dân trí chưa cao chính là những yếu tố tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác tổ chức triển khai, thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trên địa bàn huyện Trạm Tấu". Đó là chia sẻ của ông Vũ Lê Chung Anh - Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu trong thực hiện Đề án tại địa phương trong thời gian qua.
Dù vậy, nhờ bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ cấp trên, thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 17 của UBND huyện về triển khai thực hiện Đề án 06 của các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND cấp xã, Trạm Tấu đã hoàn thành 33 nhiệm vụ theo Đề án 06, thường xuyên thực hiện 10 nhiệm vụ và đang triển khai 2 nhiệm vụ.
Để có kết quả này, ông Vũ Lê Chung Anh cho biết, ban đầu huyện đã thành lập Tổ công tác Đề án 06 cấp huyện với 15 thành viên; thành lập 12 tổ công tác cấp xã với 120 thành viên, 57 tổ công tác cấp thôn với 285 thành viên. Lực lượng công an là cơ quan thường trực trong thực hiện Đề án 06 cũng đã thành lập 1 tổ công tác nhằm chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.
Từ đó, việc tham mưu với UBND các cấp ban hành kế hoạch, quyết định, triển khai văn bản, hướng dẫn chỉ đạo của các cấp; phân công nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện các nội dung có liên quan; việc phối hợp với các phòng, ban, ngành, địa phương trong việc hướng dẫn cá nhân, tổ chức đăng ký, sử dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử phục vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); rà soát, thống kê, đề xuất các trang thiết bị phục vụ Đề án; triển khai thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu... đều diễn ra thuận lợi.
Để thúc đẩy người dân thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) qua cổng Dịch vụ công (DVC) và sử dụng các tiện ích trên ứng dụng VNelD, huyện đã xây dựng 12 mô hình dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp xã. Đến nay, đã hướng dẫn 2.827 lượt người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1; trên 3.780 lượt người dân nộp hồ sơ giải quyết TTHC qua cổng DVC trực tuyến.
Huyện cũng đã vận động được 12.262 công dân làm hồ sơ đăng ký tài khoản định danh điện tử (VNelD) đạt 99,23% chỉ tiêu giao, tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử đạt 7.025/12.262 công dân. Huyện cũng đã đảm bảo thực hiện 281 TTHC trên DVC trực tuyến của tỉnh và quốc gia; cung cấp DVC toàn trình được 9 TTHC, cung cấp DVC một phần là 22 TTHC; tỷ lệ DVC trực tuyến/tiếp nhận trực tiếp là 219/281. Mức độ hài lòng, đánh giá của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp DVC đạt 100%.
Trong triển khai thực hiện 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06 thì 11 DVC thiết yếu trong Công an nhân dân đều đạt khá như: xác nhận số chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ căn cước công dân (CCCD); cấp lại, cấp đổi thẻ CCCD; đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú; đăng ký cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy... Thực hiện 14 DVC thiết yếu ngoài Công an nhân dân như: đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (220/380V)... đều đạt kết quả cao, mang lại sự hài lòng bước đầu cho người dân.
Đánh giá về hạ tầng mạng, tỷ lệ người dân tiếp cận Internet, ông Vũ Lê Chung Anh cho biết thêm: "Hết năm 2023, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang sẽ phủ 100% xã, thị trấn góp phần tăng tỷ lệ hộ dân được tiếp cận và sử dụng Internet, dịch vụ mạng di động 3G/4G. Tỷ lệ sử dụng điện thoại sẽ đạt 75 thuê bao điện thoại/100 dân. 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đơn vị sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.
Có được kết quả này, huyện Trạm Tấu cơ bản có đủ những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh dịch vụ công, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn cao so với bình quân chung của tỉnh; đời sống của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn; trình độ hiểu biết của người dân về công nghệ còn thấp, việc sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để đăng ký giải quyết DVC còn hạn chế, người dân vẫn còn thói quen đến giải quyết các thủ tục hành chính trực tiếp”.
Cùng với đó, huyện Trạm Tấu cũng đang tích cực triển khai Đề án 06 trong nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai thí điểm khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ CCCD gắn chip tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tập trung phát triển công dân số (đến nay đã làm hồ sơ cấp CCCD cho 24.257/24.575 người từ 14 tuổi trở lên, đạt 98,7%); tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, đảm bảo số hóa dữ liệu hộ tịch cho 25.090/25.090 dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đảm bảo công tác đảm bảo an ninh, an toàn và rà soát ngân sách, nguồn lực triển khai Đề án 06 trong thời gian tới.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06 tại địa phương, ông Vũ Lê Chung Anh - Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Huyện sẽ chú trọng bảo đảm các điều kiện hạ tầng, dữ liệu và nền tảng số, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để kết nối liên thông giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh làm việc trên môi trường mạng; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng số cần thiết cho cán bộ, nhân viên thích ứng với môi trường mạng để vận hành, phát triển các hệ thống, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ về việc cấp và sử dụng CCCD, tài khoản định danh điện tử qua các trang mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, qua các cuộc họp chi bộ, thôn, bản, tổ dân phố... Chỉ đạo Công an huyện tăng cường đôn đốc công an cấp xã thực hiện nghiêm túc công tác làm sạch dữ liệu dân cư, thực hiện việc cấp CCCD và cấp định danh điện tử theo chỉ đạo.
Cùng với đó, thiết lập cơ chế phối hợp tại các xã, thị trấn để rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu hộ tịch đã được đăng ký và lưu giữ theo thẩm quyền với dữ liệu về dân cư; các dữ liệu tiêm chủng, an sinh xã hội với dữ liệu dân cư./.