Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thành phố Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc sáp nhập các xã, phường đảm bảo khoa học, bài bản, đúng quy định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.
Các đại biểu HĐND thành phố biểu quyết thông qua nghị quyết sáp nhập 4 xã, phường.
Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập, sắp xếp, hiện nay thành phố Yên Bái còn 15 ĐVHC cấp xã, trong đó có 9 phường và 6 xã. Căn cứ Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 117 của Chính phủ, Phương án số 1 ngày 31/10/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Yên Bái có 2 đơn vị hành chính cấp xã là phường Hồng Hà, xã Tuy Lộc có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.
UBND thành phố Yên Bái đã xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 nhằm tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương. Căn cứ văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND thành phố đã nghiêm túc triển khai hướng dẫn các xã thực hiện các quy trình sắp xếp các đơn vị hành chính đảm bảo đúng thời gian quy định.
Theo phương án sắp xếp, thành phố sẽ thực hiện sáp nhập phường Hồng Hà vào phường Nguyễn Phúc thành phường Hồng Hà. Sau sáp nhập, phường Hồng Hà là phường loại II, có diện tích tự nhiên là 2,51 km², quy mô dân số 16.866 người. Trụ sở làm việc đặt tại phường Nguyễn Phúc (cũ). Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề phường Hồng Hà là phường Nam Cường mới, phường Nguyễn Thái Học.
Sáp nhập xã Tuy Lộc vào phường Nam Cường thành phường Nam Cường. Sau sáp nhập, phường Nam Cường là phường loại II, có diện tích tự nhiên 9,69 km², quy mô dân số 8.637 người. Trụ sở làm việc đặt tại phường Nam Cường (cũ). Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề phường Nam Cường là phường Hồng Hà (mới), phường Nguyễn Thái Học, phường Yên Ninh, xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái); xã Nga Quán và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên).
Kết quả lấy ý kiến cử tri biểu quyết của HĐND cấp xã, phường đối với xã Tuy Lộc đã có 2.712/.2.810 cử tri đồng ý, đạt 96,51%; phường Nam Cường có 2.166/2.166 cử tri đồng ý, đạt 100%; phường Hồng Hà có 5.380/5.406 cử tri đồng ý, đạt 99,52%; phường Nguyễn Phúc có 4.474/4.494 cử tri đồng ý, đạt 99,55%. Tại kỳ họp HĐND các xã, phường thông qua phương án sáp nhập, 100% đại biểu triệu tập biểu quyết nhất trí tán thành việc sáp nhập.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Hà - Bí thư Đảng bộ xã Nam Cường cho biết: Thực hiện hướng dẫn của tỉnh, thành phố về việc lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo các bước. Đảng ủy phường Nam Cường đã chỉ đạo UBND phường tổ chức lấy ý kiến cử tri theo đúng quy trình, trên cơ sở đó trình HĐND phường.
Quá trình lấy ý kiến của cử tri, Đảng ủy đã chỉ đạo UBND phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các đoàn thể, các chi bộ tổ dân phố nghiên cứu kĩ dự thảo đề án của thành phố để tuyên truyền với nhiều hình thức thông qua loa truyền thanh, hội nghị, tới từng hộ gia đình; kịp thời nắm bắt bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Kết quả lấy ý kiến cử tri phường Nam Cường có 2.166/2.166 cử tri đồng ý sáp nhập xã Tuy Lộc vào phường Nam Cường, thành phường Nam Cường đạt 100%.
Thời gian tới, Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội của phường phối hợp chặt chẽ với các chi bộ, tổ dân phố để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, băn khoăn của Nhân dân để giải đáp, giải quyết và đề nghị cấp trên giải quyết kịp thời; tiếp tục tuyên truyền đến người dân, cán bộ công chức, viên chức để mọi người hiểu rõ lợi ích của việc sáp nhập. Đồng thời rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao để điều chỉnh, bổ sung giải pháp, lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ người, rõ việc để hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2024 đề ra.
Ông Đinh Duy Thắng - Bí thư Chi bộ tổ dân phố Đồng Phú, xã Nam Cường cho hay: "Hầu hết cử tri nhất trí cao với chủ trương sáp nhập, bên cạnh đó còn một số ít còn băn khoăn về thay đổi giấy tờ, việc đi lại, tham gia các dịch vụ y tế, hoạt động giáo dục... Đối với các cử tri chưa hiểu và đồng thuận, phường cùng tổ dân phố, MTTQ và các đoàn thể đã giải thích chi tiết để cử tri hiểu và đồng thuận. Chúng tôi mong rằng, sau khi sáp nhập các cơ quan chức năng tạo điều kiện để giải quyết các thủ tục hành chính khi điều chỉnh, chỉnh lý nhiều loại giấy tờ có liên quan, tránh gây phiền hà cho người dân”.
Không gây xáo trộn cho người dân và doanh nghiệp
Đồng chí Phạm Ngọc Trang - Chủ tịch UBND phường Hồng Hà chia sẻ: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ tạo ra thay đổi tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền nhà nước; tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi ngân sách, góp phần vào sự thành công của cải cách tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ, công chức. Tuy nhiên, sau sáp nhập sẽ phát sinh những khó khăn, vướng mắc tác động và ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước và đời sống của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sau sáp nhập sẽ tăng cả về dân số, diện tích tự nhiên nên số lượng công việc nhiều hơn, yêu cầu nhiệm vụ cao hơn.
Do vậy, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thực hiện quyết liệt, linh hoạt và làm công tác tuyên truyền, vận động để xử lý tốt các vấn đề liên quan công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người dân. Nhất là việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng xáo trộn, bất cập. Từ đó, tạo dự luận, đồng thuận của toàn dân, đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Đồng chí Đỗ Đức Minh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Yên Bái nhấn mạnh: Việc sáp nhập các xã, phường chưa đạt các tiêu chí theo quy định là cần thiết và khách quan theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các xã liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc sáp nhập thành đơn vị hành chính mới góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Qua đó, sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức, bộ máy nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
Đặc biệt qua tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn các xã, phường thuộc đề án đã nhận được sự đồng thuận thống nhất rất cao với tỷ lệ phiếu tán thành đạt từ 96,5% trở lên và cũng đã được HĐND các xã, phường biểu quyết thông qua với tỷ lệ tuyệt đối.
Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập đối với 4 xã, phường. Để kịp thời đưa ra các giải pháp hiệu quả đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đối với 4 đơn vị là Tuy Lộc, Nam Cường, Nguyễn Phúc, Hồng Hà đảm bảo tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới. Ngay sau kỳ họp, HĐND thành phố đề nghị Thường trực HĐND thành phố, UBND thành phố khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình HĐND tỉnh đối với Đề án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.
Đối với các xã, phường sau sáp nhập cần có phương án tổ chức các hoạt động sau thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính để đảm bảo hoạt động của địa phương; tăng cường thông tin, tuyên truyền về chủ trương sáp nhập để người dân và các tổ chức, cơ quan kịp thời nắm bắt chủ động trong việc giao dịch và giải quyết các thủ tục hành chính.
Bố trí sắp xếp ổn định địa điểm làm việc mới sau sáp nhập; kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách và giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập; hỗ trợ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân chuyển đổi các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, không gây xáo trộn và phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, góp phần hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 và của cả nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành phố Yên Bái đề ra./.
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thành phố Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc sáp nhập các xã, phường đảm bảo khoa học, bài bản, đúng quy định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập, sắp xếp, hiện nay thành phố Yên Bái còn 15 ĐVHC cấp xã, trong đó có 9 phường và 6 xã. Căn cứ Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 117 của Chính phủ, Phương án số 1 ngày 31/10/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Yên Bái có 2 đơn vị hành chính cấp xã là phường Hồng Hà, xã Tuy Lộc có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.
UBND thành phố Yên Bái đã xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 nhằm tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương. Căn cứ văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND thành phố đã nghiêm túc triển khai hướng dẫn các xã thực hiện các quy trình sắp xếp các đơn vị hành chính đảm bảo đúng thời gian quy định.
Theo phương án sắp xếp, thành phố sẽ thực hiện sáp nhập phường Hồng Hà vào phường Nguyễn Phúc thành phường Hồng Hà. Sau sáp nhập, phường Hồng Hà là phường loại II, có diện tích tự nhiên là 2,51 km², quy mô dân số 16.866 người. Trụ sở làm việc đặt tại phường Nguyễn Phúc (cũ). Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề phường Hồng Hà là phường Nam Cường mới, phường Nguyễn Thái Học.
Sáp nhập xã Tuy Lộc vào phường Nam Cường thành phường Nam Cường. Sau sáp nhập, phường Nam Cường là phường loại II, có diện tích tự nhiên 9,69 km², quy mô dân số 8.637 người. Trụ sở làm việc đặt tại phường Nam Cường (cũ). Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề phường Nam Cường là phường Hồng Hà (mới), phường Nguyễn Thái Học, phường Yên Ninh, xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái); xã Nga Quán và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên).
Kết quả lấy ý kiến cử tri biểu quyết của HĐND cấp xã, phường đối với xã Tuy Lộc đã có 2.712/.2.810 cử tri đồng ý, đạt 96,51%; phường Nam Cường có 2.166/2.166 cử tri đồng ý, đạt 100%; phường Hồng Hà có 5.380/5.406 cử tri đồng ý, đạt 99,52%; phường Nguyễn Phúc có 4.474/4.494 cử tri đồng ý, đạt 99,55%. Tại kỳ họp HĐND các xã, phường thông qua phương án sáp nhập, 100% đại biểu triệu tập biểu quyết nhất trí tán thành việc sáp nhập.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Hà - Bí thư Đảng bộ xã Nam Cường cho biết: Thực hiện hướng dẫn của tỉnh, thành phố về việc lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo các bước. Đảng ủy phường Nam Cường đã chỉ đạo UBND phường tổ chức lấy ý kiến cử tri theo đúng quy trình, trên cơ sở đó trình HĐND phường.
Quá trình lấy ý kiến của cử tri, Đảng ủy đã chỉ đạo UBND phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các đoàn thể, các chi bộ tổ dân phố nghiên cứu kĩ dự thảo đề án của thành phố để tuyên truyền với nhiều hình thức thông qua loa truyền thanh, hội nghị, tới từng hộ gia đình; kịp thời nắm bắt bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Kết quả lấy ý kiến cử tri phường Nam Cường có 2.166/2.166 cử tri đồng ý sáp nhập xã Tuy Lộc vào phường Nam Cường, thành phường Nam Cường đạt 100%.
Thời gian tới, Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội của phường phối hợp chặt chẽ với các chi bộ, tổ dân phố để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, băn khoăn của Nhân dân để giải đáp, giải quyết và đề nghị cấp trên giải quyết kịp thời; tiếp tục tuyên truyền đến người dân, cán bộ công chức, viên chức để mọi người hiểu rõ lợi ích của việc sáp nhập. Đồng thời rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao để điều chỉnh, bổ sung giải pháp, lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ người, rõ việc để hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2024 đề ra.
Ông Đinh Duy Thắng - Bí thư Chi bộ tổ dân phố Đồng Phú, xã Nam Cường cho hay: "Hầu hết cử tri nhất trí cao với chủ trương sáp nhập, bên cạnh đó còn một số ít còn băn khoăn về thay đổi giấy tờ, việc đi lại, tham gia các dịch vụ y tế, hoạt động giáo dục... Đối với các cử tri chưa hiểu và đồng thuận, phường cùng tổ dân phố, MTTQ và các đoàn thể đã giải thích chi tiết để cử tri hiểu và đồng thuận. Chúng tôi mong rằng, sau khi sáp nhập các cơ quan chức năng tạo điều kiện để giải quyết các thủ tục hành chính khi điều chỉnh, chỉnh lý nhiều loại giấy tờ có liên quan, tránh gây phiền hà cho người dân”.
Không gây xáo trộn cho người dân và doanh nghiệp
Đồng chí Phạm Ngọc Trang - Chủ tịch UBND phường Hồng Hà chia sẻ: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ tạo ra thay đổi tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền nhà nước; tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi ngân sách, góp phần vào sự thành công của cải cách tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ, công chức. Tuy nhiên, sau sáp nhập sẽ phát sinh những khó khăn, vướng mắc tác động và ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước và đời sống của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sau sáp nhập sẽ tăng cả về dân số, diện tích tự nhiên nên số lượng công việc nhiều hơn, yêu cầu nhiệm vụ cao hơn.
Do vậy, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thực hiện quyết liệt, linh hoạt và làm công tác tuyên truyền, vận động để xử lý tốt các vấn đề liên quan công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người dân. Nhất là việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng xáo trộn, bất cập. Từ đó, tạo dự luận, đồng thuận của toàn dân, đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Đồng chí Đỗ Đức Minh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Yên Bái nhấn mạnh: Việc sáp nhập các xã, phường chưa đạt các tiêu chí theo quy định là cần thiết và khách quan theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các xã liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc sáp nhập thành đơn vị hành chính mới góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Qua đó, sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức, bộ máy nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
Đặc biệt qua tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn các xã, phường thuộc đề án đã nhận được sự đồng thuận thống nhất rất cao với tỷ lệ phiếu tán thành đạt từ 96,5% trở lên và cũng đã được HĐND các xã, phường biểu quyết thông qua với tỷ lệ tuyệt đối.
Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập đối với 4 xã, phường. Để kịp thời đưa ra các giải pháp hiệu quả đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đối với 4 đơn vị là Tuy Lộc, Nam Cường, Nguyễn Phúc, Hồng Hà đảm bảo tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới. Ngay sau kỳ họp, HĐND thành phố đề nghị Thường trực HĐND thành phố, UBND thành phố khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình HĐND tỉnh đối với Đề án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.
Đối với các xã, phường sau sáp nhập cần có phương án tổ chức các hoạt động sau thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính để đảm bảo hoạt động của địa phương; tăng cường thông tin, tuyên truyền về chủ trương sáp nhập để người dân và các tổ chức, cơ quan kịp thời nắm bắt chủ động trong việc giao dịch và giải quyết các thủ tục hành chính.
Bố trí sắp xếp ổn định địa điểm làm việc mới sau sáp nhập; kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách và giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập; hỗ trợ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân chuyển đổi các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, không gây xáo trộn và phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, góp phần hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 và của cả nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành phố Yên Bái đề ra./.