Thời gian qua, để từng bước đáp ứng việc thực hiện các dịch vụ công (DVC) trực tuyến, tỉnh Yên Bái đã nâng cấp hệ thống Cổng DVC trên cả 3 cấp, góp phần cải thiện Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chính quyền điện tử.
Người dân đến giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Cổng DVC Sở Công Thương là một trong những đơn vị tiếp nhận nhiều hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) nhất tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất ít người dân đến giao dịch bởi hầu hết các TTHC đều được thực hiện trên môi trường trực tuyến. Nếu như trước đây, trung bình mỗi ngày, cán bộ Sở Công Thương chỉ tiếp nhận và giải quyết được khoảng 20 hồ sơ thì nay, mỗi ngày có thể giải quyết tới 100 hồ sơ, tăng gấp 5 lần so với trước. Các DVC do Sở Công Thương thực hiện hầu hết là đăng ký hoạt động khuyến mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại… nên việc giải quyết các TTHC nhanh gọn, thuận lợi đã mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Xuân Cảnh - Quản lý Siêu thị điện máy MediaMart, thành phố Yên Bái cho biết: "Trước đây, mỗi lần siêu thị mở đợt khuyến mại, chúng tôi phải đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để đăng ký, nhưng hiện nay chỉ việc ngồi ở nhà đăng ký và được giải quyết rất nhanh, gọn. Tôi thấy giải quyết các TTHC bằng hình thức trực tuyến này rất thuận lợi, không mất thời gian mà hiệu quả công việc cao”.
Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Trần Trí Dũng - cho biết: "Để nâng tỷ lệ giải quyết TTHC qua hình thức trực tuyến, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, lựa chọn các TTHC mà người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều, không phức tạp để triển khai thực hiện trên Cổng DVC. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, điều chỉnh mức độ các DVC; ban hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh việc thực hiện DVC trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng DVC của tỉnh và Cổng DVC quốc gia. Tăng cường tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích sử dụng DVC trực tuyến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tiếp cận bằng nhiều hình thức, giúp người dân dễ dàng cập nhật thông tin và sử dụng dịch vụ”.
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành triển khai cung cấp, công khai 25/25 DVC thiết yếu theo chỉ đạo của Chính phủ trên Cổng DVC của tỉnh. Trong đó, 10 DVC được thực hiện trên Cổng DVC của tỉnh, 13 DVC được thực hiện trên Cổng DVC của các bộ, ngành, 2 DVC được thực hiện trên Cổng DVC quốc gia.
Theo đó, tỉnh Yên Bái là một trong 3 tỉnh đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành kết nối Cổng DVC của tỉnh với hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư; là một trong 3 tỉnh, thành phố có số lượng yêu cầu xác thực cao nhất; tỉnh Yên Bái xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố trên Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp DVC được công khai trên Cổng DVC quốc gia và xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố về đánh giá chất lượng cung cấp DVC trực tuyến từ góc độ trải nghiệm người dùng đối với Cổng DVC của tỉnh.
Đồng thời cũng là một trong 2 tỉnh đầu tiên tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử trên hệ thống Cổng DVC của tỉnh; hợp nhất Cổng DVC và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh thành hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh để tiếp nhận, giải quyết, theo dõi, đánh giá chất lượng thực hiện TTHC, cung cấp DVC trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh. Đến nay, Cổng DVC tỉnh đã và đang kết nối với 25 hệ thống CSDL chuyên ngành đã sẵn sàng chia sẻ, kết nối và khai thác thông tin, trong đó 24 hệ thống CSDL chuyên ngành đã kết nối và đưa vào khai thác, sử dụng.
Đặc biệt, đã tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên hệ thống Cổng DVC của tỉnh để người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đăng nhập và thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng DVC. Hiện số TTHC đã cung cấp DVC trực tuyến đạt tỷ lệ gần 40%, trong đó trên Cổng DVC tỉnh 702 DVC, trên Cổng DVC quốc gia 525 DVC. Mức độ hài lòng, đánh giá của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC cung cấp DVC đạt 100%. Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia, Cổng DVC tỉnh năm 2023 đạt gần 29%.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, người dân trong giải quyết hồ sơ TTHC, hồ sơ công việc và ký số kết quả, tra cứu TTHC, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã phối hợp với Viettel Yên Bái, VNPT Yên Bái thực hiện kết nối Cổng DVC của tỉnh với hệ thống phần mềm quản lý văn bản (Voffice) của tỉnh; 100% TTHC có thực hiện nghĩa vụ tài chính đều sử dụng biên lai điện tử trong thu phí, lệ phí, biên lai điện tử được sử dụng trên cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hợp nhất Cổng DVC và hệ thống thông tin một cửa điện tử; kết nối thành công với CSDL về dân cư và một số CSDL chuyên ngành khác. Đây chính là điều kiện quan trọng để từng bước triển khai thêm các DVC trực tuyến và nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại./.
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, để từng bước đáp ứng việc thực hiện các dịch vụ công (DVC) trực tuyến, tỉnh Yên Bái đã nâng cấp hệ thống Cổng DVC trên cả 3 cấp, góp phần cải thiện Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chính quyền điện tử.Cổng DVC Sở Công Thương là một trong những đơn vị tiếp nhận nhiều hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) nhất tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất ít người dân đến giao dịch bởi hầu hết các TTHC đều được thực hiện trên môi trường trực tuyến. Nếu như trước đây, trung bình mỗi ngày, cán bộ Sở Công Thương chỉ tiếp nhận và giải quyết được khoảng 20 hồ sơ thì nay, mỗi ngày có thể giải quyết tới 100 hồ sơ, tăng gấp 5 lần so với trước. Các DVC do Sở Công Thương thực hiện hầu hết là đăng ký hoạt động khuyến mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại… nên việc giải quyết các TTHC nhanh gọn, thuận lợi đã mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Xuân Cảnh - Quản lý Siêu thị điện máy MediaMart, thành phố Yên Bái cho biết: "Trước đây, mỗi lần siêu thị mở đợt khuyến mại, chúng tôi phải đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để đăng ký, nhưng hiện nay chỉ việc ngồi ở nhà đăng ký và được giải quyết rất nhanh, gọn. Tôi thấy giải quyết các TTHC bằng hình thức trực tuyến này rất thuận lợi, không mất thời gian mà hiệu quả công việc cao”.
Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Trần Trí Dũng - cho biết: "Để nâng tỷ lệ giải quyết TTHC qua hình thức trực tuyến, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, lựa chọn các TTHC mà người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều, không phức tạp để triển khai thực hiện trên Cổng DVC. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, điều chỉnh mức độ các DVC; ban hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh việc thực hiện DVC trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng DVC của tỉnh và Cổng DVC quốc gia. Tăng cường tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích sử dụng DVC trực tuyến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tiếp cận bằng nhiều hình thức, giúp người dân dễ dàng cập nhật thông tin và sử dụng dịch vụ”.
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành triển khai cung cấp, công khai 25/25 DVC thiết yếu theo chỉ đạo của Chính phủ trên Cổng DVC của tỉnh. Trong đó, 10 DVC được thực hiện trên Cổng DVC của tỉnh, 13 DVC được thực hiện trên Cổng DVC của các bộ, ngành, 2 DVC được thực hiện trên Cổng DVC quốc gia.
Theo đó, tỉnh Yên Bái là một trong 3 tỉnh đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành kết nối Cổng DVC của tỉnh với hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư; là một trong 3 tỉnh, thành phố có số lượng yêu cầu xác thực cao nhất; tỉnh Yên Bái xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố trên Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp DVC được công khai trên Cổng DVC quốc gia và xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố về đánh giá chất lượng cung cấp DVC trực tuyến từ góc độ trải nghiệm người dùng đối với Cổng DVC của tỉnh.
Đồng thời cũng là một trong 2 tỉnh đầu tiên tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử trên hệ thống Cổng DVC của tỉnh; hợp nhất Cổng DVC và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh thành hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh để tiếp nhận, giải quyết, theo dõi, đánh giá chất lượng thực hiện TTHC, cung cấp DVC trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh. Đến nay, Cổng DVC tỉnh đã và đang kết nối với 25 hệ thống CSDL chuyên ngành đã sẵn sàng chia sẻ, kết nối và khai thác thông tin, trong đó 24 hệ thống CSDL chuyên ngành đã kết nối và đưa vào khai thác, sử dụng.
Đặc biệt, đã tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên hệ thống Cổng DVC của tỉnh để người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đăng nhập và thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng DVC. Hiện số TTHC đã cung cấp DVC trực tuyến đạt tỷ lệ gần 40%, trong đó trên Cổng DVC tỉnh 702 DVC, trên Cổng DVC quốc gia 525 DVC. Mức độ hài lòng, đánh giá của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC cung cấp DVC đạt 100%. Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia, Cổng DVC tỉnh năm 2023 đạt gần 29%.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, người dân trong giải quyết hồ sơ TTHC, hồ sơ công việc và ký số kết quả, tra cứu TTHC, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã phối hợp với Viettel Yên Bái, VNPT Yên Bái thực hiện kết nối Cổng DVC của tỉnh với hệ thống phần mềm quản lý văn bản (Voffice) của tỉnh; 100% TTHC có thực hiện nghĩa vụ tài chính đều sử dụng biên lai điện tử trong thu phí, lệ phí, biên lai điện tử được sử dụng trên cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hợp nhất Cổng DVC và hệ thống thông tin một cửa điện tử; kết nối thành công với CSDL về dân cư và một số CSDL chuyên ngành khác. Đây chính là điều kiện quan trọng để từng bước triển khai thêm các DVC trực tuyến và nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại./.