Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau được các cấp ủy, chính quyền các cấp Yên Bái coi là chìa khóa nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Cán bộ xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Quan tâm phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ chuyển đổi số, thành phố Yên Bái đã từng bước đầu tư, đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trên môi trường mạng. Các phòng, ban chuyên môn UBND thành phố, UBND các xã, phường đều được kết nối hệ thống mạng Internet băng thông rộng, UBND thành phố đã triển khai lắp đặt hệ thống mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, được nâng cấp, bảo trì thường xuyên đảm bảo cho việc truy cập, sử dụng Internet, các ứng dụng số của nhân dân trên địa bàn luôn thông suốt.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC, đặc biệt là các phần mềm: quản lý văn bản, hồ sơ công việc; phần mềm một cửa điện tử; thư điện tử công vụ... đã giúp cho việc kết nối và phục vụ các tổ chức, cá nhân, tạo thuận lợi trong thực hiện, tra cứu, theo dõi tiến độ giải quyết TTHC.
Nhờ đó, 100% văn bản, hồ sơ công việc của UBND thành phố và các xã, phường được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số, lưu trữ trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật); 100% hồ sơ giải quyết TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên phần mềm một cửa điện tử.
Chị Giản Thị Lam - công chức Tư pháp - Hộ tịch UBND xã Minh Bảo cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đều thực hiện mọi TTHC trên môi trường mạng. Toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, mang đến sự hài lòng cho người dân”.
Chị Phạm Thị Thu ở thôn Bảo Yên, xã Minh Bảo chia sẻ: "Mỗi lần lên xã làm các TTHC, tôi thấy rất hài lòng. Mọi thông tin cá nhân đã được lưu trữ trên mạng nên được giải quyết rất nhanh”.
Nếu như trước đây, để được cấp lại giấy phép lái xe, anh Ngô Đức Vi ở phường Hồng Hà phải mang theo hồ sơ thi bằng lái xe gốc và xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh thì nay chỉ cần chiếc điện thoại thông minh được xác thực định danh điện tử mức độ 2 anh đã được các cán bộ hướng dẫn hoàn thiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe. Bên cạnh đó, hầu hết các chi phí thực hiện cấp, đổi thẻ của anh được thanh toán trực tuyến nên anh Vi cũng không phải chuẩn bị tiền mặt trước.
Anh Vi chia sẻ: "Giờ đi đâu, làm gì đến giấy tờ TTHC chỉ cần cầm theo chiếc điện thoại đã được cài định danh điện tử mức độ 2 là mọi việc được giải quyết rất nhanh gọn, tôi thấy rất hài lòng với việc giải quyết TTHC hiện nay”.
Là đơn vị hành chính có nhiệm vụ thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, TTHC và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân theo quy định, những năm qua, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ngày càng hoàn thiện về tổ chức nhân sự và hệ thống trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tiếp nhận và giải quyết các TTHC trên môi trường mạng, góp phần vào thành tựu cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh.
Ông Trần Trí Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh cho biết: "Để tạo thuận lợi cho công dân, doanh nghiệp đến thực hiện các TTHC, Trung tâm đã bố trí hệ thống bảng biểu niêm yết các thông tin về nội quy, quy chế, chỉ dẫn cách thức thực hiện công việc công khai, rõ ràng. Hoạt động này được triển khai đồng bộ ở cả 3 cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Do đó, giải quyết TTHC hiện nay đã không còn là nỗi băn khoăn, lo lắng của người dân khi có nhu cầu”.
Nhờ áp dụng các giải pháp đồng bộ mà đến nay các hoạt động về CCHC trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vào nề nếp, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn người dân và doanh nghiệp. Thứ hạng về các chỉ số CCHC của tỉnh so với các địa phương trong cả nước đã có sự cải thiện rõ rệt. Năm 2023, chỉ số CCHC của tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh, thành, phố, tăng 4 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp thứ 9/63 tỉnh, thành, phố, tăng 2 bậc so với năm 2022; chỉ số Hiệu quả quản trị Hành chính công (PAPI) xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố nằm trong nhóm "Trung bình cao”.
Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 8/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch hành động nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đề ra, phấn đấu đến hết năm 2024 đạt và vượt 100% chỉ tiêu kế hoạch.
Toàn tỉnh đưa 1.465 TTHC cấp tỉnh, trên 262 TTHC cấp huyện, 107 TTHC cấp xã ra thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã. 100% TTHC đủ điều kiện đã được tỉnh Yên Bái đưa lên dịch vụ công trực tuyến toàn trình giúp người dân thuận tiện khi có nhu cầu giải quyết TTHC.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã tiếp nhận vào hệ thống gần 94.000 hồ sơ; trong đó, có gần 100% hồ sơ được giải quyết đúng và trước thời hạn. Hiện nay, có tới 60% người dân thực hiện TTHC trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến./.
Theo Báo Yên Bái
Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau được các cấp ủy, chính quyền các cấp Yên Bái coi là chìa khóa nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.Quan tâm phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ chuyển đổi số, thành phố Yên Bái đã từng bước đầu tư, đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trên môi trường mạng. Các phòng, ban chuyên môn UBND thành phố, UBND các xã, phường đều được kết nối hệ thống mạng Internet băng thông rộng, UBND thành phố đã triển khai lắp đặt hệ thống mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, được nâng cấp, bảo trì thường xuyên đảm bảo cho việc truy cập, sử dụng Internet, các ứng dụng số của nhân dân trên địa bàn luôn thông suốt.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC, đặc biệt là các phần mềm: quản lý văn bản, hồ sơ công việc; phần mềm một cửa điện tử; thư điện tử công vụ... đã giúp cho việc kết nối và phục vụ các tổ chức, cá nhân, tạo thuận lợi trong thực hiện, tra cứu, theo dõi tiến độ giải quyết TTHC.
Nhờ đó, 100% văn bản, hồ sơ công việc của UBND thành phố và các xã, phường được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số, lưu trữ trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật); 100% hồ sơ giải quyết TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên phần mềm một cửa điện tử.
Chị Giản Thị Lam - công chức Tư pháp - Hộ tịch UBND xã Minh Bảo cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đều thực hiện mọi TTHC trên môi trường mạng. Toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, mang đến sự hài lòng cho người dân”.
Chị Phạm Thị Thu ở thôn Bảo Yên, xã Minh Bảo chia sẻ: "Mỗi lần lên xã làm các TTHC, tôi thấy rất hài lòng. Mọi thông tin cá nhân đã được lưu trữ trên mạng nên được giải quyết rất nhanh”.
Nếu như trước đây, để được cấp lại giấy phép lái xe, anh Ngô Đức Vi ở phường Hồng Hà phải mang theo hồ sơ thi bằng lái xe gốc và xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh thì nay chỉ cần chiếc điện thoại thông minh được xác thực định danh điện tử mức độ 2 anh đã được các cán bộ hướng dẫn hoàn thiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe. Bên cạnh đó, hầu hết các chi phí thực hiện cấp, đổi thẻ của anh được thanh toán trực tuyến nên anh Vi cũng không phải chuẩn bị tiền mặt trước.
Anh Vi chia sẻ: "Giờ đi đâu, làm gì đến giấy tờ TTHC chỉ cần cầm theo chiếc điện thoại đã được cài định danh điện tử mức độ 2 là mọi việc được giải quyết rất nhanh gọn, tôi thấy rất hài lòng với việc giải quyết TTHC hiện nay”.
Là đơn vị hành chính có nhiệm vụ thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, TTHC và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân theo quy định, những năm qua, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ngày càng hoàn thiện về tổ chức nhân sự và hệ thống trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tiếp nhận và giải quyết các TTHC trên môi trường mạng, góp phần vào thành tựu cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh.
Ông Trần Trí Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh cho biết: "Để tạo thuận lợi cho công dân, doanh nghiệp đến thực hiện các TTHC, Trung tâm đã bố trí hệ thống bảng biểu niêm yết các thông tin về nội quy, quy chế, chỉ dẫn cách thức thực hiện công việc công khai, rõ ràng. Hoạt động này được triển khai đồng bộ ở cả 3 cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Do đó, giải quyết TTHC hiện nay đã không còn là nỗi băn khoăn, lo lắng của người dân khi có nhu cầu”.
Nhờ áp dụng các giải pháp đồng bộ mà đến nay các hoạt động về CCHC trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vào nề nếp, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn người dân và doanh nghiệp. Thứ hạng về các chỉ số CCHC của tỉnh so với các địa phương trong cả nước đã có sự cải thiện rõ rệt. Năm 2023, chỉ số CCHC của tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh, thành, phố, tăng 4 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp thứ 9/63 tỉnh, thành, phố, tăng 2 bậc so với năm 2022; chỉ số Hiệu quả quản trị Hành chính công (PAPI) xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố nằm trong nhóm "Trung bình cao”.
Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 8/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch hành động nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đề ra, phấn đấu đến hết năm 2024 đạt và vượt 100% chỉ tiêu kế hoạch.
Toàn tỉnh đưa 1.465 TTHC cấp tỉnh, trên 262 TTHC cấp huyện, 107 TTHC cấp xã ra thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã. 100% TTHC đủ điều kiện đã được tỉnh Yên Bái đưa lên dịch vụ công trực tuyến toàn trình giúp người dân thuận tiện khi có nhu cầu giải quyết TTHC.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã tiếp nhận vào hệ thống gần 94.000 hồ sơ; trong đó, có gần 100% hồ sơ được giải quyết đúng và trước thời hạn. Hiện nay, có tới 60% người dân thực hiện TTHC trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến./.