Ngày 8-3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và đại diện hơn 200 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (XKLĐ).
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, chất lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao. Giai đoạn năm 2014-2016, tổng số LĐ đi làm việc ở nước ngoài xấp xỉ 350.000 người, riêng năm 2016 có trên 126.000 người... Hiện cả nước có 282 DN có chức năng XKLĐ, trung bình mỗi năm có khoảng 20 DN đưa được trên 1.000 LĐ ra nước ngoài làm việc, góp phần phát triển thị trường mới, có chất lượng, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh đối với NLĐ. Mặc dù vậy, vẫn còn những khó khăn, hạn chế đó là LĐ yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp...
Tại Hội nghị, các DN mong muốn Chính phủ điều chỉnh một số vấn đề gây khó khăn trong phát triển thị trường. Đó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng LĐ giữa các DN trong và ngoài nước; nhiều DN có chức năng XKLĐ nhưng không hoạt động mà "phó mặc" cho chi nhánh hoặc trung tâm trực thuộc, không quản lý để xảy ra tình trạng nhiều NLĐ bị lừa đảo, ảnh hưởng xấu đến uy tín của các DN...
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, Bộ sẽ xây dựng những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn để loại trừ những DN không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, sẽ điều chỉnh lại quy định cấp giấy phép có thời hạn cho DN từ 3 đến 5 năm, nếu DN không đạt yêu cầu sẽ không tiếp tục cấp phép. Bộ LĐ-TB&XH sẽ kiên quyết xử lý các DN tuyển chọn LĐ thông qua môi giới, cò mồi, thu phí vượt mức quy định hoặc thu tiền nhưng không đưa được LĐ đi, không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH chấn chỉnh những điểm hạn chế trong XKLĐ. Đồng thời, đề nghị Bộ cùng các DN nâng cao chất lượng đào tạo LĐ. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý, hiện cả nước có 282 DN nhưng chỉ có 160 DN là hội viên của Hiệp hội XKLĐ. Số DN chưa là hội viên thì không thể làm việc trên cơ sở bình đẳng, công khai, do vậy Hiệp hội XKLĐ cần kết nạp các hội viên đủ yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng cho ngành XKLĐ.
Theo HNMO
Ngày 8-3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và đại diện hơn 200 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (XKLĐ).
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, chất lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao. Giai đoạn năm 2014-2016, tổng số LĐ đi làm việc ở nước ngoài xấp xỉ 350.000 người, riêng năm 2016 có trên 126.000 người... Hiện cả nước có 282 DN có chức năng XKLĐ, trung bình mỗi năm có khoảng 20 DN đưa được trên 1.000 LĐ ra nước ngoài làm việc, góp phần phát triển thị trường mới, có chất lượng, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh đối với NLĐ. Mặc dù vậy, vẫn còn những khó khăn, hạn chế đó là LĐ yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp...
Tại Hội nghị, các DN mong muốn Chính phủ điều chỉnh một số vấn đề gây khó khăn trong phát triển thị trường. Đó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng LĐ giữa các DN trong và ngoài nước; nhiều DN có chức năng XKLĐ nhưng không hoạt động mà "phó mặc" cho chi nhánh hoặc trung tâm trực thuộc, không quản lý để xảy ra tình trạng nhiều NLĐ bị lừa đảo, ảnh hưởng xấu đến uy tín của các DN...
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, Bộ sẽ xây dựng những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn để loại trừ những DN không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, sẽ điều chỉnh lại quy định cấp giấy phép có thời hạn cho DN từ 3 đến 5 năm, nếu DN không đạt yêu cầu sẽ không tiếp tục cấp phép. Bộ LĐ-TB&XH sẽ kiên quyết xử lý các DN tuyển chọn LĐ thông qua môi giới, cò mồi, thu phí vượt mức quy định hoặc thu tiền nhưng không đưa được LĐ đi, không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH chấn chỉnh những điểm hạn chế trong XKLĐ. Đồng thời, đề nghị Bộ cùng các DN nâng cao chất lượng đào tạo LĐ. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý, hiện cả nước có 282 DN nhưng chỉ có 160 DN là hội viên của Hiệp hội XKLĐ. Số DN chưa là hội viên thì không thể làm việc trên cơ sở bình đẳng, công khai, do vậy Hiệp hội XKLĐ cần kết nạp các hội viên đủ yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng cho ngành XKLĐ.
Theo HNMO