CTTĐT- Nghiên cứu khoa học cho thấy Hội chứng tự kỷ bao gồm các chứng rối loạn về phát triển, khiếm khuyết trong quan hệ xã hội, khó khăn về giao tiếp, hành vi, cảm xúc, trí tuệ. Chứng tự kỷ có mặt khắp nơi trên thế giới và việc xác định, chuẩn đoán bệnh ngày càng trở nên hoàn thiện, chứng tự kỷ được ghi nhận không phải là một tật hiếm gặp.
Tổng đài Tư vấn miễn phí của Trung tâm Bảo trợ xã hội - Công tác xã hội tỉnh Yên Bái.
Trong điều kiện tại Việt Nam hiện nay, các dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đang trong quá trình phát triển nên công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần thực hiện theo hướng kết hợp giữa cơ sở bảo trợ xã hội, gia đình và cộng đồng. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án về an sinh xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc phòng ngừa số trẻ mắc chứng tự kỷ, giúp các em sớm phục hồi chức năng và hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Cụ thể, trong thời gian tới, công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần được thực hiện theo định hướng sau:
Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về hiện trạng cung cấp dịch vụ và nhu cầu của trẻ tự kỷ. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực chăm sóc, trợ giúp, phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ. Trong đó, cần đưa tự kỉ vào danh mục các dạng khuyết tật để có căn cứ cho việc xây dựng chính sách xã hội; thúc đẩy nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đối với trẻ tự kỉ và gia đình, trong đó ưu tiên 4 chính sách là bảo trợ xã hội, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và hỗ trợ các nhu cầu vui chơi giải trí... Đồng thời, thúc đẩy nhanh việc xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật với trẻ tự kỷ.
Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ; Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại các trung tâm hoặc cơ sở bảo trợ xã hội; Hỗ trợ các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại các trung tâm hoặc cơ sở bảo trợ xã hội; Tập huấn cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội về kỹ năng, phương pháp chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ. Truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại cộng đồng; Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện mô hình phát hiện, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
|
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Nghiên cứu khoa học cho thấy Hội chứng tự kỷ bao gồm các chứng rối loạn về phát triển, khiếm khuyết trong quan hệ xã hội, khó khăn về giao tiếp, hành vi, cảm xúc, trí tuệ. Chứng tự kỷ có mặt khắp nơi trên thế giới và việc xác định, chuẩn đoán bệnh ngày càng trở nên hoàn thiện, chứng tự kỷ được ghi nhận không phải là một tật hiếm gặp.
Trong điều kiện tại Việt Nam hiện nay, các dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đang trong quá trình phát triển nên công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần thực hiện theo hướng kết hợp giữa cơ sở bảo trợ xã hội, gia đình và cộng đồng. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án về an sinh xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc phòng ngừa số trẻ mắc chứng tự kỷ, giúp các em sớm phục hồi chức năng và hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Cụ thể, trong thời gian tới, công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần được thực hiện theo định hướng sau:
Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về hiện trạng cung cấp dịch vụ và nhu cầu của trẻ tự kỷ. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực chăm sóc, trợ giúp, phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ. Trong đó, cần đưa tự kỉ vào danh mục các dạng khuyết tật để có căn cứ cho việc xây dựng chính sách xã hội; thúc đẩy nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đối với trẻ tự kỉ và gia đình, trong đó ưu tiên 4 chính sách là bảo trợ xã hội, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và hỗ trợ các nhu cầu vui chơi giải trí... Đồng thời, thúc đẩy nhanh việc xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật với trẻ tự kỷ.
Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ; Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại các trung tâm hoặc cơ sở bảo trợ xã hội; Hỗ trợ các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại các trung tâm hoặc cơ sở bảo trợ xã hội; Tập huấn cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội về kỹ năng, phương pháp chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ. Truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại cộng đồng; Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện mô hình phát hiện, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.