CTTĐT- Người nghiện ma túy là một trong số những đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp của công tác xã hội. Với bản chất hướng tới sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bằng các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến nhóm và cộng đồng, công tác xã hội thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhất là trong xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp.
Tạo việc làm cho người sau cai nghiện là cách tốt nhất để người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Nhân viên công tác xã hội cần tiếp cận đối tượng, sử dụng các kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội: vấn đáp, ghi chép, đặt câu hỏi,…nhằm khai thác và thu thập các thông tin về người nghiện ma túy. Những thông tin cần thu thập: tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nguyên nhân nghiện, nhận thức của họ về ma túy,…
Căn cứ vào những thông tin thu được từ người nghiện, nhân viên công tác xã hội bàn bạc, thảo luận với người nghiện về các hình thức cai nghiện; cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại các trung tâm. Với hình thức cai nghiện tại gia đình, người nghiện ma túy được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, người nghiện phải có sự giám sát, theo dõi của chính quyền và đoàn thể địa phương cũng như sự giúp đỡ của các bác sỹ. Với hình thức cai nghiện tại cộng đồng, một nhóm người nghiện ma túy trên cùng một địa bàn dân cư được chính quyền, công an và các đoàn thể phối hợp với gia đình các đối tượng nghiện ma túy đó tiến hành cắt cơn nghiện và quản lý tại địa bàn dân cư. Hình thức cai nghiện tại các trung tâm là hình thức cai nghiện bắt buộc được quản lý chặt chẽ. Đây là hình thức tạo điều kiện cho người nghiện thoát khỏi môi trường ma túy cũng như có điều kiện được cai theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ. Mặt khác, cai nghiện tại các trung tâm người nghiện ma túy còn có điều kiện để lao động sản xuất hoặc học nghề giúp sau này tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Tiếp sau đó, nhân viên công tác xã hội cần giúp đối tượng cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong công tác xã hội đối với người nghiện ma túy để người nghiện ma túy không tái nghiện và ổn định cuộc sống cùng với cộng đồng. Ở Việt Nam, trong quá trình cai nghiện người nghiện ma túy đã được quan tâm học nghề phù hợp với điều kiện và khả năng của họ. Nhưng sau đó, khi tái hòa nhập cộng đồng, thì số người có việc làm lại rất ít. Một phần do chính bản thân họ chưa có quyết tâm cao, vẫn còn mặc cảm, tự ti, đôi khi còn có tư tưởng ngại lao động, dựa dẫm. Nhưng phần lớn là do chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị sản xuất còn né tránh, ngại nhận họ vào làm việc. Từ đó tạo cho người nghiện tâm lý chán chường, bất cần, buông xuôi và dễ trở lại con đường nghiện hút. Vì vậy, trong bước này vai trò của công tác xã hội là rất lớn. Nhân viên công tác xã hội phải là cầu nối tích cực giữa người nghiện ma túy và chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị sản xuất.
Công tác xã hội là một ngành khoa học đang trên đà phát triển ở Việt Nam hiện nay. Đối tượng trợ giúp của công tác xã hội tương đối đa dạng, trong đó có người nghiện ma túy. Người nghiện ở Việt Nam đa dạng về nghề nghiệp, trình độ, lứa tuổi,....Vì vậy, nhân viên công tác xã hội cần vận dụng linh hoạt những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tiếp cận đối tượng, lập kế hoạch trợ giúp và giúp đối tượng nghiện ma túy tái hòa nhập với cộng đồng một cách bền vững.
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Người nghiện ma túy là một trong số những đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp của công tác xã hội. Với bản chất hướng tới sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bằng các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến nhóm và cộng đồng, công tác xã hội thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhất là trong xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp.Nhân viên công tác xã hội cần tiếp cận đối tượng, sử dụng các kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội: vấn đáp, ghi chép, đặt câu hỏi,…nhằm khai thác và thu thập các thông tin về người nghiện ma túy. Những thông tin cần thu thập: tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nguyên nhân nghiện, nhận thức của họ về ma túy,…
Căn cứ vào những thông tin thu được từ người nghiện, nhân viên công tác xã hội bàn bạc, thảo luận với người nghiện về các hình thức cai nghiện; cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại các trung tâm. Với hình thức cai nghiện tại gia đình, người nghiện ma túy được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, người nghiện phải có sự giám sát, theo dõi của chính quyền và đoàn thể địa phương cũng như sự giúp đỡ của các bác sỹ. Với hình thức cai nghiện tại cộng đồng, một nhóm người nghiện ma túy trên cùng một địa bàn dân cư được chính quyền, công an và các đoàn thể phối hợp với gia đình các đối tượng nghiện ma túy đó tiến hành cắt cơn nghiện và quản lý tại địa bàn dân cư. Hình thức cai nghiện tại các trung tâm là hình thức cai nghiện bắt buộc được quản lý chặt chẽ. Đây là hình thức tạo điều kiện cho người nghiện thoát khỏi môi trường ma túy cũng như có điều kiện được cai theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ. Mặt khác, cai nghiện tại các trung tâm người nghiện ma túy còn có điều kiện để lao động sản xuất hoặc học nghề giúp sau này tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Tiếp sau đó, nhân viên công tác xã hội cần giúp đối tượng cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong công tác xã hội đối với người nghiện ma túy để người nghiện ma túy không tái nghiện và ổn định cuộc sống cùng với cộng đồng. Ở Việt Nam, trong quá trình cai nghiện người nghiện ma túy đã được quan tâm học nghề phù hợp với điều kiện và khả năng của họ. Nhưng sau đó, khi tái hòa nhập cộng đồng, thì số người có việc làm lại rất ít. Một phần do chính bản thân họ chưa có quyết tâm cao, vẫn còn mặc cảm, tự ti, đôi khi còn có tư tưởng ngại lao động, dựa dẫm. Nhưng phần lớn là do chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị sản xuất còn né tránh, ngại nhận họ vào làm việc. Từ đó tạo cho người nghiện tâm lý chán chường, bất cần, buông xuôi và dễ trở lại con đường nghiện hút. Vì vậy, trong bước này vai trò của công tác xã hội là rất lớn. Nhân viên công tác xã hội phải là cầu nối tích cực giữa người nghiện ma túy và chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị sản xuất.
Công tác xã hội là một ngành khoa học đang trên đà phát triển ở Việt Nam hiện nay. Đối tượng trợ giúp của công tác xã hội tương đối đa dạng, trong đó có người nghiện ma túy. Người nghiện ở Việt Nam đa dạng về nghề nghiệp, trình độ, lứa tuổi,....Vì vậy, nhân viên công tác xã hội cần vận dụng linh hoạt những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tiếp cận đối tượng, lập kế hoạch trợ giúp và giúp đối tượng nghiện ma túy tái hòa nhập với cộng đồng một cách bền vững.