CTTĐT - Ở Việt Nam nghề công tác xã hội (CTXH) là một lĩnh vực hoạt động mới xuất hiện. Từ năm 2010, bằng Đề án 32 của Chính phủ thì CTXH cũng mới chính thức được công nhận là một nghề cụ thể. Tuy vậy, hiểu biết và nhận thức của xã hội về nghề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy cần phải tiếp tục nâng cao hiểu biết của cộng đồng xã hội về ngành nghề này.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong CTXH
Nghề CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nghề CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nguyên tắc căn bản trong hoạt động của nghề CTXH là tôn trọng nhân quyền và tạo sự công bằng trong xã hội.
Mục tiêu chung mà nghề CTXH hướng đến đó là: Phát hiện những mối quan tâm của con người (ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý, tình cảm...); Xác định các nhu cầu của con người (ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...); Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...). Trên cơ sở đó, những người làm nghề CTXH xây dựng kế hoạch và mục tiêu cụ thể để dáp ứng các nhu cầu đó.
Nghề CTXH có 4 chức năng chức cơ bản là: chữa trị, phòng ngừa, phục hồi, phát triển. Cụ thể:
Chức năng phòng ngừa: CTXH ngoài việc giải quyết các vấn đề xã hội thì việc ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Để làm được việc này, công tác nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của xã hội cần được làm tốt, tiếp theo là vận động, tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp để ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội.
Chức năng chữa trị: Đối với các vấn đề xã hội đang tồn tại thì nhiệm vụ của ngành CTXH là góp phần giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế và việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm...
Chức năng phục hồi: Có những người hoặc nhóm người khi gặp vấn đề thì có những tổn thương về mặt thể chất cũng như tâm lý. Do vậy họ cần được giúp đỡ để vượt qua và hoà nhập với xã hội. Ví dụ như một người bị tai nạn dẫn tới khuyết tật về vận động. Họ cần giúp đỡ để phục hồi khả năng vận động và vượt qua tâm lý để tự tin hơn trong cuộc sống.
Có một nguyên tắc cơ bản của nghề CXTH là không làm thay đối tượng được trợ giúp xã hội, mà những người làm CTXH cố gắng sử dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp để giúp thân chủ xác định vấn đề mà họ đang gặp phải; đồng thời tìm kiếm và xây dựng những nguồn lực cần thiết để hỗ trợ thân chủ, giúp họ tự giải quyết vấn đề của họ. Hiểu nôm na là người làm CXTH trao cho thân chủ “chiếc cần câu” và giúp họ phương pháp để họ tự câu cá, chứ không trao cho họ “con cá”.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 (gọi tắt là Đề án 32). Việc Đề án 32 được phê duyệt đã chính thức công nhận một ngành nghề mới ở Việt Nam - nghề Công tác xã hội. Mục tiêu là Đề án 32 là Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương như sau:
Bộ Lao động - Thương và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội; điều phối các hoạt động của Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo hoạt động xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên; quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề công tác xã hội; xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo nghề công tác xã hội đến trình độ cao đẳng; nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn, qui trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; giám sát các hoạt động của Đề án 32.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội; nghiên cứu áp dụng ngạch, bậc lương, các chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với viên chức công tác xã hội; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng các Trung tâm tư vấn và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ công tác xã hội; nghiên cứu hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội và thiết lập mạng lưới viên chức công tác xã hội trong các trường học.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất kế hoạch xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để phát triển nghề công tác xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện Đề án 32 trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan Trung ương và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển nghề công tác xã hội.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án 32; nghiên cứu, xây dựng ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để phát triển nghề công tác xã hội.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm: Xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu nhằm cụ thể hoá Đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án 32 trên địa bàn tỉnh, thành phố; Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện Đề án 32.
Chính phủ cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên về nghề công tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tình nguyện tham gia công tác xã hội, tham gia triển khai thực hiện Đề án 32.
Để thực hiện được tốt việc chăm sóc, hỗ trợ những nhóm đối tượng xã hội trên thì một trong những giải pháp hữu hiệu là phát triển nghề CTXH và tăng cường mở rộng mạng lưới các cơ sở CTXH. Tuy nhiên, mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội hiện đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng; cơ sở vật chất của nhiều cơ sở trợ giúp được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp; dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức năng còn rất thiếu. Hầu hết các cơ sở trợ giúp xã hội có chức năng chủ yếu là nuôi dưỡng tập trung các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, thiếu các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, trị liệu, chăm sóc, trợ giúp và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng. Các cơ sở chăm sóc chuyên biệt người cao tuổi, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật còn thiếu ở các địa phương; các cơ sở trợ giúp xã hội hoạt động thiếu sự liên kết, kết nối đa ngành. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở còn nhiều hạn chế, phần lớn các cán bộ nhân viên này chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, làm việc không đúng ngành, nghề đào tạo. Vì vậy, năng lực chăm sóc, trợ giúp các đối tượng của các cơ sở không cao, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay và hội nhập quốc tế.
Từ những thực tế trên đòi hỏi cần có nhiều hơn nữa sự chung tay, chung sức của cả cộng đồng đối với sự nghiệp phát triển nghề CTXH, trong đó một yếu tố quan trọng là bên cạnh sự quan tâm của cả hệ thống chính trị thì cũng cần phải nâng cao hơn nữa hiểu biết và nhận thức của toàn xã hội đối với nghề CTXH. Phải coi kết quả CTXH như là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá kết quả công tác an sinh xã hội. Không chỉ các đối tượng yếu thế trong xã hội mới cần trợ giúp xã hội, mà chính những người làm nghề CTXH cũng đã cần được trợ giúp, đó chính là trợ giúp về khung pháp lý để nghề CTXH hoàn thiện và phát triển vững chắc; trợ giúp nâng cao mức thu nhập cho những người làm nghề CTXH để họ yên tâm làm việc, cống hiến; trợ giúp nâng cao điều kiện làm việc và cơ sở vật chất cho các cơ sở CTXH để hệ thống các cơ sở này phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.
Tiến Lập (sưu tầm)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ở Việt Nam nghề công tác xã hội (CTXH) là một lĩnh vực hoạt động mới xuất hiện. Từ năm 2010, bằng Đề án 32 của Chính phủ thì CTXH cũng mới chính thức được công nhận là một nghề cụ thể. Tuy vậy, hiểu biết và nhận thức của xã hội về nghề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy cần phải tiếp tục nâng cao hiểu biết của cộng đồng xã hội về ngành nghề này.Nghề CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nghề CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nguyên tắc căn bản trong hoạt động của nghề CTXH là tôn trọng nhân quyền và tạo sự công bằng trong xã hội.
Mục tiêu chung mà nghề CTXH hướng đến đó là: Phát hiện những mối quan tâm của con người (ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý, tình cảm...); Xác định các nhu cầu của con người (ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...); Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...). Trên cơ sở đó, những người làm nghề CTXH xây dựng kế hoạch và mục tiêu cụ thể để dáp ứng các nhu cầu đó.
Nghề CTXH có 4 chức năng chức cơ bản là: chữa trị, phòng ngừa, phục hồi, phát triển. Cụ thể:
Chức năng phòng ngừa: CTXH ngoài việc giải quyết các vấn đề xã hội thì việc ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Để làm được việc này, công tác nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của xã hội cần được làm tốt, tiếp theo là vận động, tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp để ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội.
Chức năng chữa trị: Đối với các vấn đề xã hội đang tồn tại thì nhiệm vụ của ngành CTXH là góp phần giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế và việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm...
Chức năng phục hồi: Có những người hoặc nhóm người khi gặp vấn đề thì có những tổn thương về mặt thể chất cũng như tâm lý. Do vậy họ cần được giúp đỡ để vượt qua và hoà nhập với xã hội. Ví dụ như một người bị tai nạn dẫn tới khuyết tật về vận động. Họ cần giúp đỡ để phục hồi khả năng vận động và vượt qua tâm lý để tự tin hơn trong cuộc sống.
Có một nguyên tắc cơ bản của nghề CXTH là không làm thay đối tượng được trợ giúp xã hội, mà những người làm CTXH cố gắng sử dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp để giúp thân chủ xác định vấn đề mà họ đang gặp phải; đồng thời tìm kiếm và xây dựng những nguồn lực cần thiết để hỗ trợ thân chủ, giúp họ tự giải quyết vấn đề của họ. Hiểu nôm na là người làm CXTH trao cho thân chủ “chiếc cần câu” và giúp họ phương pháp để họ tự câu cá, chứ không trao cho họ “con cá”.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 (gọi tắt là Đề án 32). Việc Đề án 32 được phê duyệt đã chính thức công nhận một ngành nghề mới ở Việt Nam - nghề Công tác xã hội. Mục tiêu là Đề án 32 là Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương như sau:
Bộ Lao động - Thương và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội; điều phối các hoạt động của Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo hoạt động xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên; quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề công tác xã hội; xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo nghề công tác xã hội đến trình độ cao đẳng; nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn, qui trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; giám sát các hoạt động của Đề án 32.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội; nghiên cứu áp dụng ngạch, bậc lương, các chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với viên chức công tác xã hội; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng các Trung tâm tư vấn và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ công tác xã hội; nghiên cứu hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội và thiết lập mạng lưới viên chức công tác xã hội trong các trường học.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất kế hoạch xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để phát triển nghề công tác xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện Đề án 32 trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan Trung ương và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển nghề công tác xã hội.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án 32; nghiên cứu, xây dựng ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để phát triển nghề công tác xã hội.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm: Xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu nhằm cụ thể hoá Đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án 32 trên địa bàn tỉnh, thành phố; Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện Đề án 32.
Chính phủ cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên về nghề công tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tình nguyện tham gia công tác xã hội, tham gia triển khai thực hiện Đề án 32.
Để thực hiện được tốt việc chăm sóc, hỗ trợ những nhóm đối tượng xã hội trên thì một trong những giải pháp hữu hiệu là phát triển nghề CTXH và tăng cường mở rộng mạng lưới các cơ sở CTXH. Tuy nhiên, mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội hiện đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng; cơ sở vật chất của nhiều cơ sở trợ giúp được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp; dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức năng còn rất thiếu. Hầu hết các cơ sở trợ giúp xã hội có chức năng chủ yếu là nuôi dưỡng tập trung các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, thiếu các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, trị liệu, chăm sóc, trợ giúp và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng. Các cơ sở chăm sóc chuyên biệt người cao tuổi, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật còn thiếu ở các địa phương; các cơ sở trợ giúp xã hội hoạt động thiếu sự liên kết, kết nối đa ngành. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở còn nhiều hạn chế, phần lớn các cán bộ nhân viên này chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, làm việc không đúng ngành, nghề đào tạo. Vì vậy, năng lực chăm sóc, trợ giúp các đối tượng của các cơ sở không cao, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay và hội nhập quốc tế.
Từ những thực tế trên đòi hỏi cần có nhiều hơn nữa sự chung tay, chung sức của cả cộng đồng đối với sự nghiệp phát triển nghề CTXH, trong đó một yếu tố quan trọng là bên cạnh sự quan tâm của cả hệ thống chính trị thì cũng cần phải nâng cao hơn nữa hiểu biết và nhận thức của toàn xã hội đối với nghề CTXH. Phải coi kết quả CTXH như là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá kết quả công tác an sinh xã hội. Không chỉ các đối tượng yếu thế trong xã hội mới cần trợ giúp xã hội, mà chính những người làm nghề CTXH cũng đã cần được trợ giúp, đó chính là trợ giúp về khung pháp lý để nghề CTXH hoàn thiện và phát triển vững chắc; trợ giúp nâng cao mức thu nhập cho những người làm nghề CTXH để họ yên tâm làm việc, cống hiến; trợ giúp nâng cao điều kiện làm việc và cơ sở vật chất cho các cơ sở CTXH để hệ thống các cơ sở này phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.