CTTĐT - Hiện nay, cả nước có hơn 500 cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó có 40 trung tâm công tác xã hội chuyên sâu; các tỉnh, thành phố đã hình thành, phát triển mạng lưới khoảng 300.000 người làm công tác xã hội ở các hội, đoàn thể các cấp và cộng tác viên công tác xã hội, góp phần trợ giúp cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm trao tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tich xuất sắc trong CTXH
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 với mục tiêu: “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”. Từ đó, công tác xã hội đã chính thức được coi là một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã ngạch viên chức.
Để trợ giúp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro trong cuộc sống, Đảng Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, đặc biệt là Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010- 2020. Đến nay, sau hơn 6 năm triển khai Đề án đã đạt được một số kết quả quan trọng như: Về khuôn khổ pháp lý về phát triển nghề CTXH, các Bộ, ngành và Ủy ban của Quốc hội đã nghiên cứu, rà soát, làm rõ vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức và cộng tác viên CTXH.
Trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số Luật, Bộ luật liên quan đến phát triển nghề CTXH như: Bộ luật Lao động, Luật Trẻ em, Luật Con nuôi, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới…
Trong công tác đào tạo, hiện nay, cả nước có 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành CTXH (năm 2010 chỉ có 1-2 cơ sở), thu hút được nhiều học sinh theo học. Trong đó có 05 trường đã tiến hành đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngành CTXH.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển nghề CTXH, trong đó nghiên cứu hoàn thiện chính sách, cơ chế xã hội hóa; tạo lập môi trường pháp lý huy động cơ sở ngoài công lập trong hoạt động trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, tiến tới xây dựng Luật Công tác xã hội.
Quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp các dịch vụ CTXH và đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH, trong đó tập trung phát triển các dịch vụ CTXH đối với trẻ em, người khuyết tật, người già, cá nhân, cộng đồng có vấn đề xã hội. Hoàn thiện chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo CTXH theo hướng hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nghề CTXH, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế phát triển nghề CTXH.
Tiến Lập (sưu tầm)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, cả nước có hơn 500 cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó có 40 trung tâm công tác xã hội chuyên sâu; các tỉnh, thành phố đã hình thành, phát triển mạng lưới khoảng 300.000 người làm công tác xã hội ở các hội, đoàn thể các cấp và cộng tác viên công tác xã hội, góp phần trợ giúp cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 với mục tiêu: “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”. Từ đó, công tác xã hội đã chính thức được coi là một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã ngạch viên chức.
Để trợ giúp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro trong cuộc sống, Đảng Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, đặc biệt là Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010- 2020. Đến nay, sau hơn 6 năm triển khai Đề án đã đạt được một số kết quả quan trọng như: Về khuôn khổ pháp lý về phát triển nghề CTXH, các Bộ, ngành và Ủy ban của Quốc hội đã nghiên cứu, rà soát, làm rõ vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức và cộng tác viên CTXH.
Trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số Luật, Bộ luật liên quan đến phát triển nghề CTXH như: Bộ luật Lao động, Luật Trẻ em, Luật Con nuôi, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới…
Trong công tác đào tạo, hiện nay, cả nước có 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành CTXH (năm 2010 chỉ có 1-2 cơ sở), thu hút được nhiều học sinh theo học. Trong đó có 05 trường đã tiến hành đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngành CTXH.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển nghề CTXH, trong đó nghiên cứu hoàn thiện chính sách, cơ chế xã hội hóa; tạo lập môi trường pháp lý huy động cơ sở ngoài công lập trong hoạt động trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, tiến tới xây dựng Luật Công tác xã hội.
Quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp các dịch vụ CTXH và đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH, trong đó tập trung phát triển các dịch vụ CTXH đối với trẻ em, người khuyết tật, người già, cá nhân, cộng đồng có vấn đề xã hội. Hoàn thiện chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo CTXH theo hướng hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nghề CTXH, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế phát triển nghề CTXH.