CTTĐT - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 30 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội làm việc trong các loại hình đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực an sinh xã hội.
Ảnh minh
Theo đó, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội được quy định như sau:
Công tác xã hội viên chính (hạng II) - Mã số: V.09.04.01
Công tác xã hội viên (hạng III) - Mã số: V.09.04.02
Nhân viên công tác xã hội (hạng IV) - Mã số: V.09.04.03
Công tác xã hội viên chính (hạng II) có nhiệm vụ chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại của Bộ GD&ĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính (hạng II)…
Viên chức thăng hạng từ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) lên chức danh công tác xã hội viên chính (hạng II) phải có thời gian công tác giữ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) tối thiểu là 3 năm.
Công tác xã hội viên (hạng III) có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên (hạng III)…
Nhân viên công tác xã hội (hạng IV) chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có trình độ trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội khác phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội (hạng IV)...
Tiến Lập (sưu tầm)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 30 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội làm việc trong các loại hình đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực an sinh xã hội.Theo đó, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội được quy định như sau:
Công tác xã hội viên chính (hạng II) - Mã số: V.09.04.01
Công tác xã hội viên (hạng III) - Mã số: V.09.04.02
Nhân viên công tác xã hội (hạng IV) - Mã số: V.09.04.03
Công tác xã hội viên chính (hạng II) có nhiệm vụ chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại của Bộ GD&ĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính (hạng II)…
Viên chức thăng hạng từ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) lên chức danh công tác xã hội viên chính (hạng II) phải có thời gian công tác giữ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) tối thiểu là 3 năm.
Công tác xã hội viên (hạng III) có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên (hạng III)…
Nhân viên công tác xã hội (hạng IV) chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có trình độ trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội khác phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội (hạng IV)...