CTTĐT – Công tác xã hội (CTXH) là hoạt động phát hiện, giúp đỡ những cá nhân, nhóm người gặp khó khăn... nhằm giúp họ vượt qua những rào cản của cuộc sống, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội và giúp họ phát triển, hoà nhập với cộng đồng một cách tích cực nhất.
Các em học sinh ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh vui đón Tết Trung thu (ảnh minh họa)
Công tác xã hội ra đời từ lâu và đã được nhìn nhận như một nghề chính thức, song nhìn từ góc độ nghề nghiệp, vai trò của người làm CTXH tại Việt Nam nói chung và ở Yên Bái nói riêng vẫn chưa có sự tôn vinh cần thiết. Với những người làm CTXH, nếu không vì cái tâm với cộng đồng thì khó có thể cống hiến hết mình cho cộng đồng.
Người khuyết tật thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết cơ thể, các chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm. Vì vậy, đội ngũ nhân viên công tác xã hội có thể giúp họ tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn lực bên trong để họ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia vào các hoạt động lao động, học tập như những người bình thường.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái là ngôi trường tình thương nhiều năm qua đã nuôi dưỡng, giáo dục và là mái ấm của nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau hơn 14 năm thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm đã đón nhận nuôi dưỡng, giáo dục hơn 500 lượt học sinh bậc THCS thuộc đối tượng học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều học sinh của Trung tâm ra trường đã có cơ hội để tiếp tục học nghề, học chuyên nghiệp, đi làm và đã trưởng thành trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục học sinh ở Trung tâm từng bước được nâng cao và được cải thiện rõ nét qua các năm học. Trung tâm luôn quan tâm đến việc giáo kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật và học sinh khó khăn, phần lớn học sinh của Trung tâm đã có nghị lực không còn mặc cảm bản thân, có niềm tin cuộc sống, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và học tập để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
Với sự cố gắng nỗ lực đó, trong những năm qua tập thể Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” và “Tập thể lao động xuất sắc”, nhiều cán bộ quản lý và giáo viên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “ Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” và Bằng khen các cấp. Trung tâm đã được sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình từ phụ huynh học sinh và dư luận xã hội; 100% học sinh khuyết tật tại trung tâm đã có sự tiến bộ rõ nét trong học tập rèn luyện kỹ năng sống, tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp ứng xử và hoạt động tập thể.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tiếp tục xây dựng xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh, tích cực tham mưu, đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh; Triển khai tập huấn công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh theo chương trình tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tập huấn các kỹ năng chuyên sâu dạy trẻ khuyết tật theo các loại tật cho đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non, tiểu học trong toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục quan tập bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ giáo dục hòa nhập khuyết tật cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm; Tiếp tục điều chỉnh môi trường, chương trình, phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Quan tâm đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục ý thức lao động, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Có thể thấy, trong những qua công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em khuyết tật ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh đã thu được những kết quả đáng trân trọng, góp phần tạo điều kiện cho một bộ phận trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh được học tập, hòa nhập để đảm bảo sự phát triển.
Nhân viên công tác xã hội, ngoài việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội còn thực hiện các hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho gia đình, người thân cách chăm sóc người khuyết tật để giúp đối tượng trở nên chủ động, có khả năng tự chăm sóc, như vậy họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và sẽ tránh được những vấn đề khác có thể phát sinh. Đồng thời, họ tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm… nhân viên công tác xã hội sẽ giúp Người khuyết tật có được cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết vấn đề của bản thân, phát huy được những khả năng của mình, vượt qua khó khăn đó, vươn lên tự lập trong cuộc sống. Bằng hoạt động giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề cho cá nhân, gia đình và cộng đồng người khuyết tật, đội ngũ này sẽ cung cấp cơ hội cho Người khuyết tật được hoà nhập cộng động – là một biện pháp giúp họ phát triển nhân cách, tăng cường giao lưu và học hỏi xã hội.
Hy vọng rằng, trong thời gian tới, nghề CTXH sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp quan trọng cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Công tác xã hội (CTXH) là hoạt động phát hiện, giúp đỡ những cá nhân, nhóm người gặp khó khăn... nhằm giúp họ vượt qua những rào cản của cuộc sống, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội và giúp họ phát triển, hoà nhập với cộng đồng một cách tích cực nhất.Công tác xã hội ra đời từ lâu và đã được nhìn nhận như một nghề chính thức, song nhìn từ góc độ nghề nghiệp, vai trò của người làm CTXH tại Việt Nam nói chung và ở Yên Bái nói riêng vẫn chưa có sự tôn vinh cần thiết. Với những người làm CTXH, nếu không vì cái tâm với cộng đồng thì khó có thể cống hiến hết mình cho cộng đồng.
Người khuyết tật thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết cơ thể, các chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm. Vì vậy, đội ngũ nhân viên công tác xã hội có thể giúp họ tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn lực bên trong để họ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia vào các hoạt động lao động, học tập như những người bình thường.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái là ngôi trường tình thương nhiều năm qua đã nuôi dưỡng, giáo dục và là mái ấm của nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau hơn 14 năm thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm đã đón nhận nuôi dưỡng, giáo dục hơn 500 lượt học sinh bậc THCS thuộc đối tượng học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều học sinh của Trung tâm ra trường đã có cơ hội để tiếp tục học nghề, học chuyên nghiệp, đi làm và đã trưởng thành trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục học sinh ở Trung tâm từng bước được nâng cao và được cải thiện rõ nét qua các năm học. Trung tâm luôn quan tâm đến việc giáo kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật và học sinh khó khăn, phần lớn học sinh của Trung tâm đã có nghị lực không còn mặc cảm bản thân, có niềm tin cuộc sống, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và học tập để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
Với sự cố gắng nỗ lực đó, trong những năm qua tập thể Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” và “Tập thể lao động xuất sắc”, nhiều cán bộ quản lý và giáo viên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “ Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” và Bằng khen các cấp. Trung tâm đã được sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình từ phụ huynh học sinh và dư luận xã hội; 100% học sinh khuyết tật tại trung tâm đã có sự tiến bộ rõ nét trong học tập rèn luyện kỹ năng sống, tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp ứng xử và hoạt động tập thể.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tiếp tục xây dựng xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh, tích cực tham mưu, đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh; Triển khai tập huấn công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh theo chương trình tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tập huấn các kỹ năng chuyên sâu dạy trẻ khuyết tật theo các loại tật cho đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non, tiểu học trong toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục quan tập bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ giáo dục hòa nhập khuyết tật cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm; Tiếp tục điều chỉnh môi trường, chương trình, phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Quan tâm đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục ý thức lao động, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Có thể thấy, trong những qua công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em khuyết tật ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh đã thu được những kết quả đáng trân trọng, góp phần tạo điều kiện cho một bộ phận trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh được học tập, hòa nhập để đảm bảo sự phát triển.
Nhân viên công tác xã hội, ngoài việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội còn thực hiện các hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho gia đình, người thân cách chăm sóc người khuyết tật để giúp đối tượng trở nên chủ động, có khả năng tự chăm sóc, như vậy họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và sẽ tránh được những vấn đề khác có thể phát sinh. Đồng thời, họ tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm… nhân viên công tác xã hội sẽ giúp Người khuyết tật có được cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết vấn đề của bản thân, phát huy được những khả năng của mình, vượt qua khó khăn đó, vươn lên tự lập trong cuộc sống. Bằng hoạt động giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề cho cá nhân, gia đình và cộng đồng người khuyết tật, đội ngũ này sẽ cung cấp cơ hội cho Người khuyết tật được hoà nhập cộng động – là một biện pháp giúp họ phát triển nhân cách, tăng cường giao lưu và học hỏi xã hội.
Hy vọng rằng, trong thời gian tới, nghề CTXH sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp quan trọng cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.