CTTĐT - Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32 về phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Đây là văn bản đầu tiên của Chính phủ đề cập đến hoạt động công tác xã hội được trở thành một nghề, với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng và đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy thăm, tặng quà thiếu nhi Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh
Theo số liệu thống kê, tỉnh Yên Bái hiện có trên 252 nghìn trẻ em. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 5.600 trẻ. Riêng trẻ khuyết tật trên 1900 trẻ. Trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi là 3.560 em. Thêm vào đó, toàn tỉnh hiện có gần 70 nghìn người cao tuổi. Số người khuyết tật là 10.109 người, trong đó Khuyết tật đặc biệt nặng 1.997 người, khuyết tật nặng 4.494 người, khuyết tật nhẹ là 3.618 người. Đa phần những đối tượng yếu thế lại nằm trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, do đó đối tượng này có nhu cầu lớn, đòi hỏi tiếp cận được những dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội.
Để hoạt động công tác xã hội bao phủ đến các đối tượng và phát huy hiệu quả, Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội đã phối hợp với Phòng lao động thương binh xã hội và chính quyền các địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn cho các đối tượng.
Công tác xã hội là 1 nghề mới, song những năm gần đây trung tâm còn đa dạng hóa các phương thức, trợ giúp, kết nối và xây dựng mạng lưới các cơ sở trợ giúp trong và ngoài tỉnh để cung cấp dịch vụ xã hội phù hợp cho đối tượng có nhu cầu tại cộng đồng.
Bên cạnh các hoạt động quản lý trường hợp tại cộng đồng, hỗ trợ dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng, hiện nay tại trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái đang quản lý 81 đối tượng, trong đó có 11 cụ già cô đơn, 55 trẻ mồ côi, 12 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 2 trẻ bị bỏ rơi và 2 trẻ khuyết tật. Ngoài việc được chăm sóc nuôi dưỡng, các đối tượng còn được hỗ trợ, động viên về mặt tinh thần.
Nghề công tác xã hội tại Yên Bái đã và đang mang lại hiệu quả. Hình thức các hoạt động được đa dạng, phương thức tiếp cận với các đối tượng linh hoạt. Dần hình thành đội ngũ nhân viên công tác xã hội có kỹ năng và tâm huyết, qua đó khẳng định ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của hoạt động này.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện vẫn còn những đối tượng yếu thế và nhu cầu được sử dụng các dịch vụ công tác xã hội là rất lớn. Thực tế này đòi hỏi nghề công tác xã hội cần phát triển mạnh và tiếp tục có bước chuyên nghiệp, góp phần hướng đến sự công bằng, bình đẳng cho mọi người yếu thế trong xã hội. Để đạt được điều đó, các hoạt động công tác xã hội cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh.
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32 về phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Đây là văn bản đầu tiên của Chính phủ đề cập đến hoạt động công tác xã hội được trở thành một nghề, với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng và đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp. Theo số liệu thống kê, tỉnh Yên Bái hiện có trên 252 nghìn trẻ em. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 5.600 trẻ. Riêng trẻ khuyết tật trên 1900 trẻ. Trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi là 3.560 em. Thêm vào đó, toàn tỉnh hiện có gần 70 nghìn người cao tuổi. Số người khuyết tật là 10.109 người, trong đó Khuyết tật đặc biệt nặng 1.997 người, khuyết tật nặng 4.494 người, khuyết tật nhẹ là 3.618 người. Đa phần những đối tượng yếu thế lại nằm trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, do đó đối tượng này có nhu cầu lớn, đòi hỏi tiếp cận được những dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội.
Để hoạt động công tác xã hội bao phủ đến các đối tượng và phát huy hiệu quả, Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội đã phối hợp với Phòng lao động thương binh xã hội và chính quyền các địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn cho các đối tượng.
Công tác xã hội là 1 nghề mới, song những năm gần đây trung tâm còn đa dạng hóa các phương thức, trợ giúp, kết nối và xây dựng mạng lưới các cơ sở trợ giúp trong và ngoài tỉnh để cung cấp dịch vụ xã hội phù hợp cho đối tượng có nhu cầu tại cộng đồng.
Bên cạnh các hoạt động quản lý trường hợp tại cộng đồng, hỗ trợ dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng, hiện nay tại trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái đang quản lý 81 đối tượng, trong đó có 11 cụ già cô đơn, 55 trẻ mồ côi, 12 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 2 trẻ bị bỏ rơi và 2 trẻ khuyết tật. Ngoài việc được chăm sóc nuôi dưỡng, các đối tượng còn được hỗ trợ, động viên về mặt tinh thần.
Nghề công tác xã hội tại Yên Bái đã và đang mang lại hiệu quả. Hình thức các hoạt động được đa dạng, phương thức tiếp cận với các đối tượng linh hoạt. Dần hình thành đội ngũ nhân viên công tác xã hội có kỹ năng và tâm huyết, qua đó khẳng định ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của hoạt động này.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện vẫn còn những đối tượng yếu thế và nhu cầu được sử dụng các dịch vụ công tác xã hội là rất lớn. Thực tế này đòi hỏi nghề công tác xã hội cần phát triển mạnh và tiếp tục có bước chuyên nghiệp, góp phần hướng đến sự công bằng, bình đẳng cho mọi người yếu thế trong xã hội. Để đạt được điều đó, các hoạt động công tác xã hội cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh.