CTTĐT - Công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
Công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
Thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, ngày 15/7/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2514/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đã ban hành Quyết định 2515/QĐ-BYT ngày 15/7/2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành y tế.
Trong thời gian qua, Đề án đưa ra 18 nhóm hoạt động cụ thể từ hội thảo nâng cao nhận thức, tập huấn về công tác xã hội y tế, biên soạn tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng mô hình điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình… đến việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để quy định, hướng dẫn công tác xã hội trong y tế. Theo các tài liệu và kinh nghiệm của các nước phát triển, công tác xã hội có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo, phân công đơn vị đầu mối làm thường trực triển khai nghề CTXH trong địa phương, đơn vị, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai nghề CTXH tại địa phương, đơn vị trên cơ sở kế hoạch chung của Bộ Y tế, tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ y tế về nghề CTXH, đẩy mạnh truyền thông về nghề CTXH trong Y tế; Xây dựng mô hình điểm, rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng; Xây dựng các quy định đặc thù của địa phương, đơn vị để phát triển nghề CTXH trong y tế; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghề CTXH; Thường xuyên báo cáo, liên hệ với Ban Chỉ đạo của Bộ Y tế để hỗ trợ phối hợp.
Từ 01/01/2016, Thông tư số 43/2015/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của Bệnh viện có hiệu lực thi hành. Theo đó, căn cứ quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn, giám đốc bệnh viện quyết định thành lập hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện hoặc Tổ Công tác xã hội thuộc Khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.
Theo Thông tư, công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật; Vận động tiếp nhận tài trợ; Hỗ trợ nhân viên y tế; Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị; Đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện và tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).
Thông tư cũng hướng dẫn Phòng Công tác xã hội có Tổ Hỗ trợ người bệnh (do Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách) đặt ở khoa Khám bệnh của bệnh viện. Ngoài Tổ Hỗ trợ người bệnh, Phòng Công tác xã hội còn có các bộ phận nghiệp vụ cần thiết khác.
Nhân lực của Phòng Công tác xã hội bao gồm các viên chức, nhân viên chuyên ngành công tác xã hội; chuyên ngành truyền thông, y tế hoặc ngành khoa học xã hội khác được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội.
Tiến Lập (tổng hợp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.Thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, ngày 15/7/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2514/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đã ban hành Quyết định 2515/QĐ-BYT ngày 15/7/2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành y tế.
Trong thời gian qua, Đề án đưa ra 18 nhóm hoạt động cụ thể từ hội thảo nâng cao nhận thức, tập huấn về công tác xã hội y tế, biên soạn tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng mô hình điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình… đến việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để quy định, hướng dẫn công tác xã hội trong y tế. Theo các tài liệu và kinh nghiệm của các nước phát triển, công tác xã hội có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo, phân công đơn vị đầu mối làm thường trực triển khai nghề CTXH trong địa phương, đơn vị, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai nghề CTXH tại địa phương, đơn vị trên cơ sở kế hoạch chung của Bộ Y tế, tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ y tế về nghề CTXH, đẩy mạnh truyền thông về nghề CTXH trong Y tế; Xây dựng mô hình điểm, rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng; Xây dựng các quy định đặc thù của địa phương, đơn vị để phát triển nghề CTXH trong y tế; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghề CTXH; Thường xuyên báo cáo, liên hệ với Ban Chỉ đạo của Bộ Y tế để hỗ trợ phối hợp.
Từ 01/01/2016, Thông tư số 43/2015/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của Bệnh viện có hiệu lực thi hành. Theo đó, căn cứ quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn, giám đốc bệnh viện quyết định thành lập hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện hoặc Tổ Công tác xã hội thuộc Khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.
Theo Thông tư, công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật; Vận động tiếp nhận tài trợ; Hỗ trợ nhân viên y tế; Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị; Đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện và tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).
Thông tư cũng hướng dẫn Phòng Công tác xã hội có Tổ Hỗ trợ người bệnh (do Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách) đặt ở khoa Khám bệnh của bệnh viện. Ngoài Tổ Hỗ trợ người bệnh, Phòng Công tác xã hội còn có các bộ phận nghiệp vụ cần thiết khác.
Nhân lực của Phòng Công tác xã hội bao gồm các viên chức, nhân viên chuyên ngành công tác xã hội; chuyên ngành truyền thông, y tế hoặc ngành khoa học xã hội khác được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội.