Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho rằng Luật Hành chính công do ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh xây dựng là chưa cần thiết và giao Bộ Nội vụ chỉnh lý bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh
Văn phòng Chính phủ (VPCP) vừa chính thức có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng về dự án Luật Hành chính công.
Đây là sáng quyền lập pháp đầu tiên của cá nhân một đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong lịch sử Quốc hội Việt Nam là bà Trần Thị Quốc Khánh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề xuất và xây dựng.
Theo văn bản thông báo của VPCP, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, VPCP khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ với dự án luật theo hướng: Tuy đã được chuẩn bị một cách nghiêm túc, công phu, nhưng về cơ bản, dự án luật có nhiều vấn đề chưa hợp lý, rất khó có thể khắc phục, nhất là về phạm vi điều chỉnh; về bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật; về bảo đảm tính minh bạch và khả thi theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ thấy rằng việc xây dựng, ban hành luật này sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cả về trình tự, thủ tục và nội dung; không bảo đảm tính khả thi.
Do vậy, việc xây dựng, ban hành luật này là chưa cần thiết. Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết, sự nỗ lực, cố gắng của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh và Ban soạn thảo trong việc đề xuất và chủ trì xây dựng dự án luật. Những kết quả nghiên cứu xây dựng dự án luật có giá trị sẽ được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, sử dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan.
Trước đó, vào trung tuần tháng 8-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) lần đầu tiên cho ý kiến về dự án luật này, tuy nhiên, hầu hết các đại biểu nêu ý kiến đều bày tỏ nhiều băn khoăn và chưa bị thuyết phục bởi các quy định trong dự thảo Luật Hành chính công.
Thẩm tra dự án này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng những lý do về sự cần thiết ban hành luật được nêu trong tờ trình chưa có tính thuyết phục, chưa xác định được những tồn tại, bất cập cụ thể trong các quy định của pháp luật hiện hành; chưa lý giải, làm rõ được luật sẽ giải quyết được những thiếu sót, bất cập cụ thể nào của nền hành chính nước ta hiện nay. Vì thế, chưa làm nổi bật được sự khác biệt giữa việc có Luật Hành chính công với việc không có luật này.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị cân nhắc về sự cần thiết ban hành dự án Luật Hành chính công để tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung và phạm vi điều chỉnh với các văn bản luật hiện hành.
Chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị Chính phủ sớm có ý kiến chính thức về dự án luật này để làm cơ sở cho Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý một bước, Thường trực Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra dự án luật trước khi tiếp tục trình xin ý kiến của UBTVQH tại phiên họp tiếp theo.
Đến nay, Chính phủ đã chính thức thể hiện quan điểm chưa đồng tình với tính cấp thiết ban hành dự luật này.
Hướng đến nền hành chính phục vụ, điện tử
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cho biết mục tiêu lớn, tổng quát của dự án Luật Hành chính công nhằm cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước và người dân, thúc đẩy cải cách hành chính hướng đến chuyển từ nền hành chính mệnh lệnh, "xin – cho" sang nền hành chính phục vụ, chính phủ điện tử, hợp tác công tư.
Dự án Luật hành chính công được ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh chính thức đề xuất đến lãnh đạo Quốc hội từ năm 2013. Đến tháng 5-2015, UBTVQH đã chính thức có báo cáo giải trình tiếp thu và nói rõ: Luật Hành chính công, đại biểu đã theo đuổi rất lâu và có bước chuẩn bị kỹ nên UBTVQH giao cho Viện Nghiên cứu Lập pháp và Văn phòng Quốc hội hỗ trợ đại biểu tiếp tục chuẩn bị, kịp thì trình Quốc hội.
Đến năm 2016, dự án Luật Hành chính công được chính thức đưa vào chương trình xây dựng luật pháp lệch của Quốc hội khoá XIV.
Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật Hành chính công là bà Trần Thị Quốc Khánh sinh năm 1959, quê ở huyện Lý Nhân, Hà Nam. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Luật, Cử nhân Báo chí. Bà là ĐBQH các khoá XI, XII, XIII và XIV thuộc đoàn ĐBQH TP Hà Nội.
Ban Soạn thảo gồm 7 ĐBQH gồm: Ủy viên Thường trực (UVTT) Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Thị Quốc Khánh – Trưởng Ban soạn thảo; UVTT Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức; UVTT Ủy ban Tài chính – Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai; UVTT Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng; UVTT Ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng; UVTT Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Triệu Thế Hùng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc. Ngoài ra còn có 3 cựu ĐBQH: nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến và nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp (UBTVQH) Đinh Xuân Thảo.
Theo Báo Người Lao động
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho rằng Luật Hành chính công do ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh xây dựng là chưa cần thiết và giao Bộ Nội vụ chỉnh lý bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật. Văn phòng Chính phủ (VPCP) vừa chính thức có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng về dự án Luật Hành chính công.
Đây là sáng quyền lập pháp đầu tiên của cá nhân một đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong lịch sử Quốc hội Việt Nam là bà Trần Thị Quốc Khánh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề xuất và xây dựng.
Theo văn bản thông báo của VPCP, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, VPCP khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ với dự án luật theo hướng: Tuy đã được chuẩn bị một cách nghiêm túc, công phu, nhưng về cơ bản, dự án luật có nhiều vấn đề chưa hợp lý, rất khó có thể khắc phục, nhất là về phạm vi điều chỉnh; về bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật; về bảo đảm tính minh bạch và khả thi theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ thấy rằng việc xây dựng, ban hành luật này sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cả về trình tự, thủ tục và nội dung; không bảo đảm tính khả thi.
Do vậy, việc xây dựng, ban hành luật này là chưa cần thiết. Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết, sự nỗ lực, cố gắng của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh và Ban soạn thảo trong việc đề xuất và chủ trì xây dựng dự án luật. Những kết quả nghiên cứu xây dựng dự án luật có giá trị sẽ được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, sử dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan.
Trước đó, vào trung tuần tháng 8-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) lần đầu tiên cho ý kiến về dự án luật này, tuy nhiên, hầu hết các đại biểu nêu ý kiến đều bày tỏ nhiều băn khoăn và chưa bị thuyết phục bởi các quy định trong dự thảo Luật Hành chính công.
Thẩm tra dự án này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng những lý do về sự cần thiết ban hành luật được nêu trong tờ trình chưa có tính thuyết phục, chưa xác định được những tồn tại, bất cập cụ thể trong các quy định của pháp luật hiện hành; chưa lý giải, làm rõ được luật sẽ giải quyết được những thiếu sót, bất cập cụ thể nào của nền hành chính nước ta hiện nay. Vì thế, chưa làm nổi bật được sự khác biệt giữa việc có Luật Hành chính công với việc không có luật này.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị cân nhắc về sự cần thiết ban hành dự án Luật Hành chính công để tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung và phạm vi điều chỉnh với các văn bản luật hiện hành.
Chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị Chính phủ sớm có ý kiến chính thức về dự án luật này để làm cơ sở cho Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý một bước, Thường trực Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra dự án luật trước khi tiếp tục trình xin ý kiến của UBTVQH tại phiên họp tiếp theo.
Đến nay, Chính phủ đã chính thức thể hiện quan điểm chưa đồng tình với tính cấp thiết ban hành dự luật này.
Hướng đến nền hành chính phục vụ, điện tử
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cho biết mục tiêu lớn, tổng quát của dự án Luật Hành chính công nhằm cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước và người dân, thúc đẩy cải cách hành chính hướng đến chuyển từ nền hành chính mệnh lệnh, "xin – cho" sang nền hành chính phục vụ, chính phủ điện tử, hợp tác công tư.
Dự án Luật hành chính công được ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh chính thức đề xuất đến lãnh đạo Quốc hội từ năm 2013. Đến tháng 5-2015, UBTVQH đã chính thức có báo cáo giải trình tiếp thu và nói rõ: Luật Hành chính công, đại biểu đã theo đuổi rất lâu và có bước chuẩn bị kỹ nên UBTVQH giao cho Viện Nghiên cứu Lập pháp và Văn phòng Quốc hội hỗ trợ đại biểu tiếp tục chuẩn bị, kịp thì trình Quốc hội.
Đến năm 2016, dự án Luật Hành chính công được chính thức đưa vào chương trình xây dựng luật pháp lệch của Quốc hội khoá XIV.
Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật Hành chính công là bà Trần Thị Quốc Khánh sinh năm 1959, quê ở huyện Lý Nhân, Hà Nam. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Luật, Cử nhân Báo chí. Bà là ĐBQH các khoá XI, XII, XIII và XIV thuộc đoàn ĐBQH TP Hà Nội.
Ban Soạn thảo gồm 7 ĐBQH gồm: Ủy viên Thường trực (UVTT) Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Thị Quốc Khánh – Trưởng Ban soạn thảo; UVTT Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức; UVTT Ủy ban Tài chính – Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai; UVTT Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng; UVTT Ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng; UVTT Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Triệu Thế Hùng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc. Ngoài ra còn có 3 cựu ĐBQH: nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến và nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp (UBTVQH) Đinh Xuân Thảo.
Theo Báo Người Lao động