100% sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng cục bộ (mạng LAN), kết nối Internet tốc độ cao. Tại các xã, phường, thị trấn, tỷ lệ phủ và cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao và phủ sóng 3G tới trung tâm đạt 94%.
Hiện nay, bình quân cứ 2,2 cán bộ, công chức có 1 máy tính. (Ảnh: Công chức thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên sử dụng máy tính phục vụ công tác chuyên môn).
Dù là tỉnh miền núi nhiều khó khăn song để nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của bộ máy và cải cách hành chính (CCHC), nhằm phục tốt nhu cầu của tổ chức và cá nhân, việc hiện đại hóa nền hành chính đã được tỉnh quan tâm.
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh; đồng thời, UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); đẩy mạnh sử dụng thư điện tử và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin... Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã kiện toàn lại ban chỉ đạo ứng dụng CNTT cấp huyện; các sở, ban, ngành đã nâng cao nhận thức và ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn.
Qua đầu tư, đến nay, 100% sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng cục bộ (mạng LAN), kết nối Internet tốc độ cao. Tại các xã, phường, thị trấn, tỷ lệ phủ và cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao và phủ sóng 3G tới trung tâm đạt 94%; có 30% các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao, riêng thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ đạt 100%. Đến nay, bình quân cứ 2,2 cán bộ có 1 máy tính, trong đó cấp tỉnh đạt 1,2 người/1 máy tính; cấp huyện 2 người/1 máy tính; cấp xã/phường/thị trấn 3,5 người/1 máy tính.
Tuy nhiên, tỷ lệ máy tính cũ (có niên hạn sử dụng trên 5 năm) chiếm khá cao, khoảng 50% (chủ yếu tập trung ở các huyện và các xã, phường, thị trấn). Tỉnh đã cấp 2.971 tài khoản thư điện tử cho 100% các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh (bao gồm cả hòm thư cơ quan và hòm thư cho cán bộ, công chức). Đến nay, 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện được cấp tài khoản thư điện tử của tỉnh. Đối với cấp xã, đã cấp trên 300 tài khoản. Riêng Sở Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc triển khai hệ thống thư điện tử miễn phí cho 100% cán bộ, giáo viên trong ngành.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí hội họp, đến nay, tỉnh đã triển khai xong hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện giai đoạn 2 để hoạt động tại 4 điểm cầu là: Phòng họp trực tuyến của Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng UBND thị xã Nghĩa Lộ, Văn phòng UBND huyện Lục Yên, UBND huyện Mù Cang Chải. Qua nâng cấp Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin thành viên, hiện nay, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh gồm 1 cổng chính, 38 trang thành viên của các cơ quan sở, ngành, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, liên kết đến một số trang của các tổ chức chính trị - xã hội khác của tỉnh. Cùng với cung cấp dịch vụ, đã có trên 130 doanh nghiệp ở trên 30 lĩnh vực kinh doanh khác nhau tham gia hoạt động giao dịch trên Cổng tại địa chỉwww.sctyenbai.com; hơn 350 lượt sản phẩm được chào mua, chào bán trên Cổng.
Với cơ sở hạ tầng CNTT hiện có, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành được triển khai mạnh mẽ. Đã kết nối liên thông văn bản trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành từ Văn phòng UBND tỉnh đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (liên thông ngang) và nội bộ giữa các cơ quan đơn vị trực thuộc của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố (liên thông dọc).
Đã có 180 đơn vị gồm các sở, ban, ngành; một số đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn và các xã thuộc cấp huyện được kết nối liên thông với nhau trên phần mềm. Trong đó, Văn phòng UBND tỉnh, 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh; 100% UBND cấp huyện, thị xã, thành phố và 27 xã thuộc huyện Văn Yên, 5 xã huyện Lục Yên và 10 xã, phường thuộc thành phố Yên Bái đã được cấp tài khoản đến 100% cán bộ, công chức. Đến nay, các đơn vị đã sử dụng thành thạo chức năng gửi/nhận liên thông văn bản điện tử trên phần mềm Quản lý điều hành.
Việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn được các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì hiệu quả như: phần mềm quản lý ngân sách, quản lý tài sản; cấp mã số đối tượng ngân sách, trao đổi dữ liệu thu chi (Sở Tài chính); phần mềm thẩm định công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ); cài đặt, khai thác sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, công chức; quản lý địa giới hành chính (Sở Nội vụ)...
Hiện có 10 dịch vụ công với tổng số 38 thủ tục cấp tỉnh và 12 lĩnh vực với tổng số 257 thủ tục cấp huyện được thực hiện trực tuyến mức 3. Việc triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông đã góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước của tỉnh.
Những kết quả trong hiện đại hóa nền hành chính tại Yên Bái là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống của người dân ngày càng cao; đặc biệt, cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay đòi hỏi việc hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh cần được đẩy nhanh hơn nữa, từ đó đáp ứng nhiệm vụ quản lý, điều hành và CCHC./.
Theo Báo Yên Bái
100% sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng cục bộ (mạng LAN), kết nối Internet tốc độ cao. Tại các xã, phường, thị trấn, tỷ lệ phủ và cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao và phủ sóng 3G tới trung tâm đạt 94%. Dù là tỉnh miền núi nhiều khó khăn song để nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của bộ máy và cải cách hành chính (CCHC), nhằm phục tốt nhu cầu của tổ chức và cá nhân, việc hiện đại hóa nền hành chính đã được tỉnh quan tâm.
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh; đồng thời, UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); đẩy mạnh sử dụng thư điện tử và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin... Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã kiện toàn lại ban chỉ đạo ứng dụng CNTT cấp huyện; các sở, ban, ngành đã nâng cao nhận thức và ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn.
Qua đầu tư, đến nay, 100% sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng cục bộ (mạng LAN), kết nối Internet tốc độ cao. Tại các xã, phường, thị trấn, tỷ lệ phủ và cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao và phủ sóng 3G tới trung tâm đạt 94%; có 30% các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao, riêng thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ đạt 100%. Đến nay, bình quân cứ 2,2 cán bộ có 1 máy tính, trong đó cấp tỉnh đạt 1,2 người/1 máy tính; cấp huyện 2 người/1 máy tính; cấp xã/phường/thị trấn 3,5 người/1 máy tính.
Tuy nhiên, tỷ lệ máy tính cũ (có niên hạn sử dụng trên 5 năm) chiếm khá cao, khoảng 50% (chủ yếu tập trung ở các huyện và các xã, phường, thị trấn). Tỉnh đã cấp 2.971 tài khoản thư điện tử cho 100% các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh (bao gồm cả hòm thư cơ quan và hòm thư cho cán bộ, công chức). Đến nay, 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện được cấp tài khoản thư điện tử của tỉnh. Đối với cấp xã, đã cấp trên 300 tài khoản. Riêng Sở Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc triển khai hệ thống thư điện tử miễn phí cho 100% cán bộ, giáo viên trong ngành.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí hội họp, đến nay, tỉnh đã triển khai xong hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện giai đoạn 2 để hoạt động tại 4 điểm cầu là: Phòng họp trực tuyến của Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng UBND thị xã Nghĩa Lộ, Văn phòng UBND huyện Lục Yên, UBND huyện Mù Cang Chải. Qua nâng cấp Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin thành viên, hiện nay, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh gồm 1 cổng chính, 38 trang thành viên của các cơ quan sở, ngành, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, liên kết đến một số trang của các tổ chức chính trị - xã hội khác của tỉnh. Cùng với cung cấp dịch vụ, đã có trên 130 doanh nghiệp ở trên 30 lĩnh vực kinh doanh khác nhau tham gia hoạt động giao dịch trên Cổng tại địa chỉwww.sctyenbai.com; hơn 350 lượt sản phẩm được chào mua, chào bán trên Cổng.
Với cơ sở hạ tầng CNTT hiện có, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành được triển khai mạnh mẽ. Đã kết nối liên thông văn bản trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành từ Văn phòng UBND tỉnh đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (liên thông ngang) và nội bộ giữa các cơ quan đơn vị trực thuộc của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố (liên thông dọc).
Đã có 180 đơn vị gồm các sở, ban, ngành; một số đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn và các xã thuộc cấp huyện được kết nối liên thông với nhau trên phần mềm. Trong đó, Văn phòng UBND tỉnh, 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh; 100% UBND cấp huyện, thị xã, thành phố và 27 xã thuộc huyện Văn Yên, 5 xã huyện Lục Yên và 10 xã, phường thuộc thành phố Yên Bái đã được cấp tài khoản đến 100% cán bộ, công chức. Đến nay, các đơn vị đã sử dụng thành thạo chức năng gửi/nhận liên thông văn bản điện tử trên phần mềm Quản lý điều hành.
Việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn được các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì hiệu quả như: phần mềm quản lý ngân sách, quản lý tài sản; cấp mã số đối tượng ngân sách, trao đổi dữ liệu thu chi (Sở Tài chính); phần mềm thẩm định công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ); cài đặt, khai thác sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, công chức; quản lý địa giới hành chính (Sở Nội vụ)...
Hiện có 10 dịch vụ công với tổng số 38 thủ tục cấp tỉnh và 12 lĩnh vực với tổng số 257 thủ tục cấp huyện được thực hiện trực tuyến mức 3. Việc triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông đã góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước của tỉnh.
Những kết quả trong hiện đại hóa nền hành chính tại Yên Bái là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống của người dân ngày càng cao; đặc biệt, cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay đòi hỏi việc hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh cần được đẩy nhanh hơn nữa, từ đó đáp ứng nhiệm vụ quản lý, điều hành và CCHC./.