Tuy điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư hạn chế nhưng với sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành, Yên Bái đã có những đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT).
Cụ thể hóa Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI), Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch quan trọng như: Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc CQĐT tỉnh Yên Bái; Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 01/8/2019 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021, định hướng đến 2025; Quyết định 1820/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 về việc phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái; Chương trình hành động số 195-CTr/TU ngày 27/12/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW... Đây là những chương trình, nhiệm vụ mang tính đột phá trong lộ trình xây dựng CQĐT.
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt vượt qua khó khăn, lĩnh vực CNTT và truyền thông của tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hạ tầng CNTT tại các cơ quan trong bộ máy được cải thiện với 100% máy tính từ tỉnh tới huyện, xã được kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng.
Trong đó, 100% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh (tổng số 1.683 máy tính) và 100% cấp huyện (tổng số 863 chiếc máy tính) đã có mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao ADSL, FTTH; 100% các xã, phường, thị trấn được kết nối Internet bằng ADSL, FTTH, 3G với tổng số 3.831 máy tính. Đến nay, 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh có tài khoản thư điện tử với tỷ lệ thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt 60%.
Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh được đầu tư hiện đại, triển khai tới 150 điểm cầu, mở rộng tới các xã trong toàn tỉnh. Nhiều cuộc họp quan trọng, họp khẩn chỉ đạo phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, học tập, triển khai nghị quyết, chính sách mới… từ tỉnh tới các đơn vị, địa phương được thực hiện trực tuyến nhanh nhạy hiệu quả.
Đặc biệt, hệ thống Cổng dịch vụ công, phần mềm quản lý văn bản đã được triển khai đồng bộ, liên thông 4 cấp tại 100% đơn vị với tổng số 2.195 thủ tục hành chính (TTHC); trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 chiếm 21,36%. Việc ứng dụng CNTT thời gian qua đã góp phần để tỷ lệ giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp đạt trên 99%, tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng đạt xấp xỉ 100%...
Chỉ số CCHC quốc gia (Par Index) của tỉnh không ngừng tăng, trong đó chỉ số thành phần về ứng dụng CNTT của tỉnh Yên Bái những năm gần đây đạt điểm tối đa (4,5 điểm), từ đó đã nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy, Yên Bái là một trong những tỉnh đi đầu xây dựng đô thị thông minh. Từ nguồn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, giai đoạn 2019-2021, tỉnh triển khai xây dựng các hạng mục: Trung tâm Tích hợp dữ liệu điện tử; Trung tâm Giám sát an ninh không gian mạng; Trung tâm Điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu tập trung đa nhiệm; Hệ thống giáo dục thông minh; Y tế thông minh, du lịch thông minh; Hệ thống quản lý, điều hành thông tin kế hoạch tài chính; Xây dựng mô hình thí điểm đô thị thông minh…
Bên cạnh những kết quả đạt được, một số nội dung đầu tư về CNTT của tỉnh chưa được quy chuẩn đồng bộ, thống nhất; hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu cấp tỉnh và quốc gia trong cơ quan Nhà nước chủ yếu ở quy mô nhỏ, sử dụng nội bộ; an toàn, an ninh mạng chưa được quan tâm đúng mức; ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và điều hành tại một số đơn vị vẫn hạn chế; một bộ phận người dân, doanh nghiệp còn e dè, chưa chủ động tích cực ứng dụng các tiện ích của chính quyền điện tử, đô thị thông minh, trong đó có dịch vụ hành chính công mức độ 3,4... đây là những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.
Mục tiêu trong năm 2021 là phấn đấu đạt 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống CQĐT được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin từ cấp tỉnh đến cơ sở thực hiện giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên, từ đó giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh làm thủ tục không cần phải đến cơ quan Nhà nước; có tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; tiếp tục triển khai xây dựng CQĐT gắn với Đề án đô thị thông minh, kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh, cổng dịch vụ công trực tuyến...
Do đó, cùng tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng CNTT tiên tiến, hiện đại, an ninh, an toàn, tỉnh tiếp tục triển khai mở rộng các nhiệm vụ của đô thị thông minh tầm nhìn đến năm 2025, thực hiện kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Cùng đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ, sẽ tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiện đại hóa hành chính, khuyến khích, tăng tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh. Đồng thời, hỗ trợ hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp nâng cao khả năng sử dụng các tiện ích và dịch vụ CNTT trong giải quyết TTHC, trong CQĐT và đô thị thông minh…
Theo Báo Yên Bái
Tuy điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư hạn chế nhưng với sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành, Yên Bái đã có những đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT).Cụ thể hóa Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI), Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch quan trọng như: Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc CQĐT tỉnh Yên Bái; Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 01/8/2019 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021, định hướng đến 2025; Quyết định 1820/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 về việc phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái; Chương trình hành động số 195-CTr/TU ngày 27/12/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW... Đây là những chương trình, nhiệm vụ mang tính đột phá trong lộ trình xây dựng CQĐT.
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt vượt qua khó khăn, lĩnh vực CNTT và truyền thông của tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hạ tầng CNTT tại các cơ quan trong bộ máy được cải thiện với 100% máy tính từ tỉnh tới huyện, xã được kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng.
Trong đó, 100% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh (tổng số 1.683 máy tính) và 100% cấp huyện (tổng số 863 chiếc máy tính) đã có mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao ADSL, FTTH; 100% các xã, phường, thị trấn được kết nối Internet bằng ADSL, FTTH, 3G với tổng số 3.831 máy tính. Đến nay, 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh có tài khoản thư điện tử với tỷ lệ thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt 60%.
Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh được đầu tư hiện đại, triển khai tới 150 điểm cầu, mở rộng tới các xã trong toàn tỉnh. Nhiều cuộc họp quan trọng, họp khẩn chỉ đạo phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, học tập, triển khai nghị quyết, chính sách mới… từ tỉnh tới các đơn vị, địa phương được thực hiện trực tuyến nhanh nhạy hiệu quả.
Đặc biệt, hệ thống Cổng dịch vụ công, phần mềm quản lý văn bản đã được triển khai đồng bộ, liên thông 4 cấp tại 100% đơn vị với tổng số 2.195 thủ tục hành chính (TTHC); trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 chiếm 21,36%. Việc ứng dụng CNTT thời gian qua đã góp phần để tỷ lệ giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp đạt trên 99%, tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng đạt xấp xỉ 100%...
Chỉ số CCHC quốc gia (Par Index) của tỉnh không ngừng tăng, trong đó chỉ số thành phần về ứng dụng CNTT của tỉnh Yên Bái những năm gần đây đạt điểm tối đa (4,5 điểm), từ đó đã nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy, Yên Bái là một trong những tỉnh đi đầu xây dựng đô thị thông minh. Từ nguồn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, giai đoạn 2019-2021, tỉnh triển khai xây dựng các hạng mục: Trung tâm Tích hợp dữ liệu điện tử; Trung tâm Giám sát an ninh không gian mạng; Trung tâm Điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu tập trung đa nhiệm; Hệ thống giáo dục thông minh; Y tế thông minh, du lịch thông minh; Hệ thống quản lý, điều hành thông tin kế hoạch tài chính; Xây dựng mô hình thí điểm đô thị thông minh…
Bên cạnh những kết quả đạt được, một số nội dung đầu tư về CNTT của tỉnh chưa được quy chuẩn đồng bộ, thống nhất; hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu cấp tỉnh và quốc gia trong cơ quan Nhà nước chủ yếu ở quy mô nhỏ, sử dụng nội bộ; an toàn, an ninh mạng chưa được quan tâm đúng mức; ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và điều hành tại một số đơn vị vẫn hạn chế; một bộ phận người dân, doanh nghiệp còn e dè, chưa chủ động tích cực ứng dụng các tiện ích của chính quyền điện tử, đô thị thông minh, trong đó có dịch vụ hành chính công mức độ 3,4... đây là những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.
Mục tiêu trong năm 2021 là phấn đấu đạt 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống CQĐT được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin từ cấp tỉnh đến cơ sở thực hiện giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên, từ đó giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh làm thủ tục không cần phải đến cơ quan Nhà nước; có tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; tiếp tục triển khai xây dựng CQĐT gắn với Đề án đô thị thông minh, kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh, cổng dịch vụ công trực tuyến...
Do đó, cùng tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng CNTT tiên tiến, hiện đại, an ninh, an toàn, tỉnh tiếp tục triển khai mở rộng các nhiệm vụ của đô thị thông minh tầm nhìn đến năm 2025, thực hiện kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Cùng đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ, sẽ tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiện đại hóa hành chính, khuyến khích, tăng tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh. Đồng thời, hỗ trợ hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp nâng cao khả năng sử dụng các tiện ích và dịch vụ CNTT trong giải quyết TTHC, trong CQĐT và đô thị thông minh…