Tỉnh Yên Bái đã ban hành các chương trình, kế hoạch, Kiến trúc chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh, Kiến trúc đô thị thông minh (ICT) phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó đã thực hiện đầu tư các dự án công nghệ thông tin xây dựng CQĐT, ĐTTM một cách bài bản, tổng thể đảm bảo quy mô và đạt được những kết quả tích cực.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (người thứ 2 bên phải) kiểm tra tiến độ thi công Trung tâm Điều hành giám sát đô thị thông minh. (Ảnh: Tiến Lập)
Xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh (ĐTTM) tiến tới chính quyền số, kinh tế số là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển. Đối với tỉnh Yên Bái, việc định hướng, thiết lập và đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) gắn với ĐTTM, hướng tới chính quyền số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội, đưa tỉnh Yên Bái phát triển bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.
Chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, tiếp đến là Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính quyền điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc chính quyền điện tử Việt Nam phiên bản 1.0, 2.0 và các văn bản khác hướng dẫn đầu tư, thuê dịch vụ..., tỉnh Yên Bái đã ban hành các chương trình, kế hoạch, Kiến trúc CQĐT tỉnh, Kiến trúc đô thị thông minh (ICT) phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó đã thực hiện đầu tư các dự án công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng CQĐT, ĐTTM một cách bài bản, tổng thể đảm bảo quy mô và đạt được những kết quả tích cực.
Minh chứng cụ thể là tỉnh đã sớm triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý điều hành trong các cơ quan Nhà nước, xây dựng Mô hình Một cửa liên thông từ tỉnh tới xã, tiến hành xây dựng ĐTTM với nhiều tiện ích không chỉ phục vụ công tác quản lý, điều hành mà còn thiết thực phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Cuối năm 2020, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái phiên bản 2.0 thay thế phiên bản 1.0; phê duyệt kế hoạch duy trì phát triển hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến cấp tỉnh, huyện, xã; ngày 31/3/2021, tiếp tục ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2025; ngày 5/7/2021, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND thực hiện cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 của các cơ quan Nhà nước tỉnh Yên Bái ... Đó chính là nền tảng quan trọng để tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, góp phần quan trọng nâng cao chỉ số hài lòng của người dân với chính quyền.
Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn. Hạ tầng CNTT, mạng WAN, mạng chuyên dùng được đầu tư đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước và phục vụ giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã hoạt động liên thông, giải quyết 100% thủ tục hành chính với tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên 99%. Theo đó môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh không ngừng được cải thiện, xếp hạng của tỉnh về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh hàng năm đều tăng từ 6 - 8 bậc.
Các hệ thống phần mềm dùng chung gồm: Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ hành chính công, Hệ thống thư điện tử được đầu tư, nâng cấp phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ và nhu cầu thực tế của địa phương ngày càng đáp ứng hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành.
Việc gửi nhận văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số được thực hiện, duy trì hiệu quả; phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, hệ thống thư điện tử công vụ được toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng, trở thành thói quen và ngày càng phát huy hiệu quả.
Đến nay, tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức của tỉnh đạt 100%; tỷ lệ máy tính kết nối Internet băng thông rộng đạt 100%; tỷ lệ dịch vụ hành chính công được cung cấp trên mạng Internet đạt 100%; mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được triển khai tại 111 điểm, trong đó có 33 điểm là các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và 78 xã, phường, thị trấn. 100% cơ quan quản lý Nhà nước đều có cán bộ phụ trách CNTT của đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục duy trì tốt việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn như: phần mềm quản lý ngân sách, quản lý tài sản; cấp mã số đối tượng ngân sách, trao đổi dữ liệu thu chi (Sở Tài chính); phần mềm quản lý khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ); cài đặt, khai thác sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, công chức; quản lý địa giới hành chính (Sở Nội vụ)...
Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện cấp chứng thư số cho 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; cấp chứng thư số cá nhân cho tất cả lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện với tổng số 532 chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, 352 chữ ký số cho cá nhân. 100% các cơ quan, đơn vị được cấp chứng thư số đã thực hiện ký số trong việc gửi, nhận văn bản điện tử.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển CQĐT tiến tới Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo định hướng của Đảng, Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đưa nội dung này vào Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đề án "Xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025” được thông qua tại Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII xác định quan điểm lấy người dân làm trung tâm; sử dụng công nghệ một cách thông minh, mục tiêu hướng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với định hướng Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh tập trung triển khai xây dựng hạ tầng ĐTTM; trung tâm quản lý, điều hành, xử lý tập trung dữ liệu đô thị đa nhiệm và một số dịch vụ thông minh thuộc các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, hành chính công, với quy mô trên phạm vi toàn tỉnh hoặc ở một số địa bàn cụ thể, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng bố trí nguồn lực thực hiện.
Hướng tới chính quyền số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi số là một nội dung trong sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba đột phá chiến lược thực hiện định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/7/2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Tỉnh đã xác định rõ quan điểm: Chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là xu hướng tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm phát triển môi trường số hiện đại, an toàn, nhân văn, rộng khắp, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Quá trình chuyển đổi số phải lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và người dân.
Với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Yên Bái cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số.
Đến năm 2030, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; tiếp tục phấn đấu nâng thứ hạng của Yên Bái trên Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) hằng năm.
Theo đó, tỉnh đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn dân về chuyển đổi số; xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Để hoàn thành được các mục tiêu phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; phát triển kinh tế số nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Yên Bái trong tương lai, tỉnh Yên Bái tập trung xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh, hướng đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh, năng suất lao động tăng bình quân từ 6,2%/năm, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; cơ bản hoàn thành xây dựng ĐTTM tỉnh Yên Bái.
Mục tiêu đến 2030, mạng 5G phủ sóng trên toàn tỉnh, người dân được truy cập Internet băng rộng với chi phí thấp, kinh tế số chiếm 30% GRDP của tỉnh, năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 6,8%, hoàn thành xây dựng chính quyền số, kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong tỉnh và khu vực.
Có thể thấy, trong bối cảnh Yên Bái là một tỉnh miền núi với địa bàn phân tán trải rộng, điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc thực hiện điện tử hóa, số hóa chính quyền là giải pháp hữu ích trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Đây cũng là mong muốn thể hiện sự quyết tâm của Chính quyền tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao công vụ của cán bộ công nhân viên chức, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo Báo Yên Bái
Tỉnh Yên Bái đã ban hành các chương trình, kế hoạch, Kiến trúc chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh, Kiến trúc đô thị thông minh (ICT) phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó đã thực hiện đầu tư các dự án công nghệ thông tin xây dựng CQĐT, ĐTTM một cách bài bản, tổng thể đảm bảo quy mô và đạt được những kết quả tích cực.Xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh (ĐTTM) tiến tới chính quyền số, kinh tế số là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển. Đối với tỉnh Yên Bái, việc định hướng, thiết lập và đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) gắn với ĐTTM, hướng tới chính quyền số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội, đưa tỉnh Yên Bái phát triển bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.
Chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, tiếp đến là Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính quyền điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc chính quyền điện tử Việt Nam phiên bản 1.0, 2.0 và các văn bản khác hướng dẫn đầu tư, thuê dịch vụ..., tỉnh Yên Bái đã ban hành các chương trình, kế hoạch, Kiến trúc CQĐT tỉnh, Kiến trúc đô thị thông minh (ICT) phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó đã thực hiện đầu tư các dự án công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng CQĐT, ĐTTM một cách bài bản, tổng thể đảm bảo quy mô và đạt được những kết quả tích cực.
Minh chứng cụ thể là tỉnh đã sớm triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý điều hành trong các cơ quan Nhà nước, xây dựng Mô hình Một cửa liên thông từ tỉnh tới xã, tiến hành xây dựng ĐTTM với nhiều tiện ích không chỉ phục vụ công tác quản lý, điều hành mà còn thiết thực phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Cuối năm 2020, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái phiên bản 2.0 thay thế phiên bản 1.0; phê duyệt kế hoạch duy trì phát triển hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến cấp tỉnh, huyện, xã; ngày 31/3/2021, tiếp tục ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2025; ngày 5/7/2021, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND thực hiện cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 của các cơ quan Nhà nước tỉnh Yên Bái ... Đó chính là nền tảng quan trọng để tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, góp phần quan trọng nâng cao chỉ số hài lòng của người dân với chính quyền.
Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn. Hạ tầng CNTT, mạng WAN, mạng chuyên dùng được đầu tư đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước và phục vụ giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã hoạt động liên thông, giải quyết 100% thủ tục hành chính với tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên 99%. Theo đó môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh không ngừng được cải thiện, xếp hạng của tỉnh về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh hàng năm đều tăng từ 6 - 8 bậc.
Các hệ thống phần mềm dùng chung gồm: Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ hành chính công, Hệ thống thư điện tử được đầu tư, nâng cấp phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ và nhu cầu thực tế của địa phương ngày càng đáp ứng hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành.
Việc gửi nhận văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số được thực hiện, duy trì hiệu quả; phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, hệ thống thư điện tử công vụ được toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng, trở thành thói quen và ngày càng phát huy hiệu quả.
Đến nay, tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức của tỉnh đạt 100%; tỷ lệ máy tính kết nối Internet băng thông rộng đạt 100%; tỷ lệ dịch vụ hành chính công được cung cấp trên mạng Internet đạt 100%; mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được triển khai tại 111 điểm, trong đó có 33 điểm là các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và 78 xã, phường, thị trấn. 100% cơ quan quản lý Nhà nước đều có cán bộ phụ trách CNTT của đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục duy trì tốt việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn như: phần mềm quản lý ngân sách, quản lý tài sản; cấp mã số đối tượng ngân sách, trao đổi dữ liệu thu chi (Sở Tài chính); phần mềm quản lý khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ); cài đặt, khai thác sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, công chức; quản lý địa giới hành chính (Sở Nội vụ)...
Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện cấp chứng thư số cho 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; cấp chứng thư số cá nhân cho tất cả lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện với tổng số 532 chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, 352 chữ ký số cho cá nhân. 100% các cơ quan, đơn vị được cấp chứng thư số đã thực hiện ký số trong việc gửi, nhận văn bản điện tử.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển CQĐT tiến tới Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo định hướng của Đảng, Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đưa nội dung này vào Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đề án "Xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025” được thông qua tại Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII xác định quan điểm lấy người dân làm trung tâm; sử dụng công nghệ một cách thông minh, mục tiêu hướng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với định hướng Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh tập trung triển khai xây dựng hạ tầng ĐTTM; trung tâm quản lý, điều hành, xử lý tập trung dữ liệu đô thị đa nhiệm và một số dịch vụ thông minh thuộc các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, hành chính công, với quy mô trên phạm vi toàn tỉnh hoặc ở một số địa bàn cụ thể, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng bố trí nguồn lực thực hiện.
Hướng tới chính quyền số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi số là một nội dung trong sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba đột phá chiến lược thực hiện định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/7/2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Tỉnh đã xác định rõ quan điểm: Chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là xu hướng tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm phát triển môi trường số hiện đại, an toàn, nhân văn, rộng khắp, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Quá trình chuyển đổi số phải lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và người dân.
Với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Yên Bái cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số.
Đến năm 2030, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; tiếp tục phấn đấu nâng thứ hạng của Yên Bái trên Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) hằng năm.
Theo đó, tỉnh đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn dân về chuyển đổi số; xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Để hoàn thành được các mục tiêu phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; phát triển kinh tế số nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Yên Bái trong tương lai, tỉnh Yên Bái tập trung xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh, hướng đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh, năng suất lao động tăng bình quân từ 6,2%/năm, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; cơ bản hoàn thành xây dựng ĐTTM tỉnh Yên Bái.
Mục tiêu đến 2030, mạng 5G phủ sóng trên toàn tỉnh, người dân được truy cập Internet băng rộng với chi phí thấp, kinh tế số chiếm 30% GRDP của tỉnh, năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 6,8%, hoàn thành xây dựng chính quyền số, kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong tỉnh và khu vực.
Có thể thấy, trong bối cảnh Yên Bái là một tỉnh miền núi với địa bàn phân tán trải rộng, điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc thực hiện điện tử hóa, số hóa chính quyền là giải pháp hữu ích trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Đây cũng là mong muốn thể hiện sự quyết tâm của Chính quyền tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao công vụ của cán bộ công nhân viên chức, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.