Đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh đưa 13 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) của tỉnh; 6 thủ tục thực hiện tại Bộ phận PVHCC cấp huyện.
Để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và hiện đại hóa quy trình quản lý, trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung tối đa nguồn lực, triển khai đồng loạt các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhằm cắt giảm tối đa thời gian, chi phí khi thực hiện TTHC trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)...
Ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: "Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC, BHXH tỉnh đưa 13 TTHC thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm PVHCC của tỉnh; 6 thủ tục thực hiện tại Bộ phận PVHCC cấp huyện. Đồng thời, tiếp tục duy trì nghiêm túc việc tổ chức Bộ phận "một cửa" tại BHXH cấp tỉnh, cấp huyện để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
Cùng đó, BHXH tỉnh thực hiện Hệ thống "Một cửa điện tử” tập trung để quản lý, theo dõi trực tuyến toàn bộ quy trình nghiệp vụ, từ việc tiếp nhận hồ sơ đến thụ lý giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC, cảnh báo tình trạng hồ sơ sắp đến hạn, chậm muộn. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết”.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép”, BHXH tỉnh đã hướng dẫn triển khai kịp thời đến người dân và đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện các TTHC của ngành trên cơ sở dữ liệu quốc gia, kịp thời xử lý các TTHC đã tích hợp trên Cổng Dịch vụ công (DVC) Quốc gia và các hồ sơ trực tuyến hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19; triển khai nhắn tin qua Tổng đài 8079 các nội dung tra cứu quá trình tham gia BHXH, thời hạn sử dụng thẻ BHYT, hồ sơ đã nộp, tình trạng hồ sơ và nhắn tin thông báo số tiền được cơ quan BHXH chi trả đối với mỗi người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh BHYT.
BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người hưởng qua tài khoản ATM; phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm, ngân hàng mở tài khoản cá nhân miễn phí cho người lao động khi đến nộp hồ sơ hưởng BHTN.
Đến nay, thực hiện chi trả cho khoảng gần 20% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ngân hàng. Trên cơ sở 19 DVC trực tuyến cấp độ 3,4 trên Cổng DVC của ngành, BHXH tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, cá nhân thực hiện các dịch vụ thanh toán trực tuyến của ngành trên Cổng DVC Quốc gia; thực hiện dịch vụ liên thông "Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BNTN và báo cáo tình hình thay đổi lao động trên Cổng DVC Quốc gia”.
Tiếp tục triển khai giao dịch điện tử trong các lĩnh vực thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới các đơn vị sử dụng lao động...
Đến nay, đã có trên 98% đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử; 100% đơn vị sử dụng lao động đã triển khai nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, 9 tháng năm 2021, ngành BHXH tỉnh cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra.
Hiện toàn tỉnh có 52.114 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 244 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 96,99% kế hoạch; trên 20.200 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 7.658 người, đạt gần 84% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; số người tham gia BHYT đạt 744.265 người, đạt 91,91% kế hoạch…
Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến theo từng TTHC gặp nhiều khó khăn; số lượng máy ATM tại các huyện, thị xã, thành phố chủ yếu đặt tại trung tâm chưa triển khai đến các xã nên người dân khó tiếp cận dịch vụ.
Để khắc phục hạn chế trên, BHXH tỉnh chủ động làm tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ trong việc thực hiện chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện kế hoạch phát triển mở rộng người hưởng các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân; cài đặt ứng dụng VSSID-BHXH số để người dân tham gia BHXH, BHYT, BHTN có thể theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, thực hiện các dịch vụ công một cách dễ dàng tiện lợi.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối, khai thác các cơ sở dữ liệu của sở, ngành; đẩy mạnh thanh toán điện tử và đảm bảo các điều kiện để thực hiện DVC trực tuyến mức độ 4; đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng. Tăng cường thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua giao dịch điện tử trên Cổng DVC của ngành, Cổng DVC Quốc gia, qua dịch vụ bưu chính công ích...
Ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Trong năm 2021 ngành, BHXH tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử trên nền tảng áp dụng phương thức thanh toán điện tử trực tuyến công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dạng hóa các hình thức thanh toán để phục vụ tổ chức, cá nhân sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu nộp, chi trả BHXH và thanh toán dịch vụ y tế, góp phần tăng tốc độ xử lý giao dịch, hiện đại hóa công tác thanh toán của ngành BHXH.
Theo Báo Yên Bái
Đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh đưa 13 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) của tỉnh; 6 thủ tục thực hiện tại Bộ phận PVHCC cấp huyện.Để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và hiện đại hóa quy trình quản lý, trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung tối đa nguồn lực, triển khai đồng loạt các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhằm cắt giảm tối đa thời gian, chi phí khi thực hiện TTHC trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)...
Ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: "Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC, BHXH tỉnh đưa 13 TTHC thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm PVHCC của tỉnh; 6 thủ tục thực hiện tại Bộ phận PVHCC cấp huyện. Đồng thời, tiếp tục duy trì nghiêm túc việc tổ chức Bộ phận "một cửa" tại BHXH cấp tỉnh, cấp huyện để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
Cùng đó, BHXH tỉnh thực hiện Hệ thống "Một cửa điện tử” tập trung để quản lý, theo dõi trực tuyến toàn bộ quy trình nghiệp vụ, từ việc tiếp nhận hồ sơ đến thụ lý giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC, cảnh báo tình trạng hồ sơ sắp đến hạn, chậm muộn. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết”.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép”, BHXH tỉnh đã hướng dẫn triển khai kịp thời đến người dân và đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện các TTHC của ngành trên cơ sở dữ liệu quốc gia, kịp thời xử lý các TTHC đã tích hợp trên Cổng Dịch vụ công (DVC) Quốc gia và các hồ sơ trực tuyến hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19; triển khai nhắn tin qua Tổng đài 8079 các nội dung tra cứu quá trình tham gia BHXH, thời hạn sử dụng thẻ BHYT, hồ sơ đã nộp, tình trạng hồ sơ và nhắn tin thông báo số tiền được cơ quan BHXH chi trả đối với mỗi người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh BHYT.
BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người hưởng qua tài khoản ATM; phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm, ngân hàng mở tài khoản cá nhân miễn phí cho người lao động khi đến nộp hồ sơ hưởng BHTN.
Đến nay, thực hiện chi trả cho khoảng gần 20% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ngân hàng. Trên cơ sở 19 DVC trực tuyến cấp độ 3,4 trên Cổng DVC của ngành, BHXH tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, cá nhân thực hiện các dịch vụ thanh toán trực tuyến của ngành trên Cổng DVC Quốc gia; thực hiện dịch vụ liên thông "Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BNTN và báo cáo tình hình thay đổi lao động trên Cổng DVC Quốc gia”.
Tiếp tục triển khai giao dịch điện tử trong các lĩnh vực thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới các đơn vị sử dụng lao động...
Đến nay, đã có trên 98% đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử; 100% đơn vị sử dụng lao động đã triển khai nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, 9 tháng năm 2021, ngành BHXH tỉnh cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra.
Hiện toàn tỉnh có 52.114 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 244 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 96,99% kế hoạch; trên 20.200 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 7.658 người, đạt gần 84% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; số người tham gia BHYT đạt 744.265 người, đạt 91,91% kế hoạch…
Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến theo từng TTHC gặp nhiều khó khăn; số lượng máy ATM tại các huyện, thị xã, thành phố chủ yếu đặt tại trung tâm chưa triển khai đến các xã nên người dân khó tiếp cận dịch vụ.
Để khắc phục hạn chế trên, BHXH tỉnh chủ động làm tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ trong việc thực hiện chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện kế hoạch phát triển mở rộng người hưởng các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân; cài đặt ứng dụng VSSID-BHXH số để người dân tham gia BHXH, BHYT, BHTN có thể theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, thực hiện các dịch vụ công một cách dễ dàng tiện lợi.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối, khai thác các cơ sở dữ liệu của sở, ngành; đẩy mạnh thanh toán điện tử và đảm bảo các điều kiện để thực hiện DVC trực tuyến mức độ 4; đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng. Tăng cường thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua giao dịch điện tử trên Cổng DVC của ngành, Cổng DVC Quốc gia, qua dịch vụ bưu chính công ích...
Ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Trong năm 2021 ngành, BHXH tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử trên nền tảng áp dụng phương thức thanh toán điện tử trực tuyến công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dạng hóa các hình thức thanh toán để phục vụ tổ chức, cá nhân sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu nộp, chi trả BHXH và thanh toán dịch vụ y tế, góp phần tăng tốc độ xử lý giao dịch, hiện đại hóa công tác thanh toán của ngành BHXH.