Với mục tiêu nâng cao chỉ số cải cách hành chính (CCHC) để thu hút đầu tư, bám sát chỉ đạo của Chính phủ về triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của công tác CCHC.
Người dân và doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Văn Yên.
Năm 2022, CCHC tỉnh Yên Bái đã đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực; đặc biệt trong xây dựng thể chế, chính sách pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế, cải cách chế độ công vụ, chuyển đổi số…
Theo đó, Chỉ số CCHC của tỉnh Yên Bái xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2021 với tổng điểm đạt được là 86,77 điểm; Chỉ số SIPAS xếp thứ 11, tăng 3 bậc với tỷ lệ hài lòng đạt 83,87%. Chỉ số PAPI đạt 41,832/80 điểm, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố; tiếp tục nằm trong nhóm trung bình cao.
Kết quả đánh giá chỉ số CCHC các sở, ban, ngành, địa phương có 12 sở, ban, ngành của tỉnh đạt kết quả trên 90%; có 7 đơn vị đạt từ 80 đến dưới 90%; đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố; nhóm đạt kết quả trên 90% có 5 đơn vị, nhóm đạt kết quả dưới 90% có 4 đơn vị.
Kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của người dân, đối với các sở, ban, ngành, Sở Thông tin và Truyền thông có chỉ số hài lòng cao nhất với mức hài lòng đạt 98,8%; đối với các huyện, thị xã, thành phố, huyện Trạm Tấu có chỉ số hài lòng cao nhất đạt gần 100%.
Có được kết quả trên là trong những năm qua, tỉnh đã quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, người đứng đầu các cơ quan, địa phương đã bám sát mục tiêu cải thiện các chỉ số để xây dựng kế hoạch thực hiện; đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng thường xuyên rà soát, chỉnh sửa một số chức năng của phần mềm Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức và người dân thao tác, xử lý hồ sơ như gửi tin nhắn khi tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính.
Việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính được triển khai theo hướng công khai, minh bạch, nhanh, thuận lợi; duy trì triển khai 100% dịch vụ công đủ điều kiện trực tuyến mức độ 4 liên thông từ tỉnh đến xã, ứng dụng công nghệ thông tin, giải pháp kỹ thuật để đưa các hoạt động cung cấp dịch vụ công chưa đủ điều kiện trực tuyến mức độ 4 lên môi trường mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thực hiện; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, theo dõi đánh giá quá trình thực hiện các thủ tục hành chính của công dân theo định kỳ và thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục đúng thời gian.
Nhờ đó, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, đến nay, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 600 dự án với trên 93.685 tỷ đồng và trên 402 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 129 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 1.239 tỷ đồng...
Để tiếp tục phát huy và thực hiện hiệu quả chỉ số CCHC, tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch.
Tăng cường trách nhiệm các ban, sở, ngành, UBND các cấp, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, gắn cải cách hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thực hiện đồng bộ công tác cải cách hành chính, duy trì và nâng cao Chỉ số CCHC (PCI) cấp tỉnh./.
Theo Báo Yên Bái
Với mục tiêu nâng cao chỉ số cải cách hành chính (CCHC) để thu hút đầu tư, bám sát chỉ đạo của Chính phủ về triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của công tác CCHC.Năm 2022, CCHC tỉnh Yên Bái đã đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực; đặc biệt trong xây dựng thể chế, chính sách pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế, cải cách chế độ công vụ, chuyển đổi số…
Theo đó, Chỉ số CCHC của tỉnh Yên Bái xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2021 với tổng điểm đạt được là 86,77 điểm; Chỉ số SIPAS xếp thứ 11, tăng 3 bậc với tỷ lệ hài lòng đạt 83,87%. Chỉ số PAPI đạt 41,832/80 điểm, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố; tiếp tục nằm trong nhóm trung bình cao.
Kết quả đánh giá chỉ số CCHC các sở, ban, ngành, địa phương có 12 sở, ban, ngành của tỉnh đạt kết quả trên 90%; có 7 đơn vị đạt từ 80 đến dưới 90%; đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố; nhóm đạt kết quả trên 90% có 5 đơn vị, nhóm đạt kết quả dưới 90% có 4 đơn vị.
Kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của người dân, đối với các sở, ban, ngành, Sở Thông tin và Truyền thông có chỉ số hài lòng cao nhất với mức hài lòng đạt 98,8%; đối với các huyện, thị xã, thành phố, huyện Trạm Tấu có chỉ số hài lòng cao nhất đạt gần 100%.
Có được kết quả trên là trong những năm qua, tỉnh đã quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, người đứng đầu các cơ quan, địa phương đã bám sát mục tiêu cải thiện các chỉ số để xây dựng kế hoạch thực hiện; đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng thường xuyên rà soát, chỉnh sửa một số chức năng của phần mềm Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức và người dân thao tác, xử lý hồ sơ như gửi tin nhắn khi tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính.
Việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính được triển khai theo hướng công khai, minh bạch, nhanh, thuận lợi; duy trì triển khai 100% dịch vụ công đủ điều kiện trực tuyến mức độ 4 liên thông từ tỉnh đến xã, ứng dụng công nghệ thông tin, giải pháp kỹ thuật để đưa các hoạt động cung cấp dịch vụ công chưa đủ điều kiện trực tuyến mức độ 4 lên môi trường mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thực hiện; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, theo dõi đánh giá quá trình thực hiện các thủ tục hành chính của công dân theo định kỳ và thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục đúng thời gian.
Nhờ đó, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, đến nay, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 600 dự án với trên 93.685 tỷ đồng và trên 402 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 129 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 1.239 tỷ đồng...
Để tiếp tục phát huy và thực hiện hiệu quả chỉ số CCHC, tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch.
Tăng cường trách nhiệm các ban, sở, ngành, UBND các cấp, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, gắn cải cách hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thực hiện đồng bộ công tác cải cách hành chính, duy trì và nâng cao Chỉ số CCHC (PCI) cấp tỉnh./.