Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra thời gian qua đã cho thấy những khó khăn, bất cập từ hệ thống đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài gần 86 km, đi qua 21 xã, phường với địa hình hiểm trở, nhiều đường cong, bán kính nhỏ là những nguyên nhân tiềm ẩn đe dọa đến ATGT đường sắt. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế, giao thương dẫn đến nhiều lối đi trái phép qua đường sắt được mở ra, mật độ các điểm giao cắt tăng cao, tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt diễn ra phức tạp.
Trước thực trạng trên, các ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm các quy định: không lấn chiếm hành lang gây mất ATGT đường sắt, không mở đường dân sinh trái phép, chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác chắn… Nhiều giải pháp cụ thể đã được triển khai thực hiện như: làm rào ngăn cách bảo đảm an toàn một số đoạn đường sắt tiếp giáp với đường bộ, nắn tuyến các đoạn cong, cua gấp...
Đặc biệt, từ nhiều nguồn vốn, các ngành, địa phương đã triển khai làm các đường gom nhằm xóa bỏ lối đi dân sinh qua đường sắt; nâng cấp, cải tạo mặt đường ngang…
Theo ông Nguyễn Xuân Quang - Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào, năm 2016, Công ty thường xuyên phối hợp các ngành, địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra các điểm giao cắt; phát quang cây cối che khuất tầm nhìn tại các lối đi dân sinh nguy hiểm; thực hiện thu hẹp 55 lối đi dân sinh nhằm hạn chế phương tiện cơ giới 4 bánh trở lên; cắm 131 biển cảnh báo, 10 biển cấm phương tiện cơ giới qua lại tại các lối đi dân sinh công cộng đặc biệt nguy hiểm; tổ chức ký cam kết bảo đảm ATGT với các xã, phường có đường sắt đi qua; lắp đặt động cơ điện cho chắn 6 điểm đường ngang và hệ thống báo tàu tới cho 7 đường ngang…
Ngoài ra, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, phát hiện, xử lý trên 80 trường hợp mô tô vi phạm TTATGT đường sắt; đồng thời, đề nghị cơ quan liên quan sửa chữa những biển báo hiệu bị hỏng, cong, vênh…
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, năm 2016, lĩnh vực đường sắt xảy ra 4 vụ TNGT, làm chết 4 người, bị thương 1 người, tăng 1 vụ, 1 người chết, 1 người bị thương so với năm 2015. Những vụ TNGT trên cho thấy, công tác bảo đảm TTATGT đường sắt còn nhiều khó khăn, bất cập.
Qua rà soát, hiện toàn tỉnh mới có 28 đường ngang hợp pháp, còn lại 260 lối đi dân sinh giao cắt với đường sắt, trong đó, 103 lối đi công cộng, 157 lối đi vào hộ gia đình riêng lẻ. Đặc biệt, trong số này có tới 69 lối đi có bề rộng lớn hơn 1,8 m mà xe cơ giới loại nhỏ có thể đi qua, điển hình là các vị trí như: Km171+570 (Đào Thịnh, Trấn Yên), Km174+840, Km175+700 (Báo Đáp, Trấn Yên), Km192+450 (Mậu Đông, Văn Yên).
Trong khi đó, tại các khu vực nội thị, trung tâm thị trấn, mật độ dân cư tương đối đông, nhiều hộ dân vẫn hàng ngày sinh sống 2 bên đường sắt nên luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, nhất là khi ý thức của người dân còn rất hạn chế.Điều này thể hiện qua việc người dân phá các hàng rào thu hẹp lối đi do ngành đường sắt thực hiện, trong đó nhiều vị trí đã được rào lại lần 2 nhưng vẫn bị phá dỡ như: Km169+050 (Việt Thành, Trấn Yên), Km192+450 (Mậu Đông, Văn Yên).
Bên cạnh đó, qua nhiều lần làm việc, ngành đường sắt đã đề nghị chính quyền các địa phương khẩn trương phối hợp, tổ chức cảnh giới 40 vị trí lối đi dân sinh, nhất là các vị trí có xe cơ giới qua lại như: Km159+970, Km169+050, Km171+570, Km192+450.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, hiện nay, mới chỉ có xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên thành lập được Tổ tự quản ATGT đường sắt và tổ chức cảnh giới tại Km 171+570. Qua đây có thể thấy, việc phối hợp triển khai thực hiện bảo đảm TTATGT đường sắt chưa nhịp nhàng và liên tục.
Đặc biệt, các xã, phường có đường sắt đi qua chưa thực sự vào cuộc trong tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật về ATGT đường sắt cho nhân dân và chưa chủ động phối hợp quản lý hành lang đường sắt cũng như tổ chức cảnh giới tại những điểm giao cắt nguy hiểm.
Tháo gỡ những khó khăn này đòi hỏi phải có những chỉ đạo, giải pháp quyết liệt nhằm bảo đảm TTATGT đường sắt trên địa bàn. Theo đó, các bên liên quan cần phối hợp thực hiện nâng cấp, cải tạo các đường ngang tạo bề mặt lối đi bằng phẳng, êm thuận; cắm đầy đủ biển báo hiệu, làm gờ giảm tốc trên đường bộ do địa phương quản lý; đào tạo, bố trí người cảnh giới bảo đảm an toàn, trước mắt là tại các lối đi tại Km192+450, Km192+450; đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Đường sắt và các quy định xử phạt đối với người vi phạm thông qua các phương tiện truyền thông và tuyên truyền miệng.
Cùng với đó, các ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, cắm mốc giới hạn hành lang an toàn; xây dựng bổ sung hệ thống hàng rào, đường gom tại các điểm có mật độ tham gia giao thông cao và khu vực đông dân cư; tiếp tục kiểm tra, rào chắn thu hẹp các lối đi dân sinh để hạn chế xe cơ giới qua lại; bổ sung biển cảnh báo tại các lối đi dân sinh còn lại.
Bên cạnh đó, trong Quyết định số 3234/QĐ-UBND ngày 20/11/2016 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg về lập lại hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 mới chủ yếu đề cập đến hành lang đường bộ, đặc biệt là không có sự tham gia của huyện Văn Yên, nơi có đường sắt chạy qua tương đối dài.
Do vậy, thời gian tới, cấp có thẩm quyền cần bổ sung nội dung lập lại hành lang an toàn đường sắt và huyện Văn Yên vào nội dung của Quyết định số 3234 để từ đó các địa phương tham gia tích cực vào công tác bảo đảm TTATGT đường sắt trên địa bàn.
Ông Trần Xuân Quyết - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh:
Thời gian tới, Ban ATGT tỉnh tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về ATGT đường sắt tới người dân, rà soát hệ thống đường ngang qua đường sắt; yêu cầu đơn vị quản lý, khai thác hạ tầng đường sắt trên địa bàn cung cấp lịch trình chạy tàu để tổ chức cảnh giới bảo đảm an toàn tại các đường ngang có người qua lại thường xuyên; tổ chức thực hiện cảnh giới bảo đảm ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt không có rào chắn.
Ông Nguyễn Trọng Tuynh - Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Văn Yên:
Đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua địa bàn xã có chiều dài 10 km; trong đó, có 2 đường ngang có gác chắn, 7 điểm giao cắt là đường ngang dân sinh và lối vào nhà dân. Để bảo đảm ATGT đường sắt, xã tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong chấp hành các quy định ATGT đường sắt thông qua các cuộc họp thôn, chi bộ, đoàn thể, yêu cầu người dân không được chăn thả trâu, bò, đi bộ trên hành lang đường sắt. Ngoài ra, xã sẽ tổ chức ký cam kết với toàn bộ các hộ dân dọc 2 bên đường sắt không vi phạm hành lang, lấn chiếm hàng lang đường sắt, gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình và những người khác.
|
Theo Báo Yên Bái
Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra thời gian qua đã cho thấy những khó khăn, bất cập từ hệ thống đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt.Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài gần 86 km, đi qua 21 xã, phường với địa hình hiểm trở, nhiều đường cong, bán kính nhỏ là những nguyên nhân tiềm ẩn đe dọa đến ATGT đường sắt. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế, giao thương dẫn đến nhiều lối đi trái phép qua đường sắt được mở ra, mật độ các điểm giao cắt tăng cao, tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt diễn ra phức tạp.
Trước thực trạng trên, các ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm các quy định: không lấn chiếm hành lang gây mất ATGT đường sắt, không mở đường dân sinh trái phép, chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác chắn… Nhiều giải pháp cụ thể đã được triển khai thực hiện như: làm rào ngăn cách bảo đảm an toàn một số đoạn đường sắt tiếp giáp với đường bộ, nắn tuyến các đoạn cong, cua gấp...
Đặc biệt, từ nhiều nguồn vốn, các ngành, địa phương đã triển khai làm các đường gom nhằm xóa bỏ lối đi dân sinh qua đường sắt; nâng cấp, cải tạo mặt đường ngang…
Theo ông Nguyễn Xuân Quang - Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào, năm 2016, Công ty thường xuyên phối hợp các ngành, địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra các điểm giao cắt; phát quang cây cối che khuất tầm nhìn tại các lối đi dân sinh nguy hiểm; thực hiện thu hẹp 55 lối đi dân sinh nhằm hạn chế phương tiện cơ giới 4 bánh trở lên; cắm 131 biển cảnh báo, 10 biển cấm phương tiện cơ giới qua lại tại các lối đi dân sinh công cộng đặc biệt nguy hiểm; tổ chức ký cam kết bảo đảm ATGT với các xã, phường có đường sắt đi qua; lắp đặt động cơ điện cho chắn 6 điểm đường ngang và hệ thống báo tàu tới cho 7 đường ngang…
Ngoài ra, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, phát hiện, xử lý trên 80 trường hợp mô tô vi phạm TTATGT đường sắt; đồng thời, đề nghị cơ quan liên quan sửa chữa những biển báo hiệu bị hỏng, cong, vênh…
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, năm 2016, lĩnh vực đường sắt xảy ra 4 vụ TNGT, làm chết 4 người, bị thương 1 người, tăng 1 vụ, 1 người chết, 1 người bị thương so với năm 2015. Những vụ TNGT trên cho thấy, công tác bảo đảm TTATGT đường sắt còn nhiều khó khăn, bất cập.
Qua rà soát, hiện toàn tỉnh mới có 28 đường ngang hợp pháp, còn lại 260 lối đi dân sinh giao cắt với đường sắt, trong đó, 103 lối đi công cộng, 157 lối đi vào hộ gia đình riêng lẻ. Đặc biệt, trong số này có tới 69 lối đi có bề rộng lớn hơn 1,8 m mà xe cơ giới loại nhỏ có thể đi qua, điển hình là các vị trí như: Km171+570 (Đào Thịnh, Trấn Yên), Km174+840, Km175+700 (Báo Đáp, Trấn Yên), Km192+450 (Mậu Đông, Văn Yên).
Trong khi đó, tại các khu vực nội thị, trung tâm thị trấn, mật độ dân cư tương đối đông, nhiều hộ dân vẫn hàng ngày sinh sống 2 bên đường sắt nên luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, nhất là khi ý thức của người dân còn rất hạn chế.Điều này thể hiện qua việc người dân phá các hàng rào thu hẹp lối đi do ngành đường sắt thực hiện, trong đó nhiều vị trí đã được rào lại lần 2 nhưng vẫn bị phá dỡ như: Km169+050 (Việt Thành, Trấn Yên), Km192+450 (Mậu Đông, Văn Yên).
Bên cạnh đó, qua nhiều lần làm việc, ngành đường sắt đã đề nghị chính quyền các địa phương khẩn trương phối hợp, tổ chức cảnh giới 40 vị trí lối đi dân sinh, nhất là các vị trí có xe cơ giới qua lại như: Km159+970, Km169+050, Km171+570, Km192+450.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, hiện nay, mới chỉ có xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên thành lập được Tổ tự quản ATGT đường sắt và tổ chức cảnh giới tại Km 171+570. Qua đây có thể thấy, việc phối hợp triển khai thực hiện bảo đảm TTATGT đường sắt chưa nhịp nhàng và liên tục.
Đặc biệt, các xã, phường có đường sắt đi qua chưa thực sự vào cuộc trong tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật về ATGT đường sắt cho nhân dân và chưa chủ động phối hợp quản lý hành lang đường sắt cũng như tổ chức cảnh giới tại những điểm giao cắt nguy hiểm.
Tháo gỡ những khó khăn này đòi hỏi phải có những chỉ đạo, giải pháp quyết liệt nhằm bảo đảm TTATGT đường sắt trên địa bàn. Theo đó, các bên liên quan cần phối hợp thực hiện nâng cấp, cải tạo các đường ngang tạo bề mặt lối đi bằng phẳng, êm thuận; cắm đầy đủ biển báo hiệu, làm gờ giảm tốc trên đường bộ do địa phương quản lý; đào tạo, bố trí người cảnh giới bảo đảm an toàn, trước mắt là tại các lối đi tại Km192+450, Km192+450; đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Đường sắt và các quy định xử phạt đối với người vi phạm thông qua các phương tiện truyền thông và tuyên truyền miệng.
Cùng với đó, các ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, cắm mốc giới hạn hành lang an toàn; xây dựng bổ sung hệ thống hàng rào, đường gom tại các điểm có mật độ tham gia giao thông cao và khu vực đông dân cư; tiếp tục kiểm tra, rào chắn thu hẹp các lối đi dân sinh để hạn chế xe cơ giới qua lại; bổ sung biển cảnh báo tại các lối đi dân sinh còn lại.
Bên cạnh đó, trong Quyết định số 3234/QĐ-UBND ngày 20/11/2016 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg về lập lại hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 mới chủ yếu đề cập đến hành lang đường bộ, đặc biệt là không có sự tham gia của huyện Văn Yên, nơi có đường sắt chạy qua tương đối dài.
Do vậy, thời gian tới, cấp có thẩm quyền cần bổ sung nội dung lập lại hành lang an toàn đường sắt và huyện Văn Yên vào nội dung của Quyết định số 3234 để từ đó các địa phương tham gia tích cực vào công tác bảo đảm TTATGT đường sắt trên địa bàn.
Ông Trần Xuân Quyết - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh:
Thời gian tới, Ban ATGT tỉnh tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về ATGT đường sắt tới người dân, rà soát hệ thống đường ngang qua đường sắt; yêu cầu đơn vị quản lý, khai thác hạ tầng đường sắt trên địa bàn cung cấp lịch trình chạy tàu để tổ chức cảnh giới bảo đảm an toàn tại các đường ngang có người qua lại thường xuyên; tổ chức thực hiện cảnh giới bảo đảm ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt không có rào chắn.
Ông Nguyễn Trọng Tuynh - Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Văn Yên:
Đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua địa bàn xã có chiều dài 10 km; trong đó, có 2 đường ngang có gác chắn, 7 điểm giao cắt là đường ngang dân sinh và lối vào nhà dân. Để bảo đảm ATGT đường sắt, xã tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong chấp hành các quy định ATGT đường sắt thông qua các cuộc họp thôn, chi bộ, đoàn thể, yêu cầu người dân không được chăn thả trâu, bò, đi bộ trên hành lang đường sắt. Ngoài ra, xã sẽ tổ chức ký cam kết với toàn bộ các hộ dân dọc 2 bên đường sắt không vi phạm hành lang, lấn chiếm hàng lang đường sắt, gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình và những người khác.