CTTĐT- Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phong trào làm đường giao thông nông thôn đã thu hút, khơi dậy mạnh mẽ nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia. Phong trào làm đường giao thông nông thôn trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Lục Yên phấn đấu đến năm 2020 có 12 xã đạt tiêu chí Giao thông
Từ khi bắt đầu triển khai Đề án Phát triển giao thông nông thôn (năm 2010) đến nay toàn tỉnh đã kiên cố hóa 660 km đường bê tông; mở mới, mở rộng 1.326 km đường giao thông nông thôn, giá trị đạt 1.048 tỷ đồng; trong đó, vốn Nhà nước 567 tỷ đồng, nhân dân 481 tỷ đồng.
Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phong trào làm đường GTNT đã thu hút, khơi dậy mạnh mẽ nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia.
Nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo trong triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn. Các xã, phường, thôn, bản tùy từng điều kiện cụ thể của mình bản lại huy động, vận động nhân dân tham gia. Người dân có thể đóng góp công sức vào việc san nền, đánh đất hoặc góp vật liệu xây dựng như góp cát, sỏi hoặc góp tiền.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở các địa phương cũng góp phần vào xây dựng đường giao thông nông thôn.
Bằng những giải pháp cụ thể, đúng hướng, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đồng thuận, chung sức, tạo thành một phong trào làm đường giao thông nông thôn rộng khắp từ vùng thấp đến vùng cao. Những tuyến đường bê tông, đường nhựa đạt tiêu chuẩn đường miền núi ngày một nối dài và vươn đến tất cả các xã, các bản làng vùng cao. Đường huyện, đường xã và cả đường thôn, bản đã hòa nhập vào mạng lưới đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ tạo một vòng khép kín.
Bên cạnh việc cứng hóa, mở rộng các tuyến đường liên thôn, bản, tỉnh Yên Bái, ngành GTVT tải cũng đặc biệt chú trọng đến việc sửa chữa, xây dựng hệ thống cầu treo dân sinh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình ngành Giao thông vận tải của tỉnh cũng đã có nhiều đóng góp cho phong trào làm đường giao thông nông thôn. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các bộ, ngành trung ương, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các nhà hảo tâm… ngành Giao thông vận tải đã triển khai sửa chữa hàng trăm cầu treo dân sinh bị hư hỏng, xuống cấp, gây mất an toàn cho nhân dân.
Cùng với đó, từ các nguồn hỗ trợ, ngành giao thông vận tải đã, đang triển khai xây dựng các cầu treo, cầu dân sinh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, khai thác phát triển kinh tế. Đặc biệt, thực hiện Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh của Bộ GTVT trong Chương trình "Nhịp cầu yêu thương”, Yên Bái được đầu tư thay thế, làm mới trên 30 cầu.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành 10 cầu, góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương của Bộ GTVT, tỉnh Yên Bái được đầu tư 49 cầu, trong đó có gần 20 cầu sẽ được khởi công trong năm 2017.
Phát triển giao thông nông thôn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các sản phẩm do nông dân sản xuất ra nay đã được vận chuyển về nhà và đi tiêu thụ thuận lợi, là động lực phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế. Đường thôn, bản nối đường xã, đường xã vào đường huyện, đường tỉnh và nối liền với quốc lộ và các tỉnh lân cận tạo thành một mạng lưới liên hoàn, khép kín.
Phát huy kết quả đạt được, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 kiên cố hóa 435 km, mở mới 600 km đường GTNT. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương, nhất là ngành GTVT tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia làm đường GTNT; thu hút, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp; tận dụng các nguồn lực hỗ trợ triển khai sửa chữa, mở mới, cứng hóa các tuyến đường, công trình GTNT…
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phong trào làm đường giao thông nông thôn đã thu hút, khơi dậy mạnh mẽ nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia. Phong trào làm đường giao thông nông thôn trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Từ khi bắt đầu triển khai Đề án Phát triển giao thông nông thôn (năm 2010) đến nay toàn tỉnh đã kiên cố hóa 660 km đường bê tông; mở mới, mở rộng 1.326 km đường giao thông nông thôn, giá trị đạt 1.048 tỷ đồng; trong đó, vốn Nhà nước 567 tỷ đồng, nhân dân 481 tỷ đồng.
Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phong trào làm đường GTNT đã thu hút, khơi dậy mạnh mẽ nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia.
Nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo trong triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn. Các xã, phường, thôn, bản tùy từng điều kiện cụ thể của mình bản lại huy động, vận động nhân dân tham gia. Người dân có thể đóng góp công sức vào việc san nền, đánh đất hoặc góp vật liệu xây dựng như góp cát, sỏi hoặc góp tiền.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở các địa phương cũng góp phần vào xây dựng đường giao thông nông thôn.
Bằng những giải pháp cụ thể, đúng hướng, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đồng thuận, chung sức, tạo thành một phong trào làm đường giao thông nông thôn rộng khắp từ vùng thấp đến vùng cao. Những tuyến đường bê tông, đường nhựa đạt tiêu chuẩn đường miền núi ngày một nối dài và vươn đến tất cả các xã, các bản làng vùng cao. Đường huyện, đường xã và cả đường thôn, bản đã hòa nhập vào mạng lưới đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ tạo một vòng khép kín.
Bên cạnh việc cứng hóa, mở rộng các tuyến đường liên thôn, bản, tỉnh Yên Bái, ngành GTVT tải cũng đặc biệt chú trọng đến việc sửa chữa, xây dựng hệ thống cầu treo dân sinh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình ngành Giao thông vận tải của tỉnh cũng đã có nhiều đóng góp cho phong trào làm đường giao thông nông thôn. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các bộ, ngành trung ương, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các nhà hảo tâm… ngành Giao thông vận tải đã triển khai sửa chữa hàng trăm cầu treo dân sinh bị hư hỏng, xuống cấp, gây mất an toàn cho nhân dân.
Cùng với đó, từ các nguồn hỗ trợ, ngành giao thông vận tải đã, đang triển khai xây dựng các cầu treo, cầu dân sinh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, khai thác phát triển kinh tế. Đặc biệt, thực hiện Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh của Bộ GTVT trong Chương trình "Nhịp cầu yêu thương”, Yên Bái được đầu tư thay thế, làm mới trên 30 cầu.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành 10 cầu, góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương của Bộ GTVT, tỉnh Yên Bái được đầu tư 49 cầu, trong đó có gần 20 cầu sẽ được khởi công trong năm 2017.
Phát triển giao thông nông thôn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các sản phẩm do nông dân sản xuất ra nay đã được vận chuyển về nhà và đi tiêu thụ thuận lợi, là động lực phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế. Đường thôn, bản nối đường xã, đường xã vào đường huyện, đường tỉnh và nối liền với quốc lộ và các tỉnh lân cận tạo thành một mạng lưới liên hoàn, khép kín.
Phát huy kết quả đạt được, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 kiên cố hóa 435 km, mở mới 600 km đường GTNT. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương, nhất là ngành GTVT tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia làm đường GTNT; thu hút, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp; tận dụng các nguồn lực hỗ trợ triển khai sửa chữa, mở mới, cứng hóa các tuyến đường, công trình GTNT…