CTTĐT – Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ; doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Nghị định này cũng quy định về điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu; mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy; trách nhiệm của các bộ, cơ quan liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, bao gồm: Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình, máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định, phối hợp với Bộ tài chính, Bộ Công an tổ chức thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vấp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất do cháy, nổ gây ra.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2018 và thay thế Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ; bãi bỏ Thông tư liên tịch số 214 ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Công an, Thông tư số 220 ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ; doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Nghị định này cũng quy định về điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu; mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy; trách nhiệm của các bộ, cơ quan liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, bao gồm: Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình, máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định, phối hợp với Bộ tài chính, Bộ Công an tổ chức thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vấp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất do cháy, nổ gây ra.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2018 và thay thế Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ; bãi bỏ Thông tư liên tịch số 214 ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Công an, Thông tư số 220 ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.