Ngày 11/12/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 201/QĐ-UBND công nhận đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đình Phúc Lộc.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 11/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm và đường đến Di tích
Đình Đông Thịnh (Đình Phúc Lộc) thuộc thôn Phúc Thành, xã Phúc Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đình Đông Thịnh cách UBND xã 1,8km về hướng Nam, cách thị trấn Cổ Phúc 16 km, cách thành phố Yên Bái khoảng 8km. Để đi đến Di tích có thể đi theo đường bộ:
- Từ trung tâm thành phố Yên Bái qua cầu Yên Bái khoảng 200m rẽ trái theo Quốc lộ 32C đến UBND xã, tiếp tục đi khoảng 1,8 km rẽ trái thì đến Di tích.
- Nếu từ trung tâm thành phố Yên Bái (Ga Yên Bái) theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã tư cây bốn rẽ tay phải, đến nhà máy sứ Hoàng Liên Sơn rẽ trái theo đường Văn Tiến, qua cầu Văn Phú nhập vào Quốc lộ 32C đến UBND xã tiếp tục đi khoảng 1,8 km rẽ trái là đến Di tích.
- Đường thủy: Xuôi theo dòng Sông Hồng, qua cầu Văn Phú khoảng 1,5 km, Đình cách sông khoảng 500m.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Đình Đông Thịnh thuộc thôn Phúc Thành, xã Phúc Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đình hiện nay được xây dựng hình chữ nhật (theo cách gọi dân gian là hình chuôi vồ), mặt hướng Đông Nam. Đình đặt cách biệt với khu dân cư, diện tích là 60,6 m2, xây dựng theo kiểu tường hồi bít đốc, với chất liệu vữa tam hợp (vôi, mật, cát). Hai bên đầu hồi đắp hình phù điêu hai con dơi lớn thể hiện ước mong hạnh phúc đến với mọi nhà. Hai cột phía trước hiện nay vẫn còn lưu giữ được đôi câu đối, phía trên đắp hình hoa mai nổi. Đình có hai phần: Tiền tế và hậu cung.
Hậu cung (1 gian diện tích là 9,6m2): Cửa hậu cung được xây hình vòm, phía trên đắp phù điêu hình hổ phù và lưỡng long chầu nguyệt. Bệ thờ được khắc hoa văn dây leo cách điệu rất đẹp. Cách bài trí và cách thờ tự được sắp đặt như sau: trong cùng là bát hương thờ Mẫu, tiếp đó là ba bát hương thờ ba vị đại vương (Cao Sơn Đại Vương, Quang Minh Đại Vương, Hạ Sơn Đại Vương), rồi đến các bát hương thờ Lục vị thần hoàng và ban công đồng. Ngay phía dưới ban công đồng là nơi thờ Ngũ hổ (có 3 bát hương). Mẫu và các vị thần được thờ ở hậu cung cũng như ở gian tiền tế đều không có tượng, chỉ có bát nhang và tên kèm theo.
Tiền tế (ba gian, có diện tích 51m2), phía bên trái là gian thờ tứ phủ (19 bát hương), phía dưới tứ phủ là hội đồng các quan (có 1 bát nhang), gian bên phải thờ các cô các cậu (có 18 bát nhang). Ngoài phần chính sát bên phải đình là gian bếp nhỏ. Phía trước thấp hơn đình khoảng 70 cm là sân, có tường bao phủ, đối diện với cửa chính là án hương để hóa vàng.
Trong đình hiện nay còn lưu giữ được 3 đạo sắc phong, hai cặp câu đối, 2 chiêng đồng, 1 chuông cầu và một số đồ thờ tự khác.
Qua quá trình khảo cứu thì ngôi đình được hình thành như hiện nay phải trải qua nhiều giai đoạn:
Giai đoạn 1: Vào thời Minh Mệnh thứ 17, nơi đây là một vùng đất hoang vu, lau sậy mọc rậm, chỉ còn lưu lại vài dấu vết các công trình xây dựng của Giặc Cờ Vàng. Lúc bấy giờ có 7 hộ gia đình: Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Lý Đàn, Nguyễn Văn Bách, Trần Văn Sự, Nguyễn Văn Tựu ở các nơi như Ấm Thượng, Đan Thượng, Hòa Quân lên khai phá và sinh sống. Họ đã từng xây dựng đình làng và rước chân nhang từ Hòa Quân sang để thờ phụng và hương khói. Đình được làm bằng gỗ, lợp mái cọ. Gồm 3 gian có hàng cột 6 chân phía trước, trong có hậu cung thờ 3 vị đại vương. Ngôi đình lúc bấy giờ được đặt ở sát cạnh trường học của xã Phúc Lộc bây giờ. Năm 1900, sau khi tỉnh Yên Bái thành lập, Thực dân Pháp cho phép Thiên Chúa giáo du nhập vào địa phương. Vào khoảng 1915 - 1916, cha cố Bắc được phân công phụ trách địa phận xã Phúc Lộc, người lương và người theo Thiên chúa giáo bất đồng sâu sắc, chỉ những người theo đạo mới được ở lại xã còn người lương phải chuyển sang sống tại Hòa Quân, vì thế đình làng bị phá bỏ để xây dựng nhà thờ. Toàn bộ đồ thờ tự của đình cũng được chuyển sang thờ phụng tại xã Hòa Quân.
Giai đoạn 2: Khoảng 10 năm sau (1925 - 1926), linh mục Tuấn đến thay cha cố Bắc, có chính sách dung hòa hơn, dân lương trở lại xã sinh sống và được phép xây dựng lại đình làng. Đình mới được dựng tại thôn Bảo Lộc, xã Phúc Lộc nay là thôn 4, ở vị trí đối diện với đình hiện tại, gồm 3 gian bằng gỗ lợp cọ, một gian hậu cung phía trong. Thời kỳ này đình đã được cấp sắc phong, bát nhang và đồ thờ tự trước đây thờ nhờ bên Hòa Quân nay đã được đưa về thờ phụng.
Giai đoạn 3: Đình tồn tại một thời gian, sau đó chính trong nội bộ dân lương nảy sinh bất đồng nên một bộ phận đã tách riêng và dựng một ngôi đình mới ở giữa cánh đồng cây si, thôn 3 hiện nay, gồm 3 gian bằng gỗ, lợp cọ và một hậu cung phía trong.
Giai đoạn 4: Năm 1943, hai đình hợp nhất làm một và xây dựng ở vị trí cây xăng hiện nay. Đình này có 5 gian bằng gỗ, có hậu cung, mái lợp cọ. Khoảng năm 1960, nhà nước chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, một lần nữa đình làng bị phá lấy làm nhà hợp tác xã. Sắc phong và đồ cúng tế trong đình đã được những người như ông: Nguyễn Huy Chính, Nguyễn Văn Đăng chuyển đến gửi nhờ vào miếu của đồn điền Phúc Thành (chủ là ông Hàn Uy, quê ở Văn Lãng, Hạ Hòa, Phú Thọ), sau này miếu đã trở thành đình làng, là nơi thờ thành hoàng, thờ Mẫu và là nơi diễn ra những hoạt động văn hoá cộng đồng của người dân nơi đây.
Ngôi đình hiện nay vốn là miếu thờ của đồn điền Phú Thành, được xây dựng vào năm 1941, vật liệu là vữa tam hợp (cát, mật và vôi), gạch, mái lợp ngói hài. Ban đầu miếu chỉ là một túp lều nhỏ, làm bằng tranh tre nứa, lá nằm ở đỉnh gò Dọc, nay ở phía tay phải đình. Trước ngày có khách quý đến chơi, ông chủ đồn điền là Hàn Uy đã vào miếu mà khấn rằng: xin ban cho một thứ vật sơn lâm để tiếp đãi khách, nếu được như vậy nguyện xây miếu thờ thần. Không ngờ ngay ngày hôm sau, người nhà đã bắt được một chú hươu lớn làm tiệc đãi khách. Vậy là theo y lời Hàn Uy đã cho dựng miếu (nay là đình) ở vị trí hiện nay. Miếu này thờ vọng các vị thành hoàng làng nên sau năm 1960, bát nhang và đồ cúng tế của đình được gửi vào đây, chủ đồn điền và nhân dân trong vùng đã nhất trí chuyển miếu thành đình.
Kiến trúc cũ của ngôi đình hiện nay gần như còn khá đầy đủ, duy có phần mái do thiên nhiên khắc nghiệt và sức tàn phá nặng nề của chiến tranh đã làm hỏng. Vài năm gần đây, nhân dân trong xã đóng góp tiền của lợp lại mái bằng Proximăng, diện tích nay là 60,6m2 (gồm diện tích phần đình và phần sân phía trước).
Như vậy, từ những ý kiến của người dân và căn cứ vào niên đại của các sắc phong, chúng ta có thể kết luận rằng: Đình Đông Thịnh (hay còn gọi là Đình Phúc Lộc) đã có từ lâu đời, có thể vào niên hiệu Tự Đức hoặc sau đó không lâu. Mặc dù đình đã nhiều lần bị phá bỏ nhưng do sức mạnh trường tồn của phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng cũng như nhu cầu có nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng mà ngôi đình vẫn hiện hữu.
* Những sự kiện lịch sử có liên quan:
- Sau cách mạng tháng tám 1945, xã Phúc Lộc chưa có trường học đình đã trở thành nơi dạy học của xã. Các thầy Nguyễn Văn Tiến, Trần Bá Lưu, Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Thao, Nguyễn Thị Bát là những thầy đầu tiên đã tham gia giảng dạy ở đình Phúc Lộc.
- Năm 1946, taị Đình xã Phúc Lộc đã tổ chức "Tuần lễ vàng" và tuyên truyền mua công trái kháng chiến ủng hộ chính phủ,. nhân dân trong vùng đã ủng hộ được 15 kg vàng, 4 lạng bạc và 1500 đồng tiền Đông Dương.
7. Các nhân vật được thờ tự
Căn cứ vào các tài liệu Hán Nôm hiện có trong đình và theo lời kể của các cụ già trong vùng thì đình Đông Thịnh thờ Ba vị đại vương:
- Cao Sơn Đại Vương: Có công bảo vệ đất nước, che chở cho dân, được phong là Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần, sắc phong niên hiệu Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 năm 1924.
- Quang Minh Đại Vương: Có công bảo vệ đất nước, che chở cho dân, được phong là Linh Hoàn Dực Bảo Trung Hưng, sắc phong niên hiệu Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 năm 1924.
- Hạ Sơn Đại Vương: Có công bảo vệ đất nước, che trở cho dân, được phong là Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng, sắc phong niên hiệu Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 năm 1924.
- Thờ Mẫu: Trong đình có bát nhang thờ các nhân vật của đạo Mẫu Việt Nam, ngoài ra có thờ ông hổ, tứ phủ, các cô các cậu. Như vậy, có thể nói đình Đông Thịnh ngoài chức năng chính là thờ thành hoàng còn thờ thêm đạo Mẫu. Đây cũng là một nét thường thấy trong một số đình, đền, chùa hiện nay.
8. Các hiện vật trong Di tích
Trong đình hiện nay còn lưu giữ được:
- Chiêng đồng: 2 chiếc.
- Chiêng lớn: Đường kính 50cm, dày 5 cm, nặng 3,5 kg.
- Chiêng nhỏ: Đường kính 16 cm, nặng 0,7kg.
- Chuông cầu: 1 chiếc, đường kính 16 cm, chất liệu bằng gang.
- Bình rượu: của Pháp, men ngà, cao 14 cm, đường kính 8 cm.
- Ống nhổ bằng đồng: cao 8 cm, đường kính 8 cm, nặng 0,95kg.
- Cây hương: 12 cây.
- Mâm đồng: 2 chiếc, cao 30 cm, đường kính 35 cm.
- Cây nến: 3 cái, cao 45 cm.
- Mâm quả: 12 chiếc, cao 45 cm, đường kính 17 cm.
- Hương án: 1 cái, cao 45cm, rộng 45 cm.
- Ngai thờ: 2 chiếc, một chiếc còn nguyên, một chiếc đã hỏng một phần.
- Kiệu: chỉ còn chi tiết của chóp kiệu hình vuông cạnh là 80 cm, cao 50 cm.
- Hòm: rộng 50 cm, dài 60cm, cao 25cm.
- Bảng dâng sớ: rộng 22 cm, dài 45cm, cao 25 cm.
- Đĩa sứ: 1 chiếc, đường kính 117cm, sản phẩm gốm sứ Móng Cái cuối thời Nguyễn.
- Hiện nay tại Di tích còn lưu giữ 3 đạo sắc phong thời Nguyễn và 2 cặp câu đối.
9. Phong tục lễ hội
Lễ hội của đình tập trung vào xuân - thu - nhị kỳ. Gồm các kỳ sau:
- Mùng 7 tháng Giêng: Lễ khai xuân. Lễ vật gồm một con lợn, gà cùng bánh trái và hoa quả. Lợn dùng trong lễ theo lệ được phân từng lượt cho từng hộ gia đình trong làng nuôi từ đầu năm. Đội hình lễ gồm 6 người (đông xướng, tây xướng, bốn ông đèn nhang), lại thêm chủ nhang của đình. Đội nhạc gồm 1 trống cái, 1 trống con, 2 cây nhị và 2 cây sáo.
Sau khi nhân dân tập trung đông đủ, người ta sẽ tổ chức lễ rước sắc. Thông thường sắc phong của đình được cất giữ ở nhà một cụ cao tuổi, có uy tín trong làng, chỉ đến ngày hội mới rước về tế thần. Đoàn rước chính thức là những thanh niên chưa lập gia đình, khỏe mạnh, trong đó 4 chàng trai xuất sắc nhất sẽ khiêng kiệu sắc, số còn lại vác cờ lọng. Sau khi tế lễ xong, lộc hạ xuống, một phần được thụ ngay tại đình, phần còn lại phân phát cho các suất đinh trong làng. Cũng trong ngày này, trong đình làng thường diễn ra các hoạt động vui chơi như đánh đu, hát chèo, hát bội, …
- Ngày mùng 10 tháng ba: Chính tiệc (giỗ tổ Hùng Vương). Dân làng mổ trâu, lợn, gà dâng lên các vị thần và tế lễ như trên. Lễ này kéo dài từ trưa hôm trước đến trưa ngày 10 mới kết thúc.
- Ngày 25 tháng Chạp: Lễ cầu giải mã hay đóng cửa rừng. Lễ vật ngoài những đồ mặn còn có 3 bộ quần áo, mũ cánh chuồn như của các quan lớn. Sau khi hành lễ 3 bộ đồ trên được đốt để dâng lên 3 vị thành hoàng làng. Trong ngày này còn có 1 tiểu lễ rất đặc biệt có tên là lễ cúng Bò Bắc: Tương truyền nơi giáp ranh giữa xã Giới Phiên và Phúc Lộc có 1 ngôi miếu (miếu này có từ trước khi thành lập làng) cúng quan hắc hổ, tương truyền đây là 1 con hổ thiêng, thọt 1 chân, thường quấy phá nhân dân. Vì vậy trong ngày này, dân làng chuẩn bị 1 ván xôi và 1 con chó vàng còn sống đến làm lễ tại miếu, cùng xong lễ vật được để lại. Hổ sẽ ra hưởng lễ và sẽ không làm hại đến dân, lễ cúng Bò Bắc ngày nay vẫn còn tồn tại.
- Ngoài 3 kỳ lễ chính, vào các ngày 1, ngày rằm hàng tháng nhân dân và khách thập phương vẫn lên đình làm lễ.
Với những giá trị về văn hóa và giá trị lịch sử, đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3441 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 11/12/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 201/QĐ-UBND công nhận đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đình Phúc Lộc.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 11/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm và đường đến Di tích
Đình Đông Thịnh (Đình Phúc Lộc) thuộc thôn Phúc Thành, xã Phúc Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đình Đông Thịnh cách UBND xã 1,8km về hướng Nam, cách thị trấn Cổ Phúc 16 km, cách thành phố Yên Bái khoảng 8km. Để đi đến Di tích có thể đi theo đường bộ:
- Từ trung tâm thành phố Yên Bái qua cầu Yên Bái khoảng 200m rẽ trái theo Quốc lộ 32C đến UBND xã, tiếp tục đi khoảng 1,8 km rẽ trái thì đến Di tích.
- Nếu từ trung tâm thành phố Yên Bái (Ga Yên Bái) theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã tư cây bốn rẽ tay phải, đến nhà máy sứ Hoàng Liên Sơn rẽ trái theo đường Văn Tiến, qua cầu Văn Phú nhập vào Quốc lộ 32C đến UBND xã tiếp tục đi khoảng 1,8 km rẽ trái là đến Di tích.
- Đường thủy: Xuôi theo dòng Sông Hồng, qua cầu Văn Phú khoảng 1,5 km, Đình cách sông khoảng 500m.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Đình Đông Thịnh thuộc thôn Phúc Thành, xã Phúc Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đình hiện nay được xây dựng hình chữ nhật (theo cách gọi dân gian là hình chuôi vồ), mặt hướng Đông Nam. Đình đặt cách biệt với khu dân cư, diện tích là 60,6 m2, xây dựng theo kiểu tường hồi bít đốc, với chất liệu vữa tam hợp (vôi, mật, cát). Hai bên đầu hồi đắp hình phù điêu hai con dơi lớn thể hiện ước mong hạnh phúc đến với mọi nhà. Hai cột phía trước hiện nay vẫn còn lưu giữ được đôi câu đối, phía trên đắp hình hoa mai nổi. Đình có hai phần: Tiền tế và hậu cung.
Hậu cung (1 gian diện tích là 9,6m2): Cửa hậu cung được xây hình vòm, phía trên đắp phù điêu hình hổ phù và lưỡng long chầu nguyệt. Bệ thờ được khắc hoa văn dây leo cách điệu rất đẹp. Cách bài trí và cách thờ tự được sắp đặt như sau: trong cùng là bát hương thờ Mẫu, tiếp đó là ba bát hương thờ ba vị đại vương (Cao Sơn Đại Vương, Quang Minh Đại Vương, Hạ Sơn Đại Vương), rồi đến các bát hương thờ Lục vị thần hoàng và ban công đồng. Ngay phía dưới ban công đồng là nơi thờ Ngũ hổ (có 3 bát hương). Mẫu và các vị thần được thờ ở hậu cung cũng như ở gian tiền tế đều không có tượng, chỉ có bát nhang và tên kèm theo.
Tiền tế (ba gian, có diện tích 51m2), phía bên trái là gian thờ tứ phủ (19 bát hương), phía dưới tứ phủ là hội đồng các quan (có 1 bát nhang), gian bên phải thờ các cô các cậu (có 18 bát nhang). Ngoài phần chính sát bên phải đình là gian bếp nhỏ. Phía trước thấp hơn đình khoảng 70 cm là sân, có tường bao phủ, đối diện với cửa chính là án hương để hóa vàng.
Trong đình hiện nay còn lưu giữ được 3 đạo sắc phong, hai cặp câu đối, 2 chiêng đồng, 1 chuông cầu và một số đồ thờ tự khác.
Qua quá trình khảo cứu thì ngôi đình được hình thành như hiện nay phải trải qua nhiều giai đoạn:
Giai đoạn 1: Vào thời Minh Mệnh thứ 17, nơi đây là một vùng đất hoang vu, lau sậy mọc rậm, chỉ còn lưu lại vài dấu vết các công trình xây dựng của Giặc Cờ Vàng. Lúc bấy giờ có 7 hộ gia đình: Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Lý Đàn, Nguyễn Văn Bách, Trần Văn Sự, Nguyễn Văn Tựu ở các nơi như Ấm Thượng, Đan Thượng, Hòa Quân lên khai phá và sinh sống. Họ đã từng xây dựng đình làng và rước chân nhang từ Hòa Quân sang để thờ phụng và hương khói. Đình được làm bằng gỗ, lợp mái cọ. Gồm 3 gian có hàng cột 6 chân phía trước, trong có hậu cung thờ 3 vị đại vương. Ngôi đình lúc bấy giờ được đặt ở sát cạnh trường học của xã Phúc Lộc bây giờ. Năm 1900, sau khi tỉnh Yên Bái thành lập, Thực dân Pháp cho phép Thiên Chúa giáo du nhập vào địa phương. Vào khoảng 1915 - 1916, cha cố Bắc được phân công phụ trách địa phận xã Phúc Lộc, người lương và người theo Thiên chúa giáo bất đồng sâu sắc, chỉ những người theo đạo mới được ở lại xã còn người lương phải chuyển sang sống tại Hòa Quân, vì thế đình làng bị phá bỏ để xây dựng nhà thờ. Toàn bộ đồ thờ tự của đình cũng được chuyển sang thờ phụng tại xã Hòa Quân.
Giai đoạn 2: Khoảng 10 năm sau (1925 - 1926), linh mục Tuấn đến thay cha cố Bắc, có chính sách dung hòa hơn, dân lương trở lại xã sinh sống và được phép xây dựng lại đình làng. Đình mới được dựng tại thôn Bảo Lộc, xã Phúc Lộc nay là thôn 4, ở vị trí đối diện với đình hiện tại, gồm 3 gian bằng gỗ lợp cọ, một gian hậu cung phía trong. Thời kỳ này đình đã được cấp sắc phong, bát nhang và đồ thờ tự trước đây thờ nhờ bên Hòa Quân nay đã được đưa về thờ phụng.
Giai đoạn 3: Đình tồn tại một thời gian, sau đó chính trong nội bộ dân lương nảy sinh bất đồng nên một bộ phận đã tách riêng và dựng một ngôi đình mới ở giữa cánh đồng cây si, thôn 3 hiện nay, gồm 3 gian bằng gỗ, lợp cọ và một hậu cung phía trong.
Giai đoạn 4: Năm 1943, hai đình hợp nhất làm một và xây dựng ở vị trí cây xăng hiện nay. Đình này có 5 gian bằng gỗ, có hậu cung, mái lợp cọ. Khoảng năm 1960, nhà nước chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, một lần nữa đình làng bị phá lấy làm nhà hợp tác xã. Sắc phong và đồ cúng tế trong đình đã được những người như ông: Nguyễn Huy Chính, Nguyễn Văn Đăng chuyển đến gửi nhờ vào miếu của đồn điền Phúc Thành (chủ là ông Hàn Uy, quê ở Văn Lãng, Hạ Hòa, Phú Thọ), sau này miếu đã trở thành đình làng, là nơi thờ thành hoàng, thờ Mẫu và là nơi diễn ra những hoạt động văn hoá cộng đồng của người dân nơi đây.
Ngôi đình hiện nay vốn là miếu thờ của đồn điền Phú Thành, được xây dựng vào năm 1941, vật liệu là vữa tam hợp (cát, mật và vôi), gạch, mái lợp ngói hài. Ban đầu miếu chỉ là một túp lều nhỏ, làm bằng tranh tre nứa, lá nằm ở đỉnh gò Dọc, nay ở phía tay phải đình. Trước ngày có khách quý đến chơi, ông chủ đồn điền là Hàn Uy đã vào miếu mà khấn rằng: xin ban cho một thứ vật sơn lâm để tiếp đãi khách, nếu được như vậy nguyện xây miếu thờ thần. Không ngờ ngay ngày hôm sau, người nhà đã bắt được một chú hươu lớn làm tiệc đãi khách. Vậy là theo y lời Hàn Uy đã cho dựng miếu (nay là đình) ở vị trí hiện nay. Miếu này thờ vọng các vị thành hoàng làng nên sau năm 1960, bát nhang và đồ cúng tế của đình được gửi vào đây, chủ đồn điền và nhân dân trong vùng đã nhất trí chuyển miếu thành đình.
Kiến trúc cũ của ngôi đình hiện nay gần như còn khá đầy đủ, duy có phần mái do thiên nhiên khắc nghiệt và sức tàn phá nặng nề của chiến tranh đã làm hỏng. Vài năm gần đây, nhân dân trong xã đóng góp tiền của lợp lại mái bằng Proximăng, diện tích nay là 60,6m2 (gồm diện tích phần đình và phần sân phía trước).
Như vậy, từ những ý kiến của người dân và căn cứ vào niên đại của các sắc phong, chúng ta có thể kết luận rằng: Đình Đông Thịnh (hay còn gọi là Đình Phúc Lộc) đã có từ lâu đời, có thể vào niên hiệu Tự Đức hoặc sau đó không lâu. Mặc dù đình đã nhiều lần bị phá bỏ nhưng do sức mạnh trường tồn của phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng cũng như nhu cầu có nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng mà ngôi đình vẫn hiện hữu.
* Những sự kiện lịch sử có liên quan:
- Sau cách mạng tháng tám 1945, xã Phúc Lộc chưa có trường học đình đã trở thành nơi dạy học của xã. Các thầy Nguyễn Văn Tiến, Trần Bá Lưu, Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Thao, Nguyễn Thị Bát là những thầy đầu tiên đã tham gia giảng dạy ở đình Phúc Lộc.
- Năm 1946, taị Đình xã Phúc Lộc đã tổ chức "Tuần lễ vàng" và tuyên truyền mua công trái kháng chiến ủng hộ chính phủ,. nhân dân trong vùng đã ủng hộ được 15 kg vàng, 4 lạng bạc và 1500 đồng tiền Đông Dương.
7. Các nhân vật được thờ tự
Căn cứ vào các tài liệu Hán Nôm hiện có trong đình và theo lời kể của các cụ già trong vùng thì đình Đông Thịnh thờ Ba vị đại vương:
- Cao Sơn Đại Vương: Có công bảo vệ đất nước, che chở cho dân, được phong là Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần, sắc phong niên hiệu Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 năm 1924.
- Quang Minh Đại Vương: Có công bảo vệ đất nước, che chở cho dân, được phong là Linh Hoàn Dực Bảo Trung Hưng, sắc phong niên hiệu Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 năm 1924.
- Hạ Sơn Đại Vương: Có công bảo vệ đất nước, che trở cho dân, được phong là Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng, sắc phong niên hiệu Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 năm 1924.
- Thờ Mẫu: Trong đình có bát nhang thờ các nhân vật của đạo Mẫu Việt Nam, ngoài ra có thờ ông hổ, tứ phủ, các cô các cậu. Như vậy, có thể nói đình Đông Thịnh ngoài chức năng chính là thờ thành hoàng còn thờ thêm đạo Mẫu. Đây cũng là một nét thường thấy trong một số đình, đền, chùa hiện nay.
8. Các hiện vật trong Di tích
Trong đình hiện nay còn lưu giữ được:
Chiêng đồng: 2 chiếc.
Chiêng lớn: Đường kính 50cm, dày 5 cm, nặng 3,5 kg.
Chiêng nhỏ: Đường kính 16 cm, nặng 0,7kg.
- Chuông cầu: 1 chiếc, đường kính 16 cm, chất liệu bằng gang.
- Bình rượu: của Pháp, men ngà, cao 14 cm, đường kính 8 cm.
- Ống nhổ bằng đồng: cao 8 cm, đường kính 8 cm, nặng 0,95kg.
- Cây hương: 12 cây.
- Mâm đồng: 2 chiếc, cao 30 cm, đường kính 35 cm.
- Cây nến: 3 cái, cao 45 cm.
- Mâm quả: 12 chiếc, cao 45 cm, đường kính 17 cm.
- Hương án: 1 cái, cao 45cm, rộng 45 cm.
- Ngai thờ: 2 chiếc, một chiếc còn nguyên, một chiếc đã hỏng một phần.
- Kiệu: chỉ còn chi tiết của chóp kiệu hình vuông cạnh là 80 cm, cao 50 cm.
- Hòm: rộng 50 cm, dài 60cm, cao 25cm.
- Bảng dâng sớ: rộng 22 cm, dài 45cm, cao 25 cm.
- Đĩa sứ: 1 chiếc, đường kính 117cm, sản phẩm gốm sứ Móng Cái cuối thời Nguyễn.
- Hiện nay tại Di tích còn lưu giữ 3 đạo sắc phong thời Nguyễn và 2 cặp câu đối.
9. Phong tục lễ hội
Lễ hội của đình tập trung vào xuân - thu - nhị kỳ. Gồm các kỳ sau:
- Mùng 7 tháng Giêng: Lễ khai xuân. Lễ vật gồm một con lợn, gà cùng bánh trái và hoa quả. Lợn dùng trong lễ theo lệ được phân từng lượt cho từng hộ gia đình trong làng nuôi từ đầu năm. Đội hình lễ gồm 6 người (đông xướng, tây xướng, bốn ông đèn nhang), lại thêm chủ nhang của đình. Đội nhạc gồm 1 trống cái, 1 trống con, 2 cây nhị và 2 cây sáo.
Sau khi nhân dân tập trung đông đủ, người ta sẽ tổ chức lễ rước sắc. Thông thường sắc phong của đình được cất giữ ở nhà một cụ cao tuổi, có uy tín trong làng, chỉ đến ngày hội mới rước về tế thần. Đoàn rước chính thức là những thanh niên chưa lập gia đình, khỏe mạnh, trong đó 4 chàng trai xuất sắc nhất sẽ khiêng kiệu sắc, số còn lại vác cờ lọng. Sau khi tế lễ xong, lộc hạ xuống, một phần được thụ ngay tại đình, phần còn lại phân phát cho các suất đinh trong làng. Cũng trong ngày này, trong đình làng thường diễn ra các hoạt động vui chơi như đánh đu, hát chèo, hát bội, …
- Ngày mùng 10 tháng ba: Chính tiệc (giỗ tổ Hùng Vương). Dân làng mổ trâu, lợn, gà dâng lên các vị thần và tế lễ như trên. Lễ này kéo dài từ trưa hôm trước đến trưa ngày 10 mới kết thúc.
- Ngày 25 tháng Chạp: Lễ cầu giải mã hay đóng cửa rừng. Lễ vật ngoài những đồ mặn còn có 3 bộ quần áo, mũ cánh chuồn như của các quan lớn. Sau khi hành lễ 3 bộ đồ trên được đốt để dâng lên 3 vị thành hoàng làng. Trong ngày này còn có 1 tiểu lễ rất đặc biệt có tên là lễ cúng Bò Bắc: Tương truyền nơi giáp ranh giữa xã Giới Phiên và Phúc Lộc có 1 ngôi miếu (miếu này có từ trước khi thành lập làng) cúng quan hắc hổ, tương truyền đây là 1 con hổ thiêng, thọt 1 chân, thường quấy phá nhân dân. Vì vậy trong ngày này, dân làng chuẩn bị 1 ván xôi và 1 con chó vàng còn sống đến làm lễ tại miếu, cùng xong lễ vật được để lại. Hổ sẽ ra hưởng lễ và sẽ không làm hại đến dân, lễ cúng Bò Bắc ngày nay vẫn còn tồn tại.
- Ngoài 3 kỳ lễ chính, vào các ngày 1, ngày rằm hàng tháng nhân dân và khách thập phương vẫn lên đình làm lễ.
Với những giá trị về văn hóa và giá trị lịch sử, đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích Khảo cổ học Bến Mậu A, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Đình Lương Nham, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích đình làng Yên, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích Thành Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Chùa Hang São, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Đền Việt Thành, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
Xem thêm »