CTTĐT - Năm 2016, tiếp tục được đầu tư từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, huyện Lục Yên xác định đây là nguồn lực quan trọng tạo bước phát triển mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương.
Mô hình chăn nuôi bò tập trung từ 10 con trở lên ở xã Mường Lai
UBND
huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; xây dựng kế hoạch và tổ chức
triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày
19/2/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kinh phí thực hiện chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2016. Đồng thời, giao Phòng Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn huyện hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn
đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ
trợ, đảm bảo thứ tự ưu tiên theo quy định của tỉnh, đảm bảo tính công khai, dân
chủ. Trên cơ sở đó, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện lập danh
sách đối tượng được hỗ trợ, xây dựng phương án phân bổ kinh phí, hướng dẫn các
hộ gia đình xây dựng dự án chăn nuôi - thủy sản, thẩm định, trình UBND huyện
phê duyệt với tổng kinh phí 3.050 triệu đồng.
Đến
nay, huyện đã giải ngân, hỗ trợ 05 cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập trung qui mô từ
10 con trở lên với kinh phí 75 triệu đồng; hỗ trợ 18 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, với tổng kinh phí 415 triệu
đồng; gồm 03 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/lứa, kinh phí
90 triệu đồng: 05 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên, kinh phí 75
triệu đồng: 05 cơ sở nuôi lợn nái sinh sản quy mô từ 15 con trở lên, kinh phí
150 triệu đồng: 05 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp 5 con lợn nái và 50 con lợn
thịt, kinh phí 100 triệu đồng. Thực hiện đề án phát triển nuôi trồng thủy sản,
đã giải ngân hỗ trợ 10 cơ sở đóng mới lồng nuôi cá với kinh phí 100 triệu đồng.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc, như việc hỗ
trợ 05 hộ nuôi cá
bằng bằng quây lưới ở các eo ngách có diện tích mặt nước từ 1,0 ha trở lên
không khả thi, phải đề nghị chuyển đổi mục đích; đề án phát triển cây măng tre
Bát độ kế hoạch 50 ha, nhưng mới đăng ký thực hiện 7,9 ha, do
đại bộ phận người dân trong vùng quy hoạch trồng tre măng Bát độ khó khăn về
nguồn lực đối ứng đầu tư, không chủ động được nguồn giống tại chỗ, người dân
muốn trồng quế hơn trồng măng Bát độ…
Trong thời gian tới, huyện Lục Yên chỉ đạo các ngành chức
năng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyên, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực
hiện các đề án để bảo đảm
phát huy hiệu quả và có khả năng nhân rộng cao, nhằm thúc đẩy phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp, có sản phẩm hàng hóa theo đúng mục tiêu các đề án đã đề
ra.
667 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2016, tiếp tục được đầu tư từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, huyện Lục Yên xác định đây là nguồn lực quan trọng tạo bước phát triển mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương.
UBND
huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; xây dựng kế hoạch và tổ chức
triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày
19/2/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kinh phí thực hiện chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2016. Đồng thời, giao Phòng Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn huyện hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn
đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ
trợ, đảm bảo thứ tự ưu tiên theo quy định của tỉnh, đảm bảo tính công khai, dân
chủ. Trên cơ sở đó, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện lập danh
sách đối tượng được hỗ trợ, xây dựng phương án phân bổ kinh phí, hướng dẫn các
hộ gia đình xây dựng dự án chăn nuôi - thủy sản, thẩm định, trình UBND huyện
phê duyệt với tổng kinh phí 3.050 triệu đồng.
Đến
nay, huyện đã giải ngân, hỗ trợ 05 cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập trung qui mô từ
10 con trở lên với kinh phí 75 triệu đồng; hỗ trợ 18 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, với tổng kinh phí 415 triệu
đồng; gồm 03 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/lứa, kinh phí
90 triệu đồng: 05 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên, kinh phí 75
triệu đồng: 05 cơ sở nuôi lợn nái sinh sản quy mô từ 15 con trở lên, kinh phí
150 triệu đồng: 05 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp 5 con lợn nái và 50 con lợn
thịt, kinh phí 100 triệu đồng. Thực hiện đề án phát triển nuôi trồng thủy sản,
đã giải ngân hỗ trợ 10 cơ sở đóng mới lồng nuôi cá với kinh phí 100 triệu đồng.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc, như việc hỗ
trợ 05 hộ nuôi cá
bằng bằng quây lưới ở các eo ngách có diện tích mặt nước từ 1,0 ha trở lên
không khả thi, phải đề nghị chuyển đổi mục đích; đề án phát triển cây măng tre
Bát độ kế hoạch 50 ha, nhưng mới đăng ký thực hiện 7,9 ha, do
đại bộ phận người dân trong vùng quy hoạch trồng tre măng Bát độ khó khăn về
nguồn lực đối ứng đầu tư, không chủ động được nguồn giống tại chỗ, người dân
muốn trồng quế hơn trồng măng Bát độ…
Trong thời gian tới, huyện Lục Yên chỉ đạo các ngành chức
năng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyên, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực
hiện các đề án để bảo đảm
phát huy hiệu quả và có khả năng nhân rộng cao, nhằm thúc đẩy phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp, có sản phẩm hàng hóa theo đúng mục tiêu các đề án đã đề
ra.