CTTĐT - Trấn Yên bây giờ đã trở thành vùng măng tre Bát Độ lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Những triền đồi xưa vốn trồng keo, bồ đề hay và các loại cây nguyên liệu cho giá trị kinh tế thấp nay đã được phủ xanh bằng cây tre măng Bát Độ có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vào thời điểm này, người dân ở các xã trong vùng trồng tre Bát Độ của huyện lại đang tấp nập vào vụ thu hoạch măng tre. Theo nhận định vụ măng năm nay Trấn Yên sẽ dành thắng lợi lớn, sản lượng ước đạt trên 25.000 tấn.
Người dân Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát Độ
Gia đình anh Lộc Văn Pháo ở thôn Khe
Cát, xã Kiên Thành bắt đầu trồng tre Bát Độ từ năm 2005. Ban đầu gia đình anh
chỉ trồng gần 1 ha tre Bát Độ, vì loại cây này còn rất xa lạ với gia đình anh và các hộ nông dân trong xã
nên việc mở rộng diện tích hết sức gian nan do thiếu kỹ thuật và còn hoài nghi
về hiệu quả kinh tế của loại cây này. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thu được sau vài
vụ thu hoạch đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của gia đình anh. Những năm tiếp
theo gia đình anh đã quyết định mở rộng diện tích và đến nay gia đình anh Pháo đã
có hơn 5 ha tre Bát Độ, trong đó có hơn 4 ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Anh
Lộc Văn Pháo chia sẻ: “Nhà tôi bắt đầu vào vụ thu hoạch măng từ giữa tháng 6. Mỗi
ngày cả thuê bóc cũng được trên 20 gùi măng, mỗi gùi khoảng 50 kg, có ngày bóc
măng bán được gần 3 triệu đồng. Dự kiến vụ này gia đình tôi sẽ thu trên 20 tấn
măng tươi với thu nhập từ 150 đến 170 triệu đồng”.
Không chỉ riêng gia đình anh Pháo mà
hiện nay thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở Kiên Thành là cây măng tre. Hộ
trồng ít cũng có thu nhập vài chục triệu đồng/năm, hộ nhiều cũng có thể thu cả
trăm triệu đồng/năm. Vài năm trước, Kiên Thành được đánh giá là một xã vùng
sâu, vùng xa khó khăn và nghèo đói bậc nhất huyện, nhưng hôm nay tỷ lệ hộ nghèo
đã giảm rõ rệt, hiện chỉ còn 27%, nhiều hộ đã trở nên khá giàu. Toàn xã có hơn 900 hộ dân thì đã có trên 500 hộ trồng tre măng
Bát Độ, nhà ít cũng vài trăm gốc, nhà nhiều có từ 5.000 đến 6.000 gốc. Hiện nay,
tổng diện tích tre Bát Độ của xã là trên 1.200 ha, trong đó có hơn 1.050 ha
trong thời kỳ thu hoạch măng. Một số thôn, bản có diện tích lớn như Đồng Cát,
Cát Tường, Khe Rộng, Khe Tối, Yên Thịnh và Đồng Ruộng. Dự ước sản lượng măng
của xã năm nay có thể tăng 1,5 lần so với năm 2015, đạt khoảng 18.000 tấn, đem
lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho người dân.
Không riêng gì ở Kiên Thành, hiện
nay mùa măng Bát Độ đang rộn ràng ở nhiều vùng quê, sản phẩm măng Bát Độ đã
thực sự đem lại thu nhập khá cho hàng nghìn hộ dân ở các xã trên địa bàn huyện
Trấn Yên. Nhờ thực hiện tốt mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là giữa doanh nghiệp
và người nông dân đến nay, huyện Trấn Yên đã định hình được 3 vùng sản xuất
măng Bát Độ tập trung với tổng diện tích trên 1.900 ha. Thời gian qua, các
ngành chức năng đã triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao
năng suất, chất lượng măng tại các xã vùng trọng điểm trồng tre Bát Độ của
huyện. Bà Trần Thị Hoàn Liên - Trưởng trạm khuyến nông, Phó Ban quản lý chương
trình tre măng Bát Độ huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Để đảm bảo có vùng nguyên
liệu ổn định, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lâu dài, Ban quản lý chương trình
tre măng Bát Độ của huyện đã phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt
tổ chức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm măng tre măng Bát Độ cho nông dân. Trong
năm nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt đã đặt nhiều điểm thu mua và các
điểm sơ chế ở các thôn, bản trong vùng trồng tre, mỗi ngày thu mua cả trăm tấn
măng tươi cho nhân dân”.
Vụ măng tre Bát Độ năm 2016 này được
đánh giá là vụ măng được mùa nhất từ trước đến nay của huyện Trấn Yên. Sản
lượng măng tươi ước đạt trên 25.000 tấn. Một số nguyên nhân chính để có một vụ
măng thắng lợi là do thời tiết mưa nắng xen kẽ, phù hợp cho các vườn măng phát
triển, đủ nước tưới nên măng mọc nhiều hơn và ngọn măng to hơn. Bên cạnh đó,
việc chặt tỉa, dọn vườn măng kết hợp với chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất. Đặc biệt, hiện nay gần 1.000 ha
măng tre của huyện Trấn Yên đang trong thời kỳ vàng cho thu hoạch (những diện
tích tre Bát Độ có độ tuổi từ 3 đến 7 năm). Mỗi vụ thu hoạch cây tre măng Bát
Độ kéo dài khoảng 3 tháng, cho thu từ 10 - 11 lứa măng, hiện đang là thời điểm
cho thu hoạch nhiều nhất, có ngày lên tới cả vài trăm tấn măng tươi. Với giá
thu mua từ 3.600 - 4.100 đồng/kg măng tươi và từ 4.000 - 4.500 đồng/kg măng
luộc, nhân dân các xã trên địa bàn huyện sẽ có thu nhập gần 50 tỷ đồng. Ông Nguyễn
Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên khẳng định: “Trong giai đoạn tới, huyện
Trấn Yên sẽ tiếp tục quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều diện tích đất
lâm nghiệp, đồng thời chú trọng việc thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện
tích già cỗi để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích”.
Thêm một vụ măng thắng lợi đã tiếp
tục khẳng định hiệu quả kinh tế của cây tre Bát Độ, đây là minh chứng cho tính
hiệu quả của một dự án phù hợp ở Trấn Yên. Loại cây trồng này đã khai thác được
tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, góp phần xóa đói, giảm nghèo tăng thu nhập và làm giàu cho nông dân, tạo sự
tin tưởng của người dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp
chính quyền trong huyện.
705 lượt xem
Thanh Tiến (Đài TT-TH Trấn Yên)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trấn Yên bây giờ đã trở thành vùng măng tre Bát Độ lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Những triền đồi xưa vốn trồng keo, bồ đề hay và các loại cây nguyên liệu cho giá trị kinh tế thấp nay đã được phủ xanh bằng cây tre măng Bát Độ có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vào thời điểm này, người dân ở các xã trong vùng trồng tre Bát Độ của huyện lại đang tấp nập vào vụ thu hoạch măng tre. Theo nhận định vụ măng năm nay Trấn Yên sẽ dành thắng lợi lớn, sản lượng ước đạt trên 25.000 tấn.
Gia đình anh Lộc Văn Pháo ở thôn Khe
Cát, xã Kiên Thành bắt đầu trồng tre Bát Độ từ năm 2005. Ban đầu gia đình anh
chỉ trồng gần 1 ha tre Bát Độ, vì loại cây này còn rất xa lạ với gia đình anh và các hộ nông dân trong xã
nên việc mở rộng diện tích hết sức gian nan do thiếu kỹ thuật và còn hoài nghi
về hiệu quả kinh tế của loại cây này. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thu được sau vài
vụ thu hoạch đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của gia đình anh. Những năm tiếp
theo gia đình anh đã quyết định mở rộng diện tích và đến nay gia đình anh Pháo đã
có hơn 5 ha tre Bát Độ, trong đó có hơn 4 ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Anh
Lộc Văn Pháo chia sẻ: “Nhà tôi bắt đầu vào vụ thu hoạch măng từ giữa tháng 6. Mỗi
ngày cả thuê bóc cũng được trên 20 gùi măng, mỗi gùi khoảng 50 kg, có ngày bóc
măng bán được gần 3 triệu đồng. Dự kiến vụ này gia đình tôi sẽ thu trên 20 tấn
măng tươi với thu nhập từ 150 đến 170 triệu đồng”.
Không chỉ riêng gia đình anh Pháo mà
hiện nay thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở Kiên Thành là cây măng tre. Hộ
trồng ít cũng có thu nhập vài chục triệu đồng/năm, hộ nhiều cũng có thể thu cả
trăm triệu đồng/năm. Vài năm trước, Kiên Thành được đánh giá là một xã vùng
sâu, vùng xa khó khăn và nghèo đói bậc nhất huyện, nhưng hôm nay tỷ lệ hộ nghèo
đã giảm rõ rệt, hiện chỉ còn 27%, nhiều hộ đã trở nên khá giàu. Toàn xã có hơn 900 hộ dân thì đã có trên 500 hộ trồng tre măng
Bát Độ, nhà ít cũng vài trăm gốc, nhà nhiều có từ 5.000 đến 6.000 gốc. Hiện nay,
tổng diện tích tre Bát Độ của xã là trên 1.200 ha, trong đó có hơn 1.050 ha
trong thời kỳ thu hoạch măng. Một số thôn, bản có diện tích lớn như Đồng Cát,
Cát Tường, Khe Rộng, Khe Tối, Yên Thịnh và Đồng Ruộng. Dự ước sản lượng măng
của xã năm nay có thể tăng 1,5 lần so với năm 2015, đạt khoảng 18.000 tấn, đem
lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho người dân.
Không riêng gì ở Kiên Thành, hiện
nay mùa măng Bát Độ đang rộn ràng ở nhiều vùng quê, sản phẩm măng Bát Độ đã
thực sự đem lại thu nhập khá cho hàng nghìn hộ dân ở các xã trên địa bàn huyện
Trấn Yên. Nhờ thực hiện tốt mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là giữa doanh nghiệp
và người nông dân đến nay, huyện Trấn Yên đã định hình được 3 vùng sản xuất
măng Bát Độ tập trung với tổng diện tích trên 1.900 ha. Thời gian qua, các
ngành chức năng đã triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao
năng suất, chất lượng măng tại các xã vùng trọng điểm trồng tre Bát Độ của
huyện. Bà Trần Thị Hoàn Liên - Trưởng trạm khuyến nông, Phó Ban quản lý chương
trình tre măng Bát Độ huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Để đảm bảo có vùng nguyên
liệu ổn định, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lâu dài, Ban quản lý chương trình
tre măng Bát Độ của huyện đã phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt
tổ chức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm măng tre măng Bát Độ cho nông dân. Trong
năm nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt đã đặt nhiều điểm thu mua và các
điểm sơ chế ở các thôn, bản trong vùng trồng tre, mỗi ngày thu mua cả trăm tấn
măng tươi cho nhân dân”.
Vụ măng tre Bát Độ năm 2016 này được
đánh giá là vụ măng được mùa nhất từ trước đến nay của huyện Trấn Yên. Sản
lượng măng tươi ước đạt trên 25.000 tấn. Một số nguyên nhân chính để có một vụ
măng thắng lợi là do thời tiết mưa nắng xen kẽ, phù hợp cho các vườn măng phát
triển, đủ nước tưới nên măng mọc nhiều hơn và ngọn măng to hơn. Bên cạnh đó,
việc chặt tỉa, dọn vườn măng kết hợp với chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất. Đặc biệt, hiện nay gần 1.000 ha
măng tre của huyện Trấn Yên đang trong thời kỳ vàng cho thu hoạch (những diện
tích tre Bát Độ có độ tuổi từ 3 đến 7 năm). Mỗi vụ thu hoạch cây tre măng Bát
Độ kéo dài khoảng 3 tháng, cho thu từ 10 - 11 lứa măng, hiện đang là thời điểm
cho thu hoạch nhiều nhất, có ngày lên tới cả vài trăm tấn măng tươi. Với giá
thu mua từ 3.600 - 4.100 đồng/kg măng tươi và từ 4.000 - 4.500 đồng/kg măng
luộc, nhân dân các xã trên địa bàn huyện sẽ có thu nhập gần 50 tỷ đồng. Ông Nguyễn
Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên khẳng định: “Trong giai đoạn tới, huyện
Trấn Yên sẽ tiếp tục quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều diện tích đất
lâm nghiệp, đồng thời chú trọng việc thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện
tích già cỗi để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích”.
Thêm một vụ măng thắng lợi đã tiếp
tục khẳng định hiệu quả kinh tế của cây tre Bát Độ, đây là minh chứng cho tính
hiệu quả của một dự án phù hợp ở Trấn Yên. Loại cây trồng này đã khai thác được
tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, góp phần xóa đói, giảm nghèo tăng thu nhập và làm giàu cho nông dân, tạo sự
tin tưởng của người dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp
chính quyền trong huyện.