CTTĐT – Trong giai đoạn 2016 – 2020 huyện Yên Bình tập trung đầu tư phát triển nông , lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, hiệu quả cao với mục tiêu đến năm 2020 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.400 tỷ đồng.
Yên Bình sẽ quy hoạch 400 ha mặt nước hồ Thác Bà tại 20 xã thị trấn ven hồ để nuôi cá quây lưới trên các eo ngách hồ Thác Bà
Để đạt được mục tiêu trên huyện Yên Bình sẽ thực
hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với
đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và các chính
sách hỗ trợ đặc thù của huyện. Đồng thời rà soát điều chỉnh quy hoạch nông thôn
mới các xã, trọng tâm là quy hoạch sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong
đó, tập trung bảo vệ trên 200 ha đất trồng lúa nước, trong đó đầu tư thâm canh
tăng năng suất 500 ha sản xuất lúa chất lượng cao tại 15 xã, tiếp tục thực hiện
đề án sản xuất lúa đặc sản xã Bạch Hà để sản xuất hàng hóa. Đảm bảo mục tiêu
đến năm 2020 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 27.500 tấn. Đồng thời đến năm
2020, quy hoạch 1.730 ha ngô tại 26 xã, thị trấn, đất chuyên canh trồng ngô 350
ha, sản lượng đạt 5.580 tấn.
Huyện cũng sẽ điều chỉnh diện tích đất
trồng sắn đến năm 2020 còn 2.000 ha (giảm 1.100 ha chuyển sang các loại cây trồng
khác và trồng cỏ chăn nuôi gia súc), đồng thời khuyến khích trồng sắn xen
với cây đậu đỗ để chống xói mòn rửa trôi và tiếp tục tận dụng diện tích đất
trồng cây lâu năm để trồng sắn.
Đối với cây ăn quả, đến năm 2020 toàn
huyện có 1.620 ha, sản lượng đạt 12.000 tấn. Trong đó nhóm cây có múi là
1.100 ha, tiếp tục mở rộng mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ và thực hiện đề
án phát triển vùng bưởi Đại Minh, xây dựng nhãn hiệu bưởi Đại Minh để nâng
cao giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua việc thực hiện dự án khoa học
công nghệ cấp tỉnh.
Đối với cây quế, huyện tiếp tục trồng
mới để đến năm 2020 có từ 1.000 ha – 1.500 ha tại 05 xã Đại Đồng, Tân Hương,
Cảm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên và mở rộng đến các xã Văn Lãng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng.
Huyện thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ của tỉnh và triển khai thực hiện
trồng mới 1.000 ha cây măng tre Bát Độ tại các xã, thị trấn. Đồng thời khôi
phục diện tích rừng giang, nứa ở các xã để tạo nguyên liệu cho các làng nghề
mây tre đan.
Để đạt mục tiêu đến năm
2020 tỷ lệ che phủ rừng đạt 54%, huyện sẽ tiến hành trồng mới mỗi năm 2.500 ha
rừng đảm bảo đến năm 2020 sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 145.000 m3,
sản lượng tre, vầu, nứa đạt 10.000 m3, triển khai thực hiện dự án
Kfw8 (Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải
CO2”); trồng rừng gỗ lớn với quy mô 2.500 – 3.000 ha.
Huyện sẽ quy hoạch cây chè đến năm 2020
còn 1.480 ha; vùng chè tập trung quy mô 1.000 ha chè có năng suất, chất lượng
cao tạp trung tại các xã Hán Đà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà, Văn Lãng…;
tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh năng suất và tiếp tục
trồng cải tạo thay thế 100 – 150 ha chè già cỗi tại các xã Tân Nguyên,
Bảo Ái, Tân Hương, Yên Bình, Vĩnh Kiên, Bạch Hà…
Cùng với đó, huyện sẽ phát triển chăn
nuôi đàn trâu với tốc độ bình quân mỗi năm trên 1,5%, tăng cường mời gọi các
doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi bò, lợn với quy mô lớn như: Dự án chăn nuôi
bò thịt có quy mô 15.000 con; Dự án chăn nuôi lợn nái có quy mô 5.000 con và
xây dựng một số mô hình chăn nuôi bò siêu thịt bằng giống bò 3B (F1) và phát triển
đàn bò cái nền bằng giống bò Lai sind để thụ tinh bò 3B sản xuất con giống
thương phẩm. Đồng thời lồng ghép nguồn vốn chính sách hỗ trợ để khôi phục phát
triển đàn trâu bò tập trung ở các xã Xuân Long, Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Cảm Nhân,
Xuân Lai, Yên Thành, Phúc An); duy trì bền vững trên 200 cơ sở chăn nuôi lợn
hàng hóa đảm bảo thực hiện truyền tinh nhân tạo hướng nạc cho toàn bộ đàn lợn;
trên 30 cơ sở chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và 100 cơ sở chăn nuôi
trâu bò quy mô trên 10 con; hỗ trợ các cơ sở nuôi dê quy mô trên 100 con. Xây
dựng cơ sở giết mổ chế biến thịt gia súc, gia cầm quy mô 50 con lợn/ngày hoặc
tương đương tại thị trấn Yên Bình.
Đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản trên mặt
nước hồ Thác bà theo hướng phát triển hàng hóa. Quy hoạch 400 ha mặt nước hồ Thác
Bà tại 20 xã thị trấn ven hồ để nuôi cá quây lưới trên các eo ngách hồ
Thác Bà và đóng mới 400 – 450 lồng cá theo chính sách của tỉnh và xây dựng
chỉ dẫn địa lý cá hồ Thác Bà. Chuyển đổi 25 ha ruộng kém hiệu quả sang đào ao
nuôi cá và duy trì phát triển thủy sản trên các ao hồ nhỏ, tận dụng các hồ, đập
thủy lợi để nuôi cá với diện tích 580 ha, phấn đấu đến năm 2020 tổng sản lượng
thủy sản đạt trên 6.350 tấn và tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2020 –
2025.
740 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Trong giai đoạn 2016 – 2020 huyện Yên Bình tập trung đầu tư phát triển nông , lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, hiệu quả cao với mục tiêu đến năm 2020 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.400 tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu trên huyện Yên Bình sẽ thực
hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với
đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và các chính
sách hỗ trợ đặc thù của huyện. Đồng thời rà soát điều chỉnh quy hoạch nông thôn
mới các xã, trọng tâm là quy hoạch sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong
đó, tập trung bảo vệ trên 200 ha đất trồng lúa nước, trong đó đầu tư thâm canh
tăng năng suất 500 ha sản xuất lúa chất lượng cao tại 15 xã, tiếp tục thực hiện
đề án sản xuất lúa đặc sản xã Bạch Hà để sản xuất hàng hóa. Đảm bảo mục tiêu
đến năm 2020 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 27.500 tấn. Đồng thời đến năm
2020, quy hoạch 1.730 ha ngô tại 26 xã, thị trấn, đất chuyên canh trồng ngô 350
ha, sản lượng đạt 5.580 tấn.
Huyện cũng sẽ điều chỉnh diện tích đất
trồng sắn đến năm 2020 còn 2.000 ha (giảm 1.100 ha chuyển sang các loại cây trồng
khác và trồng cỏ chăn nuôi gia súc), đồng thời khuyến khích trồng sắn xen
với cây đậu đỗ để chống xói mòn rửa trôi và tiếp tục tận dụng diện tích đất
trồng cây lâu năm để trồng sắn.
Đối với cây ăn quả, đến năm 2020 toàn
huyện có 1.620 ha, sản lượng đạt 12.000 tấn. Trong đó nhóm cây có múi là
1.100 ha, tiếp tục mở rộng mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ và thực hiện đề
án phát triển vùng bưởi Đại Minh, xây dựng nhãn hiệu bưởi Đại Minh để nâng
cao giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua việc thực hiện dự án khoa học
công nghệ cấp tỉnh.
Đối với cây quế, huyện tiếp tục trồng
mới để đến năm 2020 có từ 1.000 ha – 1.500 ha tại 05 xã Đại Đồng, Tân Hương,
Cảm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên và mở rộng đến các xã Văn Lãng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng.
Huyện thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ của tỉnh và triển khai thực hiện
trồng mới 1.000 ha cây măng tre Bát Độ tại các xã, thị trấn. Đồng thời khôi
phục diện tích rừng giang, nứa ở các xã để tạo nguyên liệu cho các làng nghề
mây tre đan.
Để đạt mục tiêu đến năm
2020 tỷ lệ che phủ rừng đạt 54%, huyện sẽ tiến hành trồng mới mỗi năm 2.500 ha
rừng đảm bảo đến năm 2020 sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 145.000 m3,
sản lượng tre, vầu, nứa đạt 10.000 m3, triển khai thực hiện dự án
Kfw8 (Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải
CO2”); trồng rừng gỗ lớn với quy mô 2.500 – 3.000 ha.
Huyện sẽ quy hoạch cây chè đến năm 2020
còn 1.480 ha; vùng chè tập trung quy mô 1.000 ha chè có năng suất, chất lượng
cao tạp trung tại các xã Hán Đà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà, Văn Lãng…;
tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh năng suất và tiếp tục
trồng cải tạo thay thế 100 – 150 ha chè già cỗi tại các xã Tân Nguyên,
Bảo Ái, Tân Hương, Yên Bình, Vĩnh Kiên, Bạch Hà…
Cùng với đó, huyện sẽ phát triển chăn
nuôi đàn trâu với tốc độ bình quân mỗi năm trên 1,5%, tăng cường mời gọi các
doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi bò, lợn với quy mô lớn như: Dự án chăn nuôi
bò thịt có quy mô 15.000 con; Dự án chăn nuôi lợn nái có quy mô 5.000 con và
xây dựng một số mô hình chăn nuôi bò siêu thịt bằng giống bò 3B (F1) và phát triển
đàn bò cái nền bằng giống bò Lai sind để thụ tinh bò 3B sản xuất con giống
thương phẩm. Đồng thời lồng ghép nguồn vốn chính sách hỗ trợ để khôi phục phát
triển đàn trâu bò tập trung ở các xã Xuân Long, Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Cảm Nhân,
Xuân Lai, Yên Thành, Phúc An); duy trì bền vững trên 200 cơ sở chăn nuôi lợn
hàng hóa đảm bảo thực hiện truyền tinh nhân tạo hướng nạc cho toàn bộ đàn lợn;
trên 30 cơ sở chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và 100 cơ sở chăn nuôi
trâu bò quy mô trên 10 con; hỗ trợ các cơ sở nuôi dê quy mô trên 100 con. Xây
dựng cơ sở giết mổ chế biến thịt gia súc, gia cầm quy mô 50 con lợn/ngày hoặc
tương đương tại thị trấn Yên Bình.
Đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản trên mặt
nước hồ Thác bà theo hướng phát triển hàng hóa. Quy hoạch 400 ha mặt nước hồ Thác
Bà tại 20 xã thị trấn ven hồ để nuôi cá quây lưới trên các eo ngách hồ
Thác Bà và đóng mới 400 – 450 lồng cá theo chính sách của tỉnh và xây dựng
chỉ dẫn địa lý cá hồ Thác Bà. Chuyển đổi 25 ha ruộng kém hiệu quả sang đào ao
nuôi cá và duy trì phát triển thủy sản trên các ao hồ nhỏ, tận dụng các hồ, đập
thủy lợi để nuôi cá với diện tích 580 ha, phấn đấu đến năm 2020 tổng sản lượng
thủy sản đạt trên 6.350 tấn và tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2020 –
2025.