CTTĐT - Ngày 1/10, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp
Bố cục của dự thảo báo
cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xây dựng
gồm 3 phần: các căn cứ lập dự án, thực trạng nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2011 - 2015; điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông
thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến 2030.
Theo đó, dự thảo báo
cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 nêu rõ trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng GRDP
(theo giá cố định 1994) ngành nông, lâm nghiệp là 5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông,
lâm nghiệp, thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp,
tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân của
ngành nông nghiệp là 4,8%/năm, lâm nghiệp là 7,4%/năm; thủy sản là 6,6%/năm. Đời
sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, sản xuất
nông nghiệp trong giai đoạn này vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như sản xuất
nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển sản xuất chuyên canh còn
chậm; năng suất, chất lượng nông sản còn thấp; kết cấu kinh tế nông thôn vẫn chủ
yếu là thuần nông, các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ; Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; nông
thôn có chuyển biến nhưng đời sống của một bộ phận nông dân chậm được cải thiện…
Với những tồn tại đó,
Dự thảo báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu tổng quát là phục vụ thực
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi
thế để tập trung đầu tư về khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật,
tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột
phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần
xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng xây dựng nền
nông nghiệp phát triển toàn diện, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công
nghệ; xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến
tiêu thụ sản phẩm; tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất
đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm
và thu nhập, nâng cao mức sống của nông dân, tăng cường khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu; Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm
nghiệp và thủy sản theo quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện được những
mục tiêu tổng quát này, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề ra
những mục tiêu phát triển cụ thể bao gồm: tốc độ tăng trưởng sản phẩm toàn
ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5%/năm; Năm 2020, cơ cấu tổng sản phẩm
nông nghiệp chiếm 21% trong cơ cấu chung toàn tỉnh; cơ cấu nội ngành: nông nghiệp
67%, lâm nghiệp 28%, thủy sản 5%; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng
năm đạt 320.000 tấn; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 46.000 tấn vào năm
2020; Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 65 triệu đồng/1ha vào năm 2020
và 75 triệu đồng/1ha vào năm 2030; Thu nhập người dân khu vực nông thôn tăng
trên 2 lần so với năm 2015, trên 35 triệu đồng/người vào năm 2020; Số xã được
công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020 là 47 xã, đến năm 2030 là
trên 60 xã; Tỷ lệ che phủ rừng từ năm 2020 trở đi duy trì trên 63%; Tỷ lệ dân
cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90% vào năm 2020 và
trên 98% vào năm 2030.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào báo
cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
Trong đó đề nghị ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây
dựng Đề án cần bám sát các chỉ tiêu phát triển nông, lâm, nghiệp theo Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng thêm quy hoạch khu giết mổ công nghệ cao; có
thêm biểu về hiện trạng sử dụng đất; đưa vào quy hoạch và làm nổi bật 7 sản phẩm
chủ yếu đã được tỉnh Yên Bái xác định trong thời gian qua…
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao dự
thảo báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xây dựng. Đồng
chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
khẩn trương xác định và phân bổ nguồn vốn triển khai thực hiện để ngành Nông
nghiệp lựa chọn nhà thầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý
kiến đóng góp của lãnh đạo các ngành; bám sát nội dung các quyết định, nghị
định của Chính phủ để lập quy hoạch theo đúng quy định của nhà nước; xem xét,
bổ sung một số căn cứ mới theo các nghị quyết, quyết định của Chính phủ và theo
định hướng phát triển của vùng Tây Bắc; xây dựng thêm quy hoạch khu, vùng ứng
dụng công nghệ cao và khu giết mổ.
736 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 1/10, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bố cục của dự thảo báo
cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xây dựng
gồm 3 phần: các căn cứ lập dự án, thực trạng nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2011 - 2015; điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông
thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến 2030.
Theo đó, dự thảo báo
cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 nêu rõ trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng GRDP
(theo giá cố định 1994) ngành nông, lâm nghiệp là 5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông,
lâm nghiệp, thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp,
tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân của
ngành nông nghiệp là 4,8%/năm, lâm nghiệp là 7,4%/năm; thủy sản là 6,6%/năm. Đời
sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, sản xuất
nông nghiệp trong giai đoạn này vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như sản xuất
nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển sản xuất chuyên canh còn
chậm; năng suất, chất lượng nông sản còn thấp; kết cấu kinh tế nông thôn vẫn chủ
yếu là thuần nông, các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ; Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; nông
thôn có chuyển biến nhưng đời sống của một bộ phận nông dân chậm được cải thiện…
Với những tồn tại đó,
Dự thảo báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu tổng quát là phục vụ thực
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi
thế để tập trung đầu tư về khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật,
tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột
phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần
xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng xây dựng nền
nông nghiệp phát triển toàn diện, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công
nghệ; xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến
tiêu thụ sản phẩm; tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất
đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm
và thu nhập, nâng cao mức sống của nông dân, tăng cường khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu; Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm
nghiệp và thủy sản theo quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện được những
mục tiêu tổng quát này, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề ra
những mục tiêu phát triển cụ thể bao gồm: tốc độ tăng trưởng sản phẩm toàn
ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5%/năm; Năm 2020, cơ cấu tổng sản phẩm
nông nghiệp chiếm 21% trong cơ cấu chung toàn tỉnh; cơ cấu nội ngành: nông nghiệp
67%, lâm nghiệp 28%, thủy sản 5%; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng
năm đạt 320.000 tấn; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 46.000 tấn vào năm
2020; Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 65 triệu đồng/1ha vào năm 2020
và 75 triệu đồng/1ha vào năm 2030; Thu nhập người dân khu vực nông thôn tăng
trên 2 lần so với năm 2015, trên 35 triệu đồng/người vào năm 2020; Số xã được
công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020 là 47 xã, đến năm 2030 là
trên 60 xã; Tỷ lệ che phủ rừng từ năm 2020 trở đi duy trì trên 63%; Tỷ lệ dân
cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90% vào năm 2020 và
trên 98% vào năm 2030.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào báo
cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
Trong đó đề nghị ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây
dựng Đề án cần bám sát các chỉ tiêu phát triển nông, lâm, nghiệp theo Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng thêm quy hoạch khu giết mổ công nghệ cao; có
thêm biểu về hiện trạng sử dụng đất; đưa vào quy hoạch và làm nổi bật 7 sản phẩm
chủ yếu đã được tỉnh Yên Bái xác định trong thời gian qua…
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao dự
thảo báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xây dựng. Đồng
chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
khẩn trương xác định và phân bổ nguồn vốn triển khai thực hiện để ngành Nông
nghiệp lựa chọn nhà thầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý
kiến đóng góp của lãnh đạo các ngành; bám sát nội dung các quyết định, nghị
định của Chính phủ để lập quy hoạch theo đúng quy định của nhà nước; xem xét,
bổ sung một số căn cứ mới theo các nghị quyết, quyết định của Chính phủ và theo
định hướng phát triển của vùng Tây Bắc; xây dựng thêm quy hoạch khu, vùng ứng
dụng công nghệ cao và khu giết mổ.