Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn là nhiệm vụ cấp bách trong tình hình hiện nay. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2013 - 2018, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã quan tâm, xây dựng các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này.
Cán bộ công đoàn chuyên trách trong Hội thi "Cán bộ công đoàn chuyên trách giỏi" năm 2015. (Ảnh: Thanh Xuân)
Hiện nay, LĐLĐ tỉnh có 6 ban nghiệp vụ và 16 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (CĐCTTTCS), 974 công đoàn cơ sở (CĐCS) với 41.255 đoàn viên. Qua khảo sát, phân tích kết quả phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém, đó là: chất lượng hoạt động của CĐCS còn nhiều hạn chế; một bộ phận cán bộ công đoàn tinh thần trách nhiệm chưa cao, yếu về nghiệp vụ công tác công đoàn, thiếu kỹ năng vận động, tổ chức thực hiện; công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá của CĐCS, CĐCTTTCS, các ban nghiệp vụ thuộc LĐLĐ tỉnh còn nhiều hạn chế. Đồng thời, với việc phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng một số giải pháp nhằm khắc phục như sau:
Một là, để nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS, Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-LĐLĐ ngày 31/7/2015 về nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS; trong đó có nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện Nghị quyết, đó là: ban hành Kế hoạch số 64/KH-LĐLĐ ngày 8/7/2016 về thực hiện phong trào CĐCS “3 có, 3 không” (có kế hoạch hoạt động, có tổ chức phong trào thi đua, có tổ chức đánh giá, xếp loại hàng năm; không có người lao động không được chăm lo, bảo vệ, không có người lao động vi phạm pháp luật, không mất đoàn kết nội bộ). Đây cũng chính là nội dung cơ bản, xuyên suốt hoạt động CĐCS với tinh thần dễ nhớ, dễ làm.
Hiện nay, phong trào này đã được triển khai đến tất cả các CĐCS trong toàn tỉnh; các CĐCTTTCS đã xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện và kết quả sẽ được đánh giá vào dịp tổng kết hàng năm, đây là một trong các tiêu chí để đánh giá, xét thi đua đối với CĐCS. Ban hành Quyết định số 184/QĐ-LĐLĐ ngày 8/10/2015 về việc quy định hồ sơ sổ sách của CĐCS và CĐCTTTCS; quy định cụ thể các loại sổ sách của công đoàn, về công tác lưu trữ hồ sơ để thống nhất quản lý trong toàn hệ thống; biên soạn, in 1.500 cuốn “Sổ tay công tác kiểm tra” và 1.500 cuốn “Sổ công tác công đoàn” cấp phát đến tất cả các CĐCS để thực hiện.
Hai là, để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, LĐLĐ tỉnh còn tổ chức thi cán bộ công đoàn chuyên trách, qua đó nâng cao lý luận công tác công đoàn; đồng thời, phân loại những nội dung cần tập trung bồi dưỡng, để mỗi cán bộ công đoàn chuyên trách biết được năng lực của mình, có kế hoạch tự bồi dưỡng. Qua hai năm tổ chức, cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia tích cực, kết quả năm sau cao hơn năm trước.
Để nâng cao năng lực thực tiễn, LĐLĐ đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-LĐLĐ ngày 28/8/2016, quy định việc cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia sinh hoạt và các hoạt động tại CĐCS với phương châm lắng nghe cơ sở, giúp đỡ cơ sở và học tập cơ sở. Quy định mỗi cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia tại hai CĐCS theo các loại hình, ít nhất 4 tháng một lần tham gia tại cơ sở, mỗi lần tham dự có ghi chép, phản ánh tình hình và tham mưu với công đoàn cấp trên về những tình hình phát sinh tại cơ sở và hướng giải quyết, cuối năm có báo cáo gửi LĐLĐ tỉnh tổng hợp, làm tiêu chí để đánh giá cán bộ hàng năm.
Hiện nay, có 58 cán bộ công đoàn chuyên trách được phân công tham gia sinh hoạt tại 116 CĐCS; trong đó có 58 CĐCS cơ quan hành chính, 12 CĐCS đơn vị sự nghiệp công lập và 47 CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Ba là, để khắc phục những hạn chế về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá đối với công đoàn cấp trên; hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác năm, công tác quý, công tác tháng quy trình, bài bản từ CĐCS, CĐCTTTCS, LĐLĐ tỉnh đã thực hiện nề nếp từ năm 2014 đến nay. LĐLĐ tỉnh đã ban hành Quyết định số 222/QĐ-LĐLĐ ngày 14/12/2015 quy định về việc đánh giá, xếp loại các ban nghiệp vụ; Quyết định số 97/QĐ-LĐLĐ ngày 1/7/2016 quy định về việc chấm điểm thi đua hàng tháng các CĐCTTTCS. Đến nay, các quy định này đã được thực hiện có hiệu quả.
Bốn là, thực hiện hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng đề án sắp xếp lại một số CĐCTTTCS, thành lập công đoàn các khu công nghiệp tỉnh; thực hiện tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Công đoàn trong tỉnh.
Trong Đại hội CĐCTTTCS, nhiệm kỳ 2017 - 2022, Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2018 - 2023 tới đây sẽ đánh giá, tổng kết Nghị quyết số 08 của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh và các quyết định về những nhiệm vụ trên đây để đưa vào Nghị quyết tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức, cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
1161 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn là nhiệm vụ cấp bách trong tình hình hiện nay. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2013 - 2018, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã quan tâm, xây dựng các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này.Hiện nay, LĐLĐ tỉnh có 6 ban nghiệp vụ và 16 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (CĐCTTTCS), 974 công đoàn cơ sở (CĐCS) với 41.255 đoàn viên. Qua khảo sát, phân tích kết quả phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém, đó là: chất lượng hoạt động của CĐCS còn nhiều hạn chế; một bộ phận cán bộ công đoàn tinh thần trách nhiệm chưa cao, yếu về nghiệp vụ công tác công đoàn, thiếu kỹ năng vận động, tổ chức thực hiện; công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá của CĐCS, CĐCTTTCS, các ban nghiệp vụ thuộc LĐLĐ tỉnh còn nhiều hạn chế. Đồng thời, với việc phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng một số giải pháp nhằm khắc phục như sau:
Một là, để nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS, Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-LĐLĐ ngày 31/7/2015 về nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS; trong đó có nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện Nghị quyết, đó là: ban hành Kế hoạch số 64/KH-LĐLĐ ngày 8/7/2016 về thực hiện phong trào CĐCS “3 có, 3 không” (có kế hoạch hoạt động, có tổ chức phong trào thi đua, có tổ chức đánh giá, xếp loại hàng năm; không có người lao động không được chăm lo, bảo vệ, không có người lao động vi phạm pháp luật, không mất đoàn kết nội bộ). Đây cũng chính là nội dung cơ bản, xuyên suốt hoạt động CĐCS với tinh thần dễ nhớ, dễ làm.
Hiện nay, phong trào này đã được triển khai đến tất cả các CĐCS trong toàn tỉnh; các CĐCTTTCS đã xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện và kết quả sẽ được đánh giá vào dịp tổng kết hàng năm, đây là một trong các tiêu chí để đánh giá, xét thi đua đối với CĐCS. Ban hành Quyết định số 184/QĐ-LĐLĐ ngày 8/10/2015 về việc quy định hồ sơ sổ sách của CĐCS và CĐCTTTCS; quy định cụ thể các loại sổ sách của công đoàn, về công tác lưu trữ hồ sơ để thống nhất quản lý trong toàn hệ thống; biên soạn, in 1.500 cuốn “Sổ tay công tác kiểm tra” và 1.500 cuốn “Sổ công tác công đoàn” cấp phát đến tất cả các CĐCS để thực hiện.
Hai là, để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, LĐLĐ tỉnh còn tổ chức thi cán bộ công đoàn chuyên trách, qua đó nâng cao lý luận công tác công đoàn; đồng thời, phân loại những nội dung cần tập trung bồi dưỡng, để mỗi cán bộ công đoàn chuyên trách biết được năng lực của mình, có kế hoạch tự bồi dưỡng. Qua hai năm tổ chức, cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia tích cực, kết quả năm sau cao hơn năm trước.
Để nâng cao năng lực thực tiễn, LĐLĐ đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-LĐLĐ ngày 28/8/2016, quy định việc cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia sinh hoạt và các hoạt động tại CĐCS với phương châm lắng nghe cơ sở, giúp đỡ cơ sở và học tập cơ sở. Quy định mỗi cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia tại hai CĐCS theo các loại hình, ít nhất 4 tháng một lần tham gia tại cơ sở, mỗi lần tham dự có ghi chép, phản ánh tình hình và tham mưu với công đoàn cấp trên về những tình hình phát sinh tại cơ sở và hướng giải quyết, cuối năm có báo cáo gửi LĐLĐ tỉnh tổng hợp, làm tiêu chí để đánh giá cán bộ hàng năm.
Hiện nay, có 58 cán bộ công đoàn chuyên trách được phân công tham gia sinh hoạt tại 116 CĐCS; trong đó có 58 CĐCS cơ quan hành chính, 12 CĐCS đơn vị sự nghiệp công lập và 47 CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Ba là, để khắc phục những hạn chế về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá đối với công đoàn cấp trên; hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác năm, công tác quý, công tác tháng quy trình, bài bản từ CĐCS, CĐCTTTCS, LĐLĐ tỉnh đã thực hiện nề nếp từ năm 2014 đến nay. LĐLĐ tỉnh đã ban hành Quyết định số 222/QĐ-LĐLĐ ngày 14/12/2015 quy định về việc đánh giá, xếp loại các ban nghiệp vụ; Quyết định số 97/QĐ-LĐLĐ ngày 1/7/2016 quy định về việc chấm điểm thi đua hàng tháng các CĐCTTTCS. Đến nay, các quy định này đã được thực hiện có hiệu quả.
Bốn là, thực hiện hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng đề án sắp xếp lại một số CĐCTTTCS, thành lập công đoàn các khu công nghiệp tỉnh; thực hiện tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Công đoàn trong tỉnh.
Trong Đại hội CĐCTTTCS, nhiệm kỳ 2017 - 2022, Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2018 - 2023 tới đây sẽ đánh giá, tổng kết Nghị quyết số 08 của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh và các quyết định về những nhiệm vụ trên đây để đưa vào Nghị quyết tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức, cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.