Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam hàng năm đạt trên 32 tỷ USD. Đó là một nỗ lực cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong hơn ba mươi năm đổi mới.
Sản phẩm quế vỏ của Hợp tác xã Quế Sơn trưng bày tại Lễ hội Quế Văn Yên năm 2016.
Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn còn hơn 80% các mặt hàng nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có biểu tượng lô gô, nhãn mác. Đây là một bất lợi lớn trong xu thế hội nhập và phát triển cũng như trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Yên Bái không phải là địa phương có quá nhiều mặt hàng nông sản, nhưng cũng có khá nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu và hàng hóa giá trị cao như chè, quế, sản phẩm gỗ rừng trồng, lúa gạo và cây ăn quả... Riêng các sản phẩm chè, các nhà máy chế biến trên địa bàn đã cung ứng cho thị trường trong, ngoài nước trên 25.000 tấn chè thành phẩm.
Các ngành hàng khác gồm: trên 4.000 tấn quế vỏ khô; trên 200.000 m3 gỗ rừng trồng, hàng ngàn tấn tinh bộ sắn...
Bên cạnh đó, Yên Bái còn có chè Shan tuyết đặc sản Suối Giàng; có những giống lúa thơm nổi tiếng như Hương chiêm, Séng cù, nếp Tan Tú Lệ. Hoa quả có múi, phải nói đến cam quýt huyện Văn Chấn, Lục Yên, bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình... Đó là những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Yên Bái để phát triển thành hàng hóa mang hương vị riêng biệt của mỗi vùng, miền.
Có thể nói, các sản phẩm nông sản của các vùng miền trên địa bàn Yên Bái rất có lợi thế và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng, ta vẫn không phát huy được hiệu quả, khối lượng hàng hóa ít, không có thương hiệu trên thị trường. Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa thấy được tầm quan trọng và giá trị của thương hiệu sản phẩm nên cả người dân và doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc sản xuất nông sản ở các địa phương hiện nay chủ yếu sản xuất manh mún và tự phát nên việc đăng ký, quản lý và khai thác thương hiệu chưa thật hiệu quả. Yên Bái là một tỉnh có sản lượng chè khá lớn, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ trên dưới 25.000 tấn chè thành phẩm, nhưng cho đến nay chúng ta mới đăng ký nhãn hiệu Suối Giàng cho sản phẩm chè của xã Suối Giàng.
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất chế biến chè có thâm niên nói: "Chua xót lắm! Chè mình làm ra chất lượng chẳng kém của họ. Thế nhưng, họ mua với giá rẻ mạt về đấu trộn với sản phẩm của họ có thương hiệu rồi bán cao hơn cả chục phần trăm. Biết thế, nhưng mình vẫn phải chịu vì chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm".
Vẫn biết, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm khi sử dụng sản phẩm, tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, giúp bảo vệ người bán hàng chống lại các đối thủ cạnh tranh, giảm chi phí marketing; để thu hút khách hàng mới, giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn; tạo thuận lợi hơn khi tìm thị trường mới; tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài...
Biết thế, nhưng người nông dân thì "nhỏ bé" quá, doanh nghiệp thì thờ ơ, hoặc thiếu sự liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp... Vừa qua, Yên Bái đã có vùng quế Văn Yên xây dựng chỉ dẫn địa lý, cam Văn Chấn, Lục Yên, bưởi Đại Minh xây dựng nhãn hiệu tập thể... là những tín hiệu đáng mừng cho sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tạo uy tín nhằm duy trì, mở rộng thị trường một cách minh bạch, văn minh, chống cạnh tranh không lành mạnh. Thương hiệu giúp xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuộc tính sản phẩm; giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tìm kiếm sản phẩm, giảm rủi ro khi mua một sản phẩm. Thương hiệu sản phẩm là yếu tố quyết định khách hàng mua sản phẩm.
Cam sành Lục Yên đã được đăng ký chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Cam Lục Yên".
Hiện nay, ngành nông nghiệp Yên Bái đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu ngành, trong đó chú trọng đến phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Sản xuất theo chuỗi là yếu tố quan trọng thúc đẩy xây dựng thương hiệu sản phẩm, chiến lược phát triển và phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, cần tuyên truyền, vận động nông dân tham gia vào các hội, hiệp hội, làng nghề để thống nhất quan điểm trong việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, hạn chế sản xuất tự phát, làm ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm địa phương trong con mắt người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản chủ lực như: chè, quế, gạo, sơn tra, hoa quả có múi, gia súc, gia cầm... đảm bảo các yêu cầu thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, có định hướng và giải pháp cụ thể, có lộ trình.
Ưu tiên về chính sách, tín dụng thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt là các nông sản có thế mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã. Khuyến khích tạo điều kiện và có chính sách tích tụ đất đai, các cơ chế tạo quỹ đất công, đất sạch để thiết lập các vùng sản xuất nông nghiệp, tăng tính hiệu quả trong liên kết vùng.
1185 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam hàng năm đạt trên 32 tỷ USD. Đó là một nỗ lực cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong hơn ba mươi năm đổi mới. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn còn hơn 80% các mặt hàng nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có biểu tượng lô gô, nhãn mác. Đây là một bất lợi lớn trong xu thế hội nhập và phát triển cũng như trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Yên Bái không phải là địa phương có quá nhiều mặt hàng nông sản, nhưng cũng có khá nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu và hàng hóa giá trị cao như chè, quế, sản phẩm gỗ rừng trồng, lúa gạo và cây ăn quả... Riêng các sản phẩm chè, các nhà máy chế biến trên địa bàn đã cung ứng cho thị trường trong, ngoài nước trên 25.000 tấn chè thành phẩm.
Các ngành hàng khác gồm: trên 4.000 tấn quế vỏ khô; trên 200.000 m3 gỗ rừng trồng, hàng ngàn tấn tinh bộ sắn...
Bên cạnh đó, Yên Bái còn có chè Shan tuyết đặc sản Suối Giàng; có những giống lúa thơm nổi tiếng như Hương chiêm, Séng cù, nếp Tan Tú Lệ. Hoa quả có múi, phải nói đến cam quýt huyện Văn Chấn, Lục Yên, bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình... Đó là những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Yên Bái để phát triển thành hàng hóa mang hương vị riêng biệt của mỗi vùng, miền.
Có thể nói, các sản phẩm nông sản của các vùng miền trên địa bàn Yên Bái rất có lợi thế và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng, ta vẫn không phát huy được hiệu quả, khối lượng hàng hóa ít, không có thương hiệu trên thị trường. Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa thấy được tầm quan trọng và giá trị của thương hiệu sản phẩm nên cả người dân và doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc sản xuất nông sản ở các địa phương hiện nay chủ yếu sản xuất manh mún và tự phát nên việc đăng ký, quản lý và khai thác thương hiệu chưa thật hiệu quả. Yên Bái là một tỉnh có sản lượng chè khá lớn, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ trên dưới 25.000 tấn chè thành phẩm, nhưng cho đến nay chúng ta mới đăng ký nhãn hiệu Suối Giàng cho sản phẩm chè của xã Suối Giàng.
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất chế biến chè có thâm niên nói: "Chua xót lắm! Chè mình làm ra chất lượng chẳng kém của họ. Thế nhưng, họ mua với giá rẻ mạt về đấu trộn với sản phẩm của họ có thương hiệu rồi bán cao hơn cả chục phần trăm. Biết thế, nhưng mình vẫn phải chịu vì chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm".
Vẫn biết, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm khi sử dụng sản phẩm, tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, giúp bảo vệ người bán hàng chống lại các đối thủ cạnh tranh, giảm chi phí marketing; để thu hút khách hàng mới, giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn; tạo thuận lợi hơn khi tìm thị trường mới; tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài...
Biết thế, nhưng người nông dân thì "nhỏ bé" quá, doanh nghiệp thì thờ ơ, hoặc thiếu sự liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp... Vừa qua, Yên Bái đã có vùng quế Văn Yên xây dựng chỉ dẫn địa lý, cam Văn Chấn, Lục Yên, bưởi Đại Minh xây dựng nhãn hiệu tập thể... là những tín hiệu đáng mừng cho sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tạo uy tín nhằm duy trì, mở rộng thị trường một cách minh bạch, văn minh, chống cạnh tranh không lành mạnh. Thương hiệu giúp xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuộc tính sản phẩm; giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tìm kiếm sản phẩm, giảm rủi ro khi mua một sản phẩm. Thương hiệu sản phẩm là yếu tố quyết định khách hàng mua sản phẩm.
Cam sành Lục Yên đã được đăng ký chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Cam Lục Yên".
Hiện nay, ngành nông nghiệp Yên Bái đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu ngành, trong đó chú trọng đến phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Sản xuất theo chuỗi là yếu tố quan trọng thúc đẩy xây dựng thương hiệu sản phẩm, chiến lược phát triển và phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, cần tuyên truyền, vận động nông dân tham gia vào các hội, hiệp hội, làng nghề để thống nhất quan điểm trong việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, hạn chế sản xuất tự phát, làm ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm địa phương trong con mắt người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản chủ lực như: chè, quế, gạo, sơn tra, hoa quả có múi, gia súc, gia cầm... đảm bảo các yêu cầu thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, có định hướng và giải pháp cụ thể, có lộ trình.
Ưu tiên về chính sách, tín dụng thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt là các nông sản có thế mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã. Khuyến khích tạo điều kiện và có chính sách tích tụ đất đai, các cơ chế tạo quỹ đất công, đất sạch để thiết lập các vùng sản xuất nông nghiệp, tăng tính hiệu quả trong liên kết vùng.