CTTĐT – Ngày 19/12/2023, UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 2442/QĐ-UBND công nhận đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là di tích cấp tỉnh.
Di tích lịch sử cấp tỉnh đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
1. Tên gọi di tích:
- Di tích đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Tên gọi khác:
+ Đình Bành Độ: Theo tiếng dân tộc Dao, “bành” có nghĩa là núi đá, “độ” có nghĩa là riêng biệt, “bành độ” có nghĩa là núi đá riêng biệt. Người Dao ở Lâm Trường Thượng xưa gọi tên một núi đá ở thôn Giáp Luồng là Bành Độ, ngôi đình tọa lạc dưới chân núi đá được đặt tên là đình Bành Độ.
+ Đình Nản Toọc: Theo tiếng dân tộc Tày, “nản” có nghĩa là núi đá, “toọc” có nghĩa là riêng biệt, “nản toọc” có nghĩa là núi đá riêng biệt. Người Tày ở Lâm Trường Thượng xưa gọi tên một núi đá ở thôn Giáp Luồng là Nản Toọc, ngôi đình tọa lạc dưới chân núi đá được đặt tên là đình Nản Toọc.
+ Đình Giáp Luồng: Tên gọi gắn liền với địa danh làng, bản, thôn Giáp Luồng có từ lâu đời.
2. Loại hình di tích
Di tích đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích cấp tỉnh.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng di tích đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Báithuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Hiện nay, toàn bộ khu vực di tích đình Khai Trung tọa lạc trên một bãi đất bằng phẳng thuộc địa phận thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Di tích cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Khai Trung 0,5km về phía Tây Bắc, cách trung tâm huyện lỵ Lục Yên (thị trấn Yên Thế) 20km về phía Tây Bắc, cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 - Km5, thành phố Yên Bái) 63km về phía Tây Bắc.
Hiện nay, di tích đình Khai Trung đã được chính quyền địa phương xác định, thực hiện quy hoạch toàn bộ phần diện tích và được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đưa vào phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 29/9/2021. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã Khai Trung chủ trì, phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Yên Bái – Chi nhánh huyện Lục Yên thực hiện xác định mốc giới, xây dựng bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích, với tổng diện tích đất được quy hoạch là: 3.280,2m2.
Ngôi đình Khai Trung hiện nay tọa lạc nơi vùng rừng núi, ở vị trí không xa khu dân cư. Ngay phía trước đình là ruộng hoa màu ngắn ngày, xa hơn núi Nặm Chọ; phía sau là đồi cọ, xa hơn là đồi Măng Đắng, suối Giáp Chảy; sát bên phải là núi đá thấp Nản Toọc, trong núi có một hang đá có tôn bát hương thờ thần linh; phía xa bên trái là núi Tát Én; xung quanh khu vực di tích, cây cối mọc tươi tốt. Toàn bộ khu vực di tích nằm bình dị, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và môi trường xã hội. Từ di tích có thể thuận lợi đi tới các khu dân cư, thể hiện sự gắn bó mật thiết, thân thiện với thiên nhiên, trời đất. Vị trí di tích tọa lạc cũng đã phần nào phản ánh một góc đặc trưng văn hóa của tộc người Dao. Khi đời sống của đồng bào phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh, họ đã coi thiên nhiên là nơi nuôi sống gia đình, cộng đồng, đồng thời xác định bám trụ, khai thác thiên nhiên, sống hài hòa cùng thiên nhiên để tồn tại và phát triển.
5. Đường đi đến di tích
Để đến được di tích đình Khai Trung (thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái), du khách có thể thuận lợi di chuyển theo đường bộ bằng cả phương tiện cá nhân và công cộng.
Từ trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 - Km5, thành phố Yên Bái), du khách đi theo Quốc lộ 37 (Yên Bái – Yên Bình) 04km đến ngã ba Km 9 (thị trấn Yên Bình) rẽ trái đi theo Quốc lộ 70 (Yên Bái – Lào Cai) khoảng 65km đến ngã ba Khánh Hòa (địa phận xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên) rẽ phải 20km tới ngã ba chợ Tân Lĩnh di chuyển 10km vào Ủy ban nhân dân xã Khai Trung đi tiếp 0,5km đến thôn Giáp Luồng là tới điểm di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Theo các tài liệu nghiên cứu dân tộc học, từ xa xưa đồng bào người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thủy, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Khổng giáo, Phật giáo, đặc biệt là Ðạo giáo. Họ cũng là một trong số các tộc người có lối sống du canh du cư, sinh sống chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, với đặc điểm mang tín ngưỡng đa thần, cho nên dù đi tới đâu thì trong gia đình người Dao vẫn thờ cúng ma ông bà, cha mẹ, ma bếp lò, ma thổ địa..., trong dòng họ hay chi họ hoặc tông tộc thì thờ cúng ma dòng họ, ở phạm vi cộng đồng làng bản có thờ cúng ma bản, bao gồm các thần phù hộ và thổ thần của bản, cúng cầu mùa, cầu mưa hoặc cầu nắng, cúng diệt trừ sâu bọ... Ngoài ra, trước đây đồng bào người Dao còn có tục cúng ma ruộng, ma nương, ma nước nguồn... Hình thái tín ngưỡng vạn vật hữu linh - tức là vạn vật đều có linh hồn, tồn tại rộng rãi trong cộng đồng tộc người. Vì vậy, người Dao luôn tin là có thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và thần chăn nuôi... Chính vì thế, khi cuộc sống ổn định hơn, việc hình thành các thiết chế tín ngưỡng (đình, miếu) trong cộng đồng người Dao cũng là hình thức phổ biến.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái thực hiện điền dã, khảo sát, nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học, đoàn công tác chưa tìm thấy nguồn sử liệu, tư liệu nào ghi chép cụ thể về thời điểm hình thành di tích đình Khai Trung (thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, huyện Lục Yên). Mặc dù vậy, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các cứ liệu lịch sử, tài liệu dân tộc học, tư liệu về lịch sử vùng đất, quá trình di cư – định cư, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Dao ở Lục Yên, Yên Bái nói chung, người Dao Đỏ ở Khai Trung nói riêng, cũng như những thông tin do các cụ cao tuổi sinh sống tại vùng đất Khai Trung – Lâm Thượng từ xưa đến nay, có thể nhận định đình Khai Trung được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XIX bởi một bộ phận người Dao Đỏ di cư từ Quảng Đông (Trung Quốc) qua Bắc Quang (Hà Giang) rồi tiếp tục di cư về vùng đất thuộc Châu Lục Yên, phủ Yên Bình, trấn Tuyên Quang (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ngày nay). Trong đó, các gia đình thuộc dòng họ Phùng, Triệu, Bàn, Lý là những nhóm người đầu tiên đặt chân tới và có công khai phá vùng đất Khai Trung hiện nay.
Xuất phát từ tập quán du canh du cư, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đồng thời, với tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh” mang đậm dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo trong văn hóa của người Dao, đồng bào đã chung tay lập miếu thờ (hay còn được gọi là miếu thần, miếu làng). Miếu có chức năng thờ cúng Thành hoàng bản thổ và các vị thần linh nhằm mục đích cầu mong sự che chở, bảo vệ trước những tác động của thiên tai, bệnh dịch và những hiện tượng tự nhiên lúc bấy giờ không thể lý giải được. Ban đầu, ngôi miếu chỉ là một không gian nhỏ đơn sơ, dựng bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, diện tích khoảng 2 - 3m2 - kiến trúc khởi thủy của ngôi đình hiện nay.
Thông qua quá trình tổng hợp, đối chiếu những nguồn tư liệu, tài liệu lịch sử và thông tin do các cụ cao tuổi ở Khai Trung cung cấp, chia sẻ, cán bộ nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học di tích khái quát một số lần tu bổ, tôn tạo lớn và những sự kiện lịch sử diễn ra tại đình Khai Trung như sau:
- Đình Khai Trung được nhận định khởi dựng từ khoảng đầu thế kỷ XIX tại vùng đất bằng phẳng thuộc châu Lục Yên, phủ Yên Bình, trấn Tuyên Quang bởi bộ phận người Dao Đỏ, gọi là miếu thần. Do chỉ có kết cấu đơn sơ nên thiết chế này thường xuyên được tu bổ, sửa chữa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Sau này miếu dần được tôn tạo, mở rộng rồi phát triển thành đình, người Dao gọi là đình Bành Độ, người Tày gọi là đình Nản Toọc.
- Những năm 1945 - 1954, đình Khai Trung là một trong những địa điểm được chính quyền cách mạng cơ sở sử dụng làm nơi vận động nhân dân ủng hộ các phong trào yêu nước, như: “Kháng chiến, kiến quốc”, “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”,... Bên cạnh đó, đình còn là nơi diễn ra các lớp bình dân học vụ nhằm “xóa nạn mù chữ” cho nhân dân các dân tộc trong vùng.
- Đến khoảng năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp. Trong khi, chiến sự tại miền Nam trở nên quyết liệt hơn thì miền Bắc phải chống chọi với những cuộc tấn công bằng bom đạn từ không quân Mỹ. Hòa chung không khí sục sôi của dân tộc, người Dao Đỏ ở Khai Trung cùng nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tập trung sức người, sức của để trở thành hậu phương vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Lúc này, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại đình Khai Trung không còn được duy trì. Kiến trúc đình do không có người trông coi, không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên nên bị hư hỏng rồi đổ sập.
- Năm 1985, ngôi đình được nhân dân địa phương dựng lại trên nền đất cũ. Các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng được khôi phục và tổ chức hoạt động theo truyền thống dân gian.
- Năm 2015, đình Khai Trung được tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa với kiến trúc như hiện nay. Theo đó, ngôi đình vẫn giữ nguyên kiến trúc hình chữ Nhất (一) như ban đầu. Tổng diện tích phần thiết chế là 60m2 (trong đó: chiều rộng là 10,5m và chiều dài là 5,7m). Đình được dựng theo lối kiến trúc nhà truyền thống của người Dao Đỏ, với kết cấu nhà gỗ ba gian, cột kê chân tảng bê tông, nền đất, bao quanh là phên nứa đan nong mốt, mái lớp lá cọ, không thiết kế cánh cửa. Ngoài ra, trên sân đình còn có miếu bán thiên, trong hang núi Nản Toọc có tôn bát hương thờ các vị thần linh. Khuôn viên và không gian khu vực di tích luôn được công đồng bảo vệ, giữ gìn. Thường xuyên duy trì sinh hoạt tín ngưỡng – văn hóa theo các ngày lễ truyền thống trong năm.
7. Các nhân vật được thờ tự
Hệ thống các nhân vật được thờ phụng tại đình Khai Trung khá đa dạng, trong đó:
- Thành Hoàng bản thổ (hay Thành hoàng làng), đây là nhân vật được người Dao Đỏ địa phương coi là vị chủ thần có chức năng trông coi, cai quản và bảo trợ cho toàn bộ vùng đất Khai Trung.
- Đồng thời phụng thờ các vị thần: thần thổ trạch long mạch, thổ công, thổ địa, thần mặt trời, thần mặt trăng, thần sao, thần sấm sét, thần mưa, thần gió, thần núi, thần rừng, thần suối, thần nông, thần lúa, thần voi, thần hổ, thần báo, thần rắn, thần trâu, thần lợn, thần gà,… - việc tôn thờ nhiều vị thần như trên đã thể hiện rõ nét tín ngưỡng “đa thần” cùng đời sống văn hóa phong phú của người Dao.
- Ngoài ra, vào thời gian tổ chức kỳ lễ lớn, đồng bào còn lập bàn thờ Bàn Vương (hay còn gọi là Bàn Hồ) tại gian đầu hồi trong đình. Theo văn hóa truyền thống, Bàn Vương được người Dao coi là thủy tổ, là nhân vật khai thiên, lập địa của tộc người.
8. Đặc điểm của di tích di tích
- Một là, sự ra đời, hoạt động của đình Khai Trung gắn liền với quá trình di cư, khai khẩn, xây dựng và phát triển vùng đất Khai Trung, Lục Yên của đồng bào người Dao Đỏ nơi đây qua nhiều đời.
- Hai là, từ khi hình thành đến nay, đình Khai Trung luôn duy trì và phát huy hiệu quả 03 chức năng lớn của ngôi đình Việt xưa, gồm: chức năng tín ngưỡng (nơi diễn ra các hoạt động tâm linh của cộng đồng làng, xã), chức năng hành chính (nơi bàn bạc, quyết định những công việc chung của cộng đồng dân cư) và chức năng văn hóa (là trung tâm hội tụ, sinh hoạt văn hóa tộc người mà đỉnh cao là hoạt động lễ hội).
- Ba là, đình Khai Trung thể hiện rõ nét tín ngưỡng đa thần của tộc người Dao, đồng thời được dung hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh phong phú của cộng đồng. Không những thế, thiết chế tín ngưỡng này còn chứa đựng dấu ấn lịch sử truyền thống, dấu ấn cội nguồn dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần mộc mạc, giản dị của đồng bào Dao; là sự kế thừa, tiếp nối bản sắc, các giá trị văn hóa truyền thống, nêu cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.
- Bốn là, ngôi đình Khai Trung mặc dù mang kiến trúc, kỹ thuật, mĩ thuật đơn giản, mộc mạc nhưng chứa đựng được những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản, phản ánh tập quán cư trú, tập quán mưu sinh cổ truyền của người Dao nói chung, người Dao Đỏ ở Khai Trung, Lục Yên nói riêng.
- Năm là, từ khi hình thành đến nay, đình Khai Trung đã trải quá nhiều đợt tu bổ, tôn tạo. Tuy nhiên, khu vực nền đình không có sự thay đổi về vị trí, địa giới cũng như những giá trị văn hóa dân gian truyền thống.
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm ngoài các mùng một, ngày Rằm và sinh hoạt riêng lẻ, tại đình Khai Trung diễn ra một kỳ lễ quan trọng. Đồng thời, cứ sau ba năm kỳ lễ này sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn, trở thành một lễ hội lớn trong vùng. Các lễ hội chính của đình như sau:
* Lễ cầu mùa (Khoi kiềm)
- Tên gọi khác: Lễ cầu đình, lễ hội đình Khai Trung.
- Thời gian: Lễ cầu mùa tại đình Khai Trung diễn ra trong thời gian hai ngày, một đêm và không quy định thời điểm tổ chức cố định cho kỳ lễ. Do vậy, để chuẩn bị cho kỳ lễ này, ngay từ tháng Chạp của năm trước, các thầy cúng cùng những người có uy tín, tiếng nói trong cộng đồng đã phải cùng nhau họp bàn, thống nhất lựa chọn ngày đẹp nhất (trong khoảng từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 10 tháng Giêng) trên cơ sở các ngày đẹp đã được 06 dòng họ (Phùng, Đặng, Triệu, Bàn, Lý, La) người Dao Đỏ ở Khai Trung đề xuất.
- Công tác chuẩn bị:
+ Tổ chức họp bàn và phân công nhiệm vụ tổ chức lễ hội với nhiều nội dung như: chọn ngày tốt để tổ chức ngày lễ; chọn 04 thầy cúng (gồm: thầy “Khòi kềm sai” (Thầy cúng khai sơn, lập địa,), thầy “Ừ cú sai” (Thầy cúng cầu mùa), thầy “Khòi tàn sai” (Thầy làm công tác tổ chức) và thầy “Đằng sai” (Thầy cúng Bàn Vương và cầu an); chọn 03 cặp thiếu niên nam (Đằng ton - tiên đồng) - nữ (Đằng xía - tiên nữ), 01 người giúp việc cắt giấy in tiền và 01 người phụ nữ đảm nhiệm việc hậu cần cho những người trực tiếp tham gia thực hiện nghi lễ. Việc chọn người và phân công nhiệm vụ cũng tùy theo từng năm nhưng vẫn được thực hiện đảm bảo trên cơ sở chia đều công việc và có sự tham gia của cả 06 dòng họ người Dao ở Khai Trung. Riêng họ La do không có thầy cúng nên sẽ không tham gia nhiệm vụ đứng lễ.
+ Tu sửa, chỉnh trang, dọn dẹp và vệ sinh khu vực đình cũng như khuôn viên di tích.
+ Dựng ban thờ Bàn vương tại đình: Ban thờ Bàn Vương được dựng vào ngày lễ tại gian bên phải. Trước đây, ban thờ này được làm bằng gỗ hoặc tre có kích thước chiều dài: 1,2m, chiều rộng: 0,7m, chiều cao (so với nền đình): 0,75m. Ngày nay, đồng bào có thể thay thế bằng loại bàn có sẵn để sử dụng được thuận tiện hơn.
+ Chuẩn bị đồ mã (tiền âm, ngựa giấy, cắt giấy trang trí...) phục vụ nghi thức cầu cúng theo truyền thống. Khác với nhiều tộc người khác, đồng bào người Dao không sử dụng các loại tiền âm sẵn có. Do vậy, trước những kỳ lễ, đồng bào sẽ tự chuẩn bị tiền âm bằng việc dùng giấy (màu trắng) mua sẵn, họ tạo ra hai loại tiền âm (loại thứ nhất có chiều dài: 50cm, chiều rộng 6cm; loại thứ hai có chiều dài 25cm, chiều rộng 8cm); sau đó tùy từng loại sẽ được đóng dấu chìm (dấu công nhận là tiền) tương ứng; cuối cùng được gấp, bó lại thành từng tập.
+ Chuẩn bị lễ vật: Nhân dân thực hiện đóng góp kinh phí theo suất hộ gia đình để thực hiện việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng cho lễ cầu mùa tại đình.
- Nghi lễ: Nghi lễ cầu mùa tại đình Khai Trung được diễn ra với nhiều phần nghi thức bởi sự chứng kiến và tham gia của đông đảo người dân địa phương, cụ thể:
+ Tại nhà chủ thờ thần linh: Trong quá trình tổ chức nghi lễ cầu mùa, bên cạnh các nghi thức diễn ra tại khu vực đình, người Dao ở Khai Trung còn thực hiện nghi lễ mời, rước thần linh từ nhà chủ thờ thần linh ra đình. Vào sáng sớm ngày thứ nhất, trong tiếng trống rộn ràng vang xa, một số người dân đã có mặt tại nhà của gia đình chủ thờ thần linh để tham gia và chứng kiến những nghi thức đầu tiên của kỳ lễ cầu mùa. Lúc này, ông chủ thờ tiến hành đốt một nắm hương lớn, đồng thời cầm tập tiền âm bắt đầu nghi thức xướng tên, mời và đón các vị thần linh hiển linh. Sau đó, ông cùng đoàn người trong tiếng trống bắt đầu việc rước các vị thần linh ra ngoài đình.
+ Tại không gian đình: Tại ban thờ Bàn vương: Trong ngày lễ, trên ban thờ Bàn vương được sắp đặt nhiều đồ thờ theo truyền thống, gồm: 01 bát hương; 02 đèn dầu; 01 sớ tấu cắm trên bát gạo, túm gạo nhỏ bọc trong giấy đỏ và được cột lại bằng chiếc vòng bạc; một số mô hình nhạc cụ, nông cụ làm bằng nứa; 01 mâm tiền âm - gọi là tiền hứa, tiền khất dâng thần linh; ngoài ra, phía trên ban thờ treo 07 túm tiền mã. Về lễ vật dâng cúng tại ban thờ Bàn vương, gồm có: 01 con lợn (50 - 60kg) đã được mổ sạch, dâng cúng nguyên con (để tươi) trong tư thế quỳ, hai bên là 01 chậu tiết và 01chậu lòng; 02 đĩa bánh dày (mỗi đĩa 03 chiếc); 06 chén rượu, 01 bầu rượu, 01 chén nước lá, 01 bát rau xanh... Đặc biệt, mâm lễ nhất định phải dâng cúng phần thịt chuột (loại chuột rừng). Ngoài ra, còn có 01 bộ quần áo thêu truyền thống của người Dao Đỏ và 01 chiếc chuông đồng (loại chuông lắc, nhỏ), sách cúng.
Các nghi thức diễn ra tại ban thờ Bàn Vương do thầy “Đằng sai” đảm nhiệm. Trong không gian đặt ban thờ Bàn Vương, ngoài thầy “Đằng sai” còn có các “Đằng ton”, “Đằng xía” tham gia hành lễ và 01 người giúp việc.
Sau khi công việc sắp lễ hoàn thành, thầy “Đằng sai” cùng các “Đằng ton”, “Đằng xía” bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng Bàn vương. Nghi lễ cúng Bàn vương diễn ra với nhiều phần, gồm: nghi thức mời và đón Bàn Vương ngự giá, nghi thức dâng trà, nghi thức dâng rượu, nghi thức dâng tiền và nghi lễ tụng kinh cầu an cho dân làng.
Trong thời gian diễn ra nghi lễ cúng Bàn Vương, ngoài thầy “Đằng sai”, 06 “Đằng ton”, “Đằng xía” và 01 người giúp việc, thì không ai được ra vào khu vực gian thờ này.
- Khu vực gian thờ chính:
+ Nghi thức khai lễ, dự tiệc (bữa cơm bắt đầu ngày lễ): Trong thời gian diễn ra nghi lễ mời, rước thần linh từ nhà chủ thờ thần linh, tại đình Khai Trung, các thầy cúng, các đệ tử, người giúp việc cùng dân làng đã có mặt đầy đủ. Trước ban thờ chính tại đình, thầy “Khòi kiềm sai” đại diện các thầy cúng khác và dân làng lên hương, xướng tên và mời Thành hoàng bản thổ, các vị thần Tam Thanh, tổ tiên của các hộ dân trong làng xã cùng các vị thánh sư của 04 thầy cúng ngự giá, dự tiệc khai lễ tại đình.
+ Nghi thức treo tranh thờ: Sau khi kết thúc bữa cơm khai lễ, thầy “Khòi kiềm sai” và các con sớ tiến hành nghi thức treo tranh thờ. Theo quan niệm của người Dao, tranh thờ mang ý nghĩa linh thiêng nên khi mở bao tranh và treo tranh được thực hiện trang trọng, cẩn thận. Trong lễ cầu mùa tại đình Khai Trung, người ta sử dụng 15 tờ tranh. Mỗi lần lấy tranh, treo tranh đều được xướng lên bằng tiếng tù và, chiêng, trống. Vị trí treo tranh cũng được thực hiện theo quy tắc riêng, như: tranh của những vị thần tối cao sẽ được treo ở chính giữa, tranh của những vị thần có tước vị nhỏ hơn được treo ở hai bên...
Khi lễ vật dâng cúng đã được sắp xếp đầy đủ trên bàn thờ, thầy “Khòi tàn sai” và các đệ tử trong trang phục áo cà sa chỉnh tề bắt đầu làm lễ mời Thành hoàng bản thổ, chư vị Tam Thanh, Tam Bảo, 04 vị thần thuộc Tứ đại Nguyên súy…, tổ tiên của các hộ dân trong làng và các vị thánh sư của 04 thầy cúng về chứng giám cho kỳ lễ. Việc xác nhận sự có mặt của chư vị thần linh được thực hiện thông qua việc thầy “Khòi tàn sai” gieo que âm dương.
+ Nghi lễ Tiểu quang – lễ khai đàn (Pháo phíu diền goang – khoi đàn): Tiếp sau lễ mời, đón thần linh về ngự giá, thầy “Khòi tàn sai” tiếp tục thực hiện lễ Tiểu quang - khai đàn với các nghi thức: dâng rượu, dâng tiền, dâng bánh Phật lên Thành hoàng bản thổ, chư vị Tam Thanh, Tam Bảo, 04 vị thần thuộc Tứ đại Nguyên súy…, cùng tổ tiên của các hộ dân trong làng với ý nghĩa thể hiện tấm lòng thành kính, tôn trọng, biết ơn của dân làng đến với các vị thần linh.
+ Nghi lễ lễ Đại quang (Pháo tồm diền goang): Sau khi thầy “Khòi tàn sai” hoàn thành lễ khai đàn, thầy “Khòi kiềm sai”, thầy “Ừ cú sai” và thầy “Khòi tàn sai” sẽ cùng nhau thực hiện nghi lễ Đại quang (Pháo tồm diền goang) để đón các vị thánh sư của 04 thầy đến chứng kiến, phù hộ cho các thầy làm lễ khai sơn, lập địa và lễ cầu mùa cho dân làng được thuận lợi, may mắn.
- Khu vực sân đình:
+ Nghi lễ mời thần linh: Sau nghi lễ Đại quang, thầy “Khòi kiềm sai” (thầy phụ trách lễ cúng khai sơn, lập địa) và thầy “Ừ cú sai” (thầy phụ trách lễ cúng cầu mùa) lần lượt ra ngoài cửa chính của đình làm lễ vái lạy thần linh tứ phương. Trong tiếng tù và, các thầy đọc bài cúng bằng tiếng Dao với nội dung mời Ngọc hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu hiển linh, chứng kiến việc dân làng Khai Trung làm lễ khai sơn, lập địa và lễ cầu mùa. Sau khi xác nhận các vị thần linh đã ngự giá trên thiên hương (thìm hung), thông qua việc xin quẻ âm dương, thầy “Khòi kiềm sai” thay mặt dân làng tiến hành dâng sớ (khòi sên pía) với mục đích báo cáo và xin phép Ngọc hoàng thượng đế cùng các vị thần linh cho dân làng Khai Trung thực hiện nghi lễ khai sơn, lập địa và cầu mùa.
+ Nghi lễ cúng khai sơn, lập địa và nghi thức bắn mặt trăng, mặt trời: Lúc này, phía ngoài sân đình tổ giúp việc đã chuẩn bị sẵn 12 cây con (cao tầm 2m) và 12 hòn đá, tượng trưng cho một khu rừng thuở sơ khai, có núi đá và cây cối um ùm nhưng chưa có con người sinh sống. Ngoài ra, còn có một số nông cụ cơ bản phục vụ hoạt động sản xuất của đồng bào, như: dao, búa, đuốc.
Sau khi được sự đồng ý của chư vị thần linh thông qua việc gieo que, thầy “Khòi kiềm sai” tiến hành cầm dao, cầm búa, cầm đuốc bắt đầu thực hiện các nghi thức trong lễ khai sơn, lập địa. Theo đó, ông lần lượt dùng dao để chặt đi 10 cây, dùng búa để đập đi 10 hòn đá, chặt cây đến đâu tiến hành nhóm lửa đến đó. Những hành động này nhằm tái hiện lại thời kỳ khai sơn (chặt cây), phá thạch (đập đá), lập làng (nhóm lửa) của tổ tiên người Dao. Trên thực tế, đây chính là những hoạt động báo hiệu, đánh dấu vùng đất đã có người đến và sinh sống. Bên cạnh đó, việc giữ lại 02 cây và 02 hòn đá mang ý nghĩa tiếp tục nuôi dưỡng môi trường tự nhiên, là cơ sở để cây cối, núi rừng phát triển phục vụ đời sống con người như ngày nay. Nghi lễ đã phản ánh chân thực đời sống xã hội của tộc người thuở sai khai, chứa đựng giá trị nhân nhân văn sâu sắc.
Đặc biệt, trong nghi lễ này còn có nghi thức bắn mặt trăng, mặt trời tượng trưng. Theo truyền thuyết của người Dao, xưa kia khi khai thiên, lập địa, trời đất sinh ra có 06 mặt trăng, 06 mặt trời soi chiếu nhân gian, chiếu biển, biển cạn, chiếu đá, đá chảy, cỏ cây khô héo, sông ngòi cạn khô, con người và động vật muôn loài không thể tồn tại được. Thần hậu duệ (lầy quoáng) vì cứu nhân gian nên dương cung bắn đi 05 mặt trăng, 05 mặt trời, chỉ giữ lại 01 mặt trăng, 01 mặt trời để soi chiếu nhân gian như ngày nay. Vì vậy, nghi thức tái hiện việc bắn mặt trăng, mặt trời của thầy “Khòi kiềm sai” mang ước vọng chế ngự tự nhiên, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở...
Sau nghi lễ khai sơn, lập địa và cầu mùa, thầy “Khòi kiềm sai” làm lễ xua đuổi tà ma, qủy quái ra khỏi làng bản để dân bản, nhà nhà được bình an, mạnh khỏe.
+ Nghi lễ cầu mùa: Tiếp sau nghi lễ khai sơn, lập địa, là nghi lễ cùa mùa do thầy “Ừ cú sai” đảm nhiệm với nghi thức dâng sớ (Ú cú píu) báo cáo chư vị thần linh và làm lễ cầu mùa.
- Tại ban thờ Bàn vương: Trong ngày lễ, trên ban thờ Bàn vương được sắp đặt nhiều đồ thờ theo truyền thống, gồm: 01 bát hương; 02 đèn dầu; 01 sớ tấu cắm trên bát gạo, túm gạo nhỏ bọc trong giấy đỏ và được cột lại bằng chiếc vòng bạc; một số mô hình nhạc cụ, nông cụ làm bằng nứa; 01 mâm tiền âm - gọi là tiền hứa, tiền khất dâng thần linh; ngoài ra, phía trên ban thờ treo 07 túm tiền mã. Về lễ vật dâng cúng tại ban thờ Bàn vương, gồm có: 01 con lợn (50 - 60kg) đã được mổ sạch, dâng cúng nguyên con (để tươi) trong tư thế quỳ, hai bên là 01 chậu tiết và 01chậu lòng; 02 đĩa bánh dày (mỗi đĩa 03 chiếc); 06 chén rượu, 01 bầu rượu, 01 chén nước lá, 01 bát rau xanh... Đặc biệt, mâm lễ nhất định phải dâng cúng phần thịt chuột (loại chuột rừng). Ngoài ra, còn có 01 bộ quần áo thêu truyền thống của người Dao Đỏ và 01 chiếc chuông đồng (loại chuông lắc, nhỏ), sách cúng.
Các nghi thức diễn ra tại ban thờ Bàn Vương do thầy “Đằng sai” đảm nhiệm. Trong không gian đặt ban thờ Bàn Vương, ngoài thầy “Đằng sai” còn có các “Đằng ton”, “Đằng xía” tham gia hành lễ và 01 người giúp việc.
Sau khi công việc sắp lễ hoàn thành, thầy “Đằng sai” cùng các “Đằng ton”, “Đằng xía” bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng Bàn vương. Nghi lễ cúng Bàn vương diễn ra với nhiều phần, gồm: nghi thức mời và đón Bàn Vương ngự giá, nghi thức dâng trà, nghi thức dâng rượu, nghi thức dâng tiền và nghi lễ tụng kinh cầu an cho dân làng.
Trong thời gian diễn ra nghi lễ cúng Bàn Vương, ngoài thầy “Đằng sai”, 06 “Đằng ton”, “Đằng xía” và 01 người giúp việc, thì không ai được ra vào khu vực gian thờ này.
- Kiêng kỵ: Trong quá trình thực hành nghi lễ, người tham dự tránh gây ồn ào, nói to, tạo tiếng động lớn. Bởi người Dao quan niệm, việc tạo ra những âm thanh lớn chính là hành vi bất kính, quấy quả đến những vị thần linh, có thể khiến thần linh nổi giận, trách phạt.
* Phần hội:
Hội đình Khai Trung diễn ra tại sân đình với nhiều trò chơi dân gian (kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ...), hát giao duyên, nhảy múa của các chàng trai cô gái,... Lễ hội là hoạt động văn hóa thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Dao cũng như đồng bào các dân tôc Khai Trung, Lục Yên thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa.
Các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, các nghi thức dân gian truyền thống diễn ra trong lễ hội tại di tích đình Khai Trung gắn liền với đời sống, phù hợp với lịch sử di cư, định cư của nhóm người Dao Đỏ ở địa phương nói riêng, phù hợp với bối cảnh xã hội và văn hóa truyền thống của vùng đất Khai Trung, Lục Yên từ xưa tới nay nói chung, phản ánh tín ngưỡng đa thần nguyên thủy của đồng bào dân tộc Dao nói chung, người Dao Đỏ nói riêng. Thông qua các hoạt động trong lễ cầu mùa năm mới, đồng bào bày tỏ sự tôn kính với thần trời, thần rừng, thần núi và thần đất... Đồng thời, thể hiện lối sống linh hoạt, hài hòa để thích ứng với tự nhiên của đồng đồng. Đây không chỉ là nơi thể hiện nét đặc sắc trong truyền thống của bà con dân tộc Dao, mà còn là nơi chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hóa của đồng bào.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
15 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày 19/12/2023, UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 2442/QĐ-UBND công nhận đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là di tích cấp tỉnh.1. Tên gọi di tích:
- Di tích đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Tên gọi khác:
+ Đình Bành Độ: Theo tiếng dân tộc Dao, “bành” có nghĩa là núi đá, “độ” có nghĩa là riêng biệt, “bành độ” có nghĩa là núi đá riêng biệt. Người Dao ở Lâm Trường Thượng xưa gọi tên một núi đá ở thôn Giáp Luồng là Bành Độ, ngôi đình tọa lạc dưới chân núi đá được đặt tên là đình Bành Độ.
+ Đình Nản Toọc: Theo tiếng dân tộc Tày, “nản” có nghĩa là núi đá, “toọc” có nghĩa là riêng biệt, “nản toọc” có nghĩa là núi đá riêng biệt. Người Tày ở Lâm Trường Thượng xưa gọi tên một núi đá ở thôn Giáp Luồng là Nản Toọc, ngôi đình tọa lạc dưới chân núi đá được đặt tên là đình Nản Toọc.
+ Đình Giáp Luồng: Tên gọi gắn liền với địa danh làng, bản, thôn Giáp Luồng có từ lâu đời.
2. Loại hình di tích
Di tích đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích cấp tỉnh.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng di tích đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Báithuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Hiện nay, toàn bộ khu vực di tích đình Khai Trung tọa lạc trên một bãi đất bằng phẳng thuộc địa phận thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Di tích cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Khai Trung 0,5km về phía Tây Bắc, cách trung tâm huyện lỵ Lục Yên (thị trấn Yên Thế) 20km về phía Tây Bắc, cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 - Km5, thành phố Yên Bái) 63km về phía Tây Bắc.
Hiện nay, di tích đình Khai Trung đã được chính quyền địa phương xác định, thực hiện quy hoạch toàn bộ phần diện tích và được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đưa vào phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 29/9/2021. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã Khai Trung chủ trì, phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Yên Bái – Chi nhánh huyện Lục Yên thực hiện xác định mốc giới, xây dựng bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích, với tổng diện tích đất được quy hoạch là: 3.280,2m2.
Ngôi đình Khai Trung hiện nay tọa lạc nơi vùng rừng núi, ở vị trí không xa khu dân cư. Ngay phía trước đình là ruộng hoa màu ngắn ngày, xa hơn núi Nặm Chọ; phía sau là đồi cọ, xa hơn là đồi Măng Đắng, suối Giáp Chảy; sát bên phải là núi đá thấp Nản Toọc, trong núi có một hang đá có tôn bát hương thờ thần linh; phía xa bên trái là núi Tát Én; xung quanh khu vực di tích, cây cối mọc tươi tốt. Toàn bộ khu vực di tích nằm bình dị, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và môi trường xã hội. Từ di tích có thể thuận lợi đi tới các khu dân cư, thể hiện sự gắn bó mật thiết, thân thiện với thiên nhiên, trời đất. Vị trí di tích tọa lạc cũng đã phần nào phản ánh một góc đặc trưng văn hóa của tộc người Dao. Khi đời sống của đồng bào phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh, họ đã coi thiên nhiên là nơi nuôi sống gia đình, cộng đồng, đồng thời xác định bám trụ, khai thác thiên nhiên, sống hài hòa cùng thiên nhiên để tồn tại và phát triển.
5. Đường đi đến di tích
Để đến được di tích đình Khai Trung (thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái), du khách có thể thuận lợi di chuyển theo đường bộ bằng cả phương tiện cá nhân và công cộng.
Từ trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 - Km5, thành phố Yên Bái), du khách đi theo Quốc lộ 37 (Yên Bái – Yên Bình) 04km đến ngã ba Km 9 (thị trấn Yên Bình) rẽ trái đi theo Quốc lộ 70 (Yên Bái – Lào Cai) khoảng 65km đến ngã ba Khánh Hòa (địa phận xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên) rẽ phải 20km tới ngã ba chợ Tân Lĩnh di chuyển 10km vào Ủy ban nhân dân xã Khai Trung đi tiếp 0,5km đến thôn Giáp Luồng là tới điểm di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Theo các tài liệu nghiên cứu dân tộc học, từ xa xưa đồng bào người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thủy, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Khổng giáo, Phật giáo, đặc biệt là Ðạo giáo. Họ cũng là một trong số các tộc người có lối sống du canh du cư, sinh sống chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, với đặc điểm mang tín ngưỡng đa thần, cho nên dù đi tới đâu thì trong gia đình người Dao vẫn thờ cúng ma ông bà, cha mẹ, ma bếp lò, ma thổ địa..., trong dòng họ hay chi họ hoặc tông tộc thì thờ cúng ma dòng họ, ở phạm vi cộng đồng làng bản có thờ cúng ma bản, bao gồm các thần phù hộ và thổ thần của bản, cúng cầu mùa, cầu mưa hoặc cầu nắng, cúng diệt trừ sâu bọ... Ngoài ra, trước đây đồng bào người Dao còn có tục cúng ma ruộng, ma nương, ma nước nguồn... Hình thái tín ngưỡng vạn vật hữu linh - tức là vạn vật đều có linh hồn, tồn tại rộng rãi trong cộng đồng tộc người. Vì vậy, người Dao luôn tin là có thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và thần chăn nuôi... Chính vì thế, khi cuộc sống ổn định hơn, việc hình thành các thiết chế tín ngưỡng (đình, miếu) trong cộng đồng người Dao cũng là hình thức phổ biến.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái thực hiện điền dã, khảo sát, nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học, đoàn công tác chưa tìm thấy nguồn sử liệu, tư liệu nào ghi chép cụ thể về thời điểm hình thành di tích đình Khai Trung (thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, huyện Lục Yên). Mặc dù vậy, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các cứ liệu lịch sử, tài liệu dân tộc học, tư liệu về lịch sử vùng đất, quá trình di cư – định cư, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Dao ở Lục Yên, Yên Bái nói chung, người Dao Đỏ ở Khai Trung nói riêng, cũng như những thông tin do các cụ cao tuổi sinh sống tại vùng đất Khai Trung – Lâm Thượng từ xưa đến nay, có thể nhận định đình Khai Trung được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XIX bởi một bộ phận người Dao Đỏ di cư từ Quảng Đông (Trung Quốc) qua Bắc Quang (Hà Giang) rồi tiếp tục di cư về vùng đất thuộc Châu Lục Yên, phủ Yên Bình, trấn Tuyên Quang (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ngày nay). Trong đó, các gia đình thuộc dòng họ Phùng, Triệu, Bàn, Lý là những nhóm người đầu tiên đặt chân tới và có công khai phá vùng đất Khai Trung hiện nay.
Xuất phát từ tập quán du canh du cư, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đồng thời, với tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh” mang đậm dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo trong văn hóa của người Dao, đồng bào đã chung tay lập miếu thờ (hay còn được gọi là miếu thần, miếu làng). Miếu có chức năng thờ cúng Thành hoàng bản thổ và các vị thần linh nhằm mục đích cầu mong sự che chở, bảo vệ trước những tác động của thiên tai, bệnh dịch và những hiện tượng tự nhiên lúc bấy giờ không thể lý giải được. Ban đầu, ngôi miếu chỉ là một không gian nhỏ đơn sơ, dựng bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, diện tích khoảng 2 - 3m2 - kiến trúc khởi thủy của ngôi đình hiện nay.
Thông qua quá trình tổng hợp, đối chiếu những nguồn tư liệu, tài liệu lịch sử và thông tin do các cụ cao tuổi ở Khai Trung cung cấp, chia sẻ, cán bộ nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học di tích khái quát một số lần tu bổ, tôn tạo lớn và những sự kiện lịch sử diễn ra tại đình Khai Trung như sau:
- Đình Khai Trung được nhận định khởi dựng từ khoảng đầu thế kỷ XIX tại vùng đất bằng phẳng thuộc châu Lục Yên, phủ Yên Bình, trấn Tuyên Quang bởi bộ phận người Dao Đỏ, gọi là miếu thần. Do chỉ có kết cấu đơn sơ nên thiết chế này thường xuyên được tu bổ, sửa chữa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Sau này miếu dần được tôn tạo, mở rộng rồi phát triển thành đình, người Dao gọi là đình Bành Độ, người Tày gọi là đình Nản Toọc.
- Những năm 1945 - 1954, đình Khai Trung là một trong những địa điểm được chính quyền cách mạng cơ sở sử dụng làm nơi vận động nhân dân ủng hộ các phong trào yêu nước, như: “Kháng chiến, kiến quốc”, “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”,... Bên cạnh đó, đình còn là nơi diễn ra các lớp bình dân học vụ nhằm “xóa nạn mù chữ” cho nhân dân các dân tộc trong vùng.
- Đến khoảng năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp. Trong khi, chiến sự tại miền Nam trở nên quyết liệt hơn thì miền Bắc phải chống chọi với những cuộc tấn công bằng bom đạn từ không quân Mỹ. Hòa chung không khí sục sôi của dân tộc, người Dao Đỏ ở Khai Trung cùng nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tập trung sức người, sức của để trở thành hậu phương vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Lúc này, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại đình Khai Trung không còn được duy trì. Kiến trúc đình do không có người trông coi, không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên nên bị hư hỏng rồi đổ sập.
- Năm 1985, ngôi đình được nhân dân địa phương dựng lại trên nền đất cũ. Các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng được khôi phục và tổ chức hoạt động theo truyền thống dân gian.
- Năm 2015, đình Khai Trung được tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa với kiến trúc như hiện nay. Theo đó, ngôi đình vẫn giữ nguyên kiến trúc hình chữ Nhất (一) như ban đầu. Tổng diện tích phần thiết chế là 60m2 (trong đó: chiều rộng là 10,5m và chiều dài là 5,7m). Đình được dựng theo lối kiến trúc nhà truyền thống của người Dao Đỏ, với kết cấu nhà gỗ ba gian, cột kê chân tảng bê tông, nền đất, bao quanh là phên nứa đan nong mốt, mái lớp lá cọ, không thiết kế cánh cửa. Ngoài ra, trên sân đình còn có miếu bán thiên, trong hang núi Nản Toọc có tôn bát hương thờ các vị thần linh. Khuôn viên và không gian khu vực di tích luôn được công đồng bảo vệ, giữ gìn. Thường xuyên duy trì sinh hoạt tín ngưỡng – văn hóa theo các ngày lễ truyền thống trong năm.
7. Các nhân vật được thờ tự
Hệ thống các nhân vật được thờ phụng tại đình Khai Trung khá đa dạng, trong đó:
- Thành Hoàng bản thổ (hay Thành hoàng làng), đây là nhân vật được người Dao Đỏ địa phương coi là vị chủ thần có chức năng trông coi, cai quản và bảo trợ cho toàn bộ vùng đất Khai Trung.
- Đồng thời phụng thờ các vị thần: thần thổ trạch long mạch, thổ công, thổ địa, thần mặt trời, thần mặt trăng, thần sao, thần sấm sét, thần mưa, thần gió, thần núi, thần rừng, thần suối, thần nông, thần lúa, thần voi, thần hổ, thần báo, thần rắn, thần trâu, thần lợn, thần gà,… - việc tôn thờ nhiều vị thần như trên đã thể hiện rõ nét tín ngưỡng “đa thần” cùng đời sống văn hóa phong phú của người Dao.
- Ngoài ra, vào thời gian tổ chức kỳ lễ lớn, đồng bào còn lập bàn thờ Bàn Vương (hay còn gọi là Bàn Hồ) tại gian đầu hồi trong đình. Theo văn hóa truyền thống, Bàn Vương được người Dao coi là thủy tổ, là nhân vật khai thiên, lập địa của tộc người.
8. Đặc điểm của di tích di tích
- Một là, sự ra đời, hoạt động của đình Khai Trung gắn liền với quá trình di cư, khai khẩn, xây dựng và phát triển vùng đất Khai Trung, Lục Yên của đồng bào người Dao Đỏ nơi đây qua nhiều đời.
- Hai là, từ khi hình thành đến nay, đình Khai Trung luôn duy trì và phát huy hiệu quả 03 chức năng lớn của ngôi đình Việt xưa, gồm: chức năng tín ngưỡng (nơi diễn ra các hoạt động tâm linh của cộng đồng làng, xã), chức năng hành chính (nơi bàn bạc, quyết định những công việc chung của cộng đồng dân cư) và chức năng văn hóa (là trung tâm hội tụ, sinh hoạt văn hóa tộc người mà đỉnh cao là hoạt động lễ hội).
- Ba là, đình Khai Trung thể hiện rõ nét tín ngưỡng đa thần của tộc người Dao, đồng thời được dung hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh phong phú của cộng đồng. Không những thế, thiết chế tín ngưỡng này còn chứa đựng dấu ấn lịch sử truyền thống, dấu ấn cội nguồn dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần mộc mạc, giản dị của đồng bào Dao; là sự kế thừa, tiếp nối bản sắc, các giá trị văn hóa truyền thống, nêu cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.
- Bốn là, ngôi đình Khai Trung mặc dù mang kiến trúc, kỹ thuật, mĩ thuật đơn giản, mộc mạc nhưng chứa đựng được những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản, phản ánh tập quán cư trú, tập quán mưu sinh cổ truyền của người Dao nói chung, người Dao Đỏ ở Khai Trung, Lục Yên nói riêng.
- Năm là, từ khi hình thành đến nay, đình Khai Trung đã trải quá nhiều đợt tu bổ, tôn tạo. Tuy nhiên, khu vực nền đình không có sự thay đổi về vị trí, địa giới cũng như những giá trị văn hóa dân gian truyền thống.
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm ngoài các mùng một, ngày Rằm và sinh hoạt riêng lẻ, tại đình Khai Trung diễn ra một kỳ lễ quan trọng. Đồng thời, cứ sau ba năm kỳ lễ này sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn, trở thành một lễ hội lớn trong vùng. Các lễ hội chính của đình như sau:
* Lễ cầu mùa (Khoi kiềm)
- Tên gọi khác: Lễ cầu đình, lễ hội đình Khai Trung.
- Thời gian: Lễ cầu mùa tại đình Khai Trung diễn ra trong thời gian hai ngày, một đêm và không quy định thời điểm tổ chức cố định cho kỳ lễ. Do vậy, để chuẩn bị cho kỳ lễ này, ngay từ tháng Chạp của năm trước, các thầy cúng cùng những người có uy tín, tiếng nói trong cộng đồng đã phải cùng nhau họp bàn, thống nhất lựa chọn ngày đẹp nhất (trong khoảng từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 10 tháng Giêng) trên cơ sở các ngày đẹp đã được 06 dòng họ (Phùng, Đặng, Triệu, Bàn, Lý, La) người Dao Đỏ ở Khai Trung đề xuất.
- Công tác chuẩn bị:
+ Tổ chức họp bàn và phân công nhiệm vụ tổ chức lễ hội với nhiều nội dung như: chọn ngày tốt để tổ chức ngày lễ; chọn 04 thầy cúng (gồm: thầy “Khòi kềm sai” (Thầy cúng khai sơn, lập địa,), thầy “Ừ cú sai” (Thầy cúng cầu mùa), thầy “Khòi tàn sai” (Thầy làm công tác tổ chức) và thầy “Đằng sai” (Thầy cúng Bàn Vương và cầu an); chọn 03 cặp thiếu niên nam (Đằng ton - tiên đồng) - nữ (Đằng xía - tiên nữ), 01 người giúp việc cắt giấy in tiền và 01 người phụ nữ đảm nhiệm việc hậu cần cho những người trực tiếp tham gia thực hiện nghi lễ. Việc chọn người và phân công nhiệm vụ cũng tùy theo từng năm nhưng vẫn được thực hiện đảm bảo trên cơ sở chia đều công việc và có sự tham gia của cả 06 dòng họ người Dao ở Khai Trung. Riêng họ La do không có thầy cúng nên sẽ không tham gia nhiệm vụ đứng lễ.
+ Tu sửa, chỉnh trang, dọn dẹp và vệ sinh khu vực đình cũng như khuôn viên di tích.
+ Dựng ban thờ Bàn vương tại đình: Ban thờ Bàn Vương được dựng vào ngày lễ tại gian bên phải. Trước đây, ban thờ này được làm bằng gỗ hoặc tre có kích thước chiều dài: 1,2m, chiều rộng: 0,7m, chiều cao (so với nền đình): 0,75m. Ngày nay, đồng bào có thể thay thế bằng loại bàn có sẵn để sử dụng được thuận tiện hơn.
+ Chuẩn bị đồ mã (tiền âm, ngựa giấy, cắt giấy trang trí...) phục vụ nghi thức cầu cúng theo truyền thống. Khác với nhiều tộc người khác, đồng bào người Dao không sử dụng các loại tiền âm sẵn có. Do vậy, trước những kỳ lễ, đồng bào sẽ tự chuẩn bị tiền âm bằng việc dùng giấy (màu trắng) mua sẵn, họ tạo ra hai loại tiền âm (loại thứ nhất có chiều dài: 50cm, chiều rộng 6cm; loại thứ hai có chiều dài 25cm, chiều rộng 8cm); sau đó tùy từng loại sẽ được đóng dấu chìm (dấu công nhận là tiền) tương ứng; cuối cùng được gấp, bó lại thành từng tập.
+ Chuẩn bị lễ vật: Nhân dân thực hiện đóng góp kinh phí theo suất hộ gia đình để thực hiện việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng cho lễ cầu mùa tại đình.
- Nghi lễ: Nghi lễ cầu mùa tại đình Khai Trung được diễn ra với nhiều phần nghi thức bởi sự chứng kiến và tham gia của đông đảo người dân địa phương, cụ thể:
+ Tại nhà chủ thờ thần linh: Trong quá trình tổ chức nghi lễ cầu mùa, bên cạnh các nghi thức diễn ra tại khu vực đình, người Dao ở Khai Trung còn thực hiện nghi lễ mời, rước thần linh từ nhà chủ thờ thần linh ra đình. Vào sáng sớm ngày thứ nhất, trong tiếng trống rộn ràng vang xa, một số người dân đã có mặt tại nhà của gia đình chủ thờ thần linh để tham gia và chứng kiến những nghi thức đầu tiên của kỳ lễ cầu mùa. Lúc này, ông chủ thờ tiến hành đốt một nắm hương lớn, đồng thời cầm tập tiền âm bắt đầu nghi thức xướng tên, mời và đón các vị thần linh hiển linh. Sau đó, ông cùng đoàn người trong tiếng trống bắt đầu việc rước các vị thần linh ra ngoài đình.
+ Tại không gian đình: Tại ban thờ Bàn vương: Trong ngày lễ, trên ban thờ Bàn vương được sắp đặt nhiều đồ thờ theo truyền thống, gồm: 01 bát hương; 02 đèn dầu; 01 sớ tấu cắm trên bát gạo, túm gạo nhỏ bọc trong giấy đỏ và được cột lại bằng chiếc vòng bạc; một số mô hình nhạc cụ, nông cụ làm bằng nứa; 01 mâm tiền âm - gọi là tiền hứa, tiền khất dâng thần linh; ngoài ra, phía trên ban thờ treo 07 túm tiền mã. Về lễ vật dâng cúng tại ban thờ Bàn vương, gồm có: 01 con lợn (50 - 60kg) đã được mổ sạch, dâng cúng nguyên con (để tươi) trong tư thế quỳ, hai bên là 01 chậu tiết và 01chậu lòng; 02 đĩa bánh dày (mỗi đĩa 03 chiếc); 06 chén rượu, 01 bầu rượu, 01 chén nước lá, 01 bát rau xanh... Đặc biệt, mâm lễ nhất định phải dâng cúng phần thịt chuột (loại chuột rừng). Ngoài ra, còn có 01 bộ quần áo thêu truyền thống của người Dao Đỏ và 01 chiếc chuông đồng (loại chuông lắc, nhỏ), sách cúng.
Các nghi thức diễn ra tại ban thờ Bàn Vương do thầy “Đằng sai” đảm nhiệm. Trong không gian đặt ban thờ Bàn Vương, ngoài thầy “Đằng sai” còn có các “Đằng ton”, “Đằng xía” tham gia hành lễ và 01 người giúp việc.
Sau khi công việc sắp lễ hoàn thành, thầy “Đằng sai” cùng các “Đằng ton”, “Đằng xía” bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng Bàn vương. Nghi lễ cúng Bàn vương diễn ra với nhiều phần, gồm: nghi thức mời và đón Bàn Vương ngự giá, nghi thức dâng trà, nghi thức dâng rượu, nghi thức dâng tiền và nghi lễ tụng kinh cầu an cho dân làng.
Trong thời gian diễn ra nghi lễ cúng Bàn Vương, ngoài thầy “Đằng sai”, 06 “Đằng ton”, “Đằng xía” và 01 người giúp việc, thì không ai được ra vào khu vực gian thờ này.
- Khu vực gian thờ chính:
+ Nghi thức khai lễ, dự tiệc (bữa cơm bắt đầu ngày lễ): Trong thời gian diễn ra nghi lễ mời, rước thần linh từ nhà chủ thờ thần linh, tại đình Khai Trung, các thầy cúng, các đệ tử, người giúp việc cùng dân làng đã có mặt đầy đủ. Trước ban thờ chính tại đình, thầy “Khòi kiềm sai” đại diện các thầy cúng khác và dân làng lên hương, xướng tên và mời Thành hoàng bản thổ, các vị thần Tam Thanh, tổ tiên của các hộ dân trong làng xã cùng các vị thánh sư của 04 thầy cúng ngự giá, dự tiệc khai lễ tại đình.
+ Nghi thức treo tranh thờ: Sau khi kết thúc bữa cơm khai lễ, thầy “Khòi kiềm sai” và các con sớ tiến hành nghi thức treo tranh thờ. Theo quan niệm của người Dao, tranh thờ mang ý nghĩa linh thiêng nên khi mở bao tranh và treo tranh được thực hiện trang trọng, cẩn thận. Trong lễ cầu mùa tại đình Khai Trung, người ta sử dụng 15 tờ tranh. Mỗi lần lấy tranh, treo tranh đều được xướng lên bằng tiếng tù và, chiêng, trống. Vị trí treo tranh cũng được thực hiện theo quy tắc riêng, như: tranh của những vị thần tối cao sẽ được treo ở chính giữa, tranh của những vị thần có tước vị nhỏ hơn được treo ở hai bên...
Khi lễ vật dâng cúng đã được sắp xếp đầy đủ trên bàn thờ, thầy “Khòi tàn sai” và các đệ tử trong trang phục áo cà sa chỉnh tề bắt đầu làm lễ mời Thành hoàng bản thổ, chư vị Tam Thanh, Tam Bảo, 04 vị thần thuộc Tứ đại Nguyên súy…, tổ tiên của các hộ dân trong làng và các vị thánh sư của 04 thầy cúng về chứng giám cho kỳ lễ. Việc xác nhận sự có mặt của chư vị thần linh được thực hiện thông qua việc thầy “Khòi tàn sai” gieo que âm dương.
+ Nghi lễ Tiểu quang – lễ khai đàn (Pháo phíu diền goang – khoi đàn): Tiếp sau lễ mời, đón thần linh về ngự giá, thầy “Khòi tàn sai” tiếp tục thực hiện lễ Tiểu quang - khai đàn với các nghi thức: dâng rượu, dâng tiền, dâng bánh Phật lên Thành hoàng bản thổ, chư vị Tam Thanh, Tam Bảo, 04 vị thần thuộc Tứ đại Nguyên súy…, cùng tổ tiên của các hộ dân trong làng với ý nghĩa thể hiện tấm lòng thành kính, tôn trọng, biết ơn của dân làng đến với các vị thần linh.
+ Nghi lễ lễ Đại quang (Pháo tồm diền goang): Sau khi thầy “Khòi tàn sai” hoàn thành lễ khai đàn, thầy “Khòi kiềm sai”, thầy “Ừ cú sai” và thầy “Khòi tàn sai” sẽ cùng nhau thực hiện nghi lễ Đại quang (Pháo tồm diền goang) để đón các vị thánh sư của 04 thầy đến chứng kiến, phù hộ cho các thầy làm lễ khai sơn, lập địa và lễ cầu mùa cho dân làng được thuận lợi, may mắn.
- Khu vực sân đình:
+ Nghi lễ mời thần linh: Sau nghi lễ Đại quang, thầy “Khòi kiềm sai” (thầy phụ trách lễ cúng khai sơn, lập địa) và thầy “Ừ cú sai” (thầy phụ trách lễ cúng cầu mùa) lần lượt ra ngoài cửa chính của đình làm lễ vái lạy thần linh tứ phương. Trong tiếng tù và, các thầy đọc bài cúng bằng tiếng Dao với nội dung mời Ngọc hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu hiển linh, chứng kiến việc dân làng Khai Trung làm lễ khai sơn, lập địa và lễ cầu mùa. Sau khi xác nhận các vị thần linh đã ngự giá trên thiên hương (thìm hung), thông qua việc xin quẻ âm dương, thầy “Khòi kiềm sai” thay mặt dân làng tiến hành dâng sớ (khòi sên pía) với mục đích báo cáo và xin phép Ngọc hoàng thượng đế cùng các vị thần linh cho dân làng Khai Trung thực hiện nghi lễ khai sơn, lập địa và cầu mùa.
+ Nghi lễ cúng khai sơn, lập địa và nghi thức bắn mặt trăng, mặt trời: Lúc này, phía ngoài sân đình tổ giúp việc đã chuẩn bị sẵn 12 cây con (cao tầm 2m) và 12 hòn đá, tượng trưng cho một khu rừng thuở sơ khai, có núi đá và cây cối um ùm nhưng chưa có con người sinh sống. Ngoài ra, còn có một số nông cụ cơ bản phục vụ hoạt động sản xuất của đồng bào, như: dao, búa, đuốc.
Sau khi được sự đồng ý của chư vị thần linh thông qua việc gieo que, thầy “Khòi kiềm sai” tiến hành cầm dao, cầm búa, cầm đuốc bắt đầu thực hiện các nghi thức trong lễ khai sơn, lập địa. Theo đó, ông lần lượt dùng dao để chặt đi 10 cây, dùng búa để đập đi 10 hòn đá, chặt cây đến đâu tiến hành nhóm lửa đến đó. Những hành động này nhằm tái hiện lại thời kỳ khai sơn (chặt cây), phá thạch (đập đá), lập làng (nhóm lửa) của tổ tiên người Dao. Trên thực tế, đây chính là những hoạt động báo hiệu, đánh dấu vùng đất đã có người đến và sinh sống. Bên cạnh đó, việc giữ lại 02 cây và 02 hòn đá mang ý nghĩa tiếp tục nuôi dưỡng môi trường tự nhiên, là cơ sở để cây cối, núi rừng phát triển phục vụ đời sống con người như ngày nay. Nghi lễ đã phản ánh chân thực đời sống xã hội của tộc người thuở sai khai, chứa đựng giá trị nhân nhân văn sâu sắc.
Đặc biệt, trong nghi lễ này còn có nghi thức bắn mặt trăng, mặt trời tượng trưng. Theo truyền thuyết của người Dao, xưa kia khi khai thiên, lập địa, trời đất sinh ra có 06 mặt trăng, 06 mặt trời soi chiếu nhân gian, chiếu biển, biển cạn, chiếu đá, đá chảy, cỏ cây khô héo, sông ngòi cạn khô, con người và động vật muôn loài không thể tồn tại được. Thần hậu duệ (lầy quoáng) vì cứu nhân gian nên dương cung bắn đi 05 mặt trăng, 05 mặt trời, chỉ giữ lại 01 mặt trăng, 01 mặt trời để soi chiếu nhân gian như ngày nay. Vì vậy, nghi thức tái hiện việc bắn mặt trăng, mặt trời của thầy “Khòi kiềm sai” mang ước vọng chế ngự tự nhiên, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở...
Sau nghi lễ khai sơn, lập địa và cầu mùa, thầy “Khòi kiềm sai” làm lễ xua đuổi tà ma, qủy quái ra khỏi làng bản để dân bản, nhà nhà được bình an, mạnh khỏe.
+ Nghi lễ cầu mùa: Tiếp sau nghi lễ khai sơn, lập địa, là nghi lễ cùa mùa do thầy “Ừ cú sai” đảm nhiệm với nghi thức dâng sớ (Ú cú píu) báo cáo chư vị thần linh và làm lễ cầu mùa.
- Tại ban thờ Bàn vương: Trong ngày lễ, trên ban thờ Bàn vương được sắp đặt nhiều đồ thờ theo truyền thống, gồm: 01 bát hương; 02 đèn dầu; 01 sớ tấu cắm trên bát gạo, túm gạo nhỏ bọc trong giấy đỏ và được cột lại bằng chiếc vòng bạc; một số mô hình nhạc cụ, nông cụ làm bằng nứa; 01 mâm tiền âm - gọi là tiền hứa, tiền khất dâng thần linh; ngoài ra, phía trên ban thờ treo 07 túm tiền mã. Về lễ vật dâng cúng tại ban thờ Bàn vương, gồm có: 01 con lợn (50 - 60kg) đã được mổ sạch, dâng cúng nguyên con (để tươi) trong tư thế quỳ, hai bên là 01 chậu tiết và 01chậu lòng; 02 đĩa bánh dày (mỗi đĩa 03 chiếc); 06 chén rượu, 01 bầu rượu, 01 chén nước lá, 01 bát rau xanh... Đặc biệt, mâm lễ nhất định phải dâng cúng phần thịt chuột (loại chuột rừng). Ngoài ra, còn có 01 bộ quần áo thêu truyền thống của người Dao Đỏ và 01 chiếc chuông đồng (loại chuông lắc, nhỏ), sách cúng.
Các nghi thức diễn ra tại ban thờ Bàn Vương do thầy “Đằng sai” đảm nhiệm. Trong không gian đặt ban thờ Bàn Vương, ngoài thầy “Đằng sai” còn có các “Đằng ton”, “Đằng xía” tham gia hành lễ và 01 người giúp việc.
Sau khi công việc sắp lễ hoàn thành, thầy “Đằng sai” cùng các “Đằng ton”, “Đằng xía” bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng Bàn vương. Nghi lễ cúng Bàn vương diễn ra với nhiều phần, gồm: nghi thức mời và đón Bàn Vương ngự giá, nghi thức dâng trà, nghi thức dâng rượu, nghi thức dâng tiền và nghi lễ tụng kinh cầu an cho dân làng.
Trong thời gian diễn ra nghi lễ cúng Bàn Vương, ngoài thầy “Đằng sai”, 06 “Đằng ton”, “Đằng xía” và 01 người giúp việc, thì không ai được ra vào khu vực gian thờ này.
- Kiêng kỵ: Trong quá trình thực hành nghi lễ, người tham dự tránh gây ồn ào, nói to, tạo tiếng động lớn. Bởi người Dao quan niệm, việc tạo ra những âm thanh lớn chính là hành vi bất kính, quấy quả đến những vị thần linh, có thể khiến thần linh nổi giận, trách phạt.
* Phần hội:
Hội đình Khai Trung diễn ra tại sân đình với nhiều trò chơi dân gian (kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ...), hát giao duyên, nhảy múa của các chàng trai cô gái,... Lễ hội là hoạt động văn hóa thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Dao cũng như đồng bào các dân tôc Khai Trung, Lục Yên thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa.
Các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, các nghi thức dân gian truyền thống diễn ra trong lễ hội tại di tích đình Khai Trung gắn liền với đời sống, phù hợp với lịch sử di cư, định cư của nhóm người Dao Đỏ ở địa phương nói riêng, phù hợp với bối cảnh xã hội và văn hóa truyền thống của vùng đất Khai Trung, Lục Yên từ xưa tới nay nói chung, phản ánh tín ngưỡng đa thần nguyên thủy của đồng bào dân tộc Dao nói chung, người Dao Đỏ nói riêng. Thông qua các hoạt động trong lễ cầu mùa năm mới, đồng bào bày tỏ sự tôn kính với thần trời, thần rừng, thần núi và thần đất... Đồng thời, thể hiện lối sống linh hoạt, hài hòa để thích ứng với tự nhiên của đồng đồng. Đây không chỉ là nơi thể hiện nét đặc sắc trong truyền thống của bà con dân tộc Dao, mà còn là nơi chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hóa của đồng bào.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
Các bài khác
- Di tích lịch sử cấp tỉnh đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
(05/11/2024)
- Di tích lịch sử cấp tỉnh đền Lương Nham, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (15/10/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa Đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (30/08/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đền Làng Vải, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (17/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (11/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đền Đôi Cô, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa Đình và Đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (03/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Chùa Văn Lãng (Chùa Ngã Hai), xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2023)
- Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (23/01/2023)
Xem thêm »