Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Sự kiện diễn ra trong tháng 1/2018

29/12/2017 16:42:11 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Trong tháng 1 năm 2018 sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, như: Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam; Ngày tết trồng cây; Ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968…. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các sự kiện nổi bật sẽ diễn ra trong tháng 1 qua tổng hợp của Cổng Thông tin điện tử tỉnh.
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n

1. Tết dương lịch (1/1)

Tết dương lịch, hay còn được gọi bằng những tên gọi khác là tết tây, ngày đầu năm là ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc cũng như nền văn hóa trên thế giới

Đây chính là sự giao thời giữa năm cũ và năm mới. Ngày 1/1/2018 là thời điểm bắt đầu cho một năm mới, và cũng chính là sự kết thúc của một chu kì vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Và Tết dương lịch đánh dấu sự khép lại và tiếp lấy sự mở màn một năm mới với nhiều điều mới đang chờ đón. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều có phương thức chào đón năm mới thật độc đáo, mang đậm nét văn hóa riêng của từng đất nước.

2. Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (6/1/1946)

Ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “... tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Quốc hội đó là cơ quan có quyền lực tối cao của nhân dân sẽ cử ra một Chính phủ thật sự của toàn dân và ấn định cho nước Việt Nam một hiến pháp

Ngày 06/01/1946, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được tiến hành trên phạm vi cả nước. Lần đầu tiên mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, tín ngưỡng được hưởng quyền bầu cử và ứng cử, theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín. Tình hình trong nước lúc ấy rất phức tạp nhưng 90% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu. Mặt trận Việt Minh đã giành thắng lợi với 230 ghế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu cao nhất.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các nước Châu Á có một Quốc Hội dân chủ, tiến bộ. Quốc hội khoá I đã lập ra Chính phủ đầu tiên của nước ta, bảo vệ và củng cố nền dân chủ nhân dân, thông qua Hiến pháp đầu tiên và dẫn dắt nhân dân ta kháng chiến thắng lợi, tiến hành cách mạng ruộng đất, xây dựng nền kinh tế dân chủ nhân dân, xây dựng đời sống mới độc lập tự do hạnh phúc.

3. Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (9/1/1950)

Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man.

Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 9/1/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai.

Noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2/1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 hàng năm làm ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (22 - 23/11/1993) tại thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9/1 làm ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.

68 năm qua Hội Sinh viên Việt Nam ngày càng trưởng thành. Dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào học sinh, sinh viên và tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay.

4. Ngày tết trồng cây (11/1/1960)

Cách đây 58 năm, mùa xuân năm 1960, Bác Hồ đã phát động Tết trồng cây “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đáp lời kêu gọi của Người, phong trào trồng cây vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm đã trở thành phong tục tốt đẹp của nhân dân ta.

5. Ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973)

Ngày 27/01/1973, tại Pari, Bộ trưởng ngoại giao Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam cùng với các bộ trưởng ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính quyền Sài Gòn đã ký hiệp định về “Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và các nghị định thư kèm theo”.

Nội dung chủ yếu của hiệp định đó là: -Hoa Kỳ cùng các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam -Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục dính líu đến quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền nam Việt Nam. -Các bên để cho nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. -Các bên công nhận thức tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. -Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta trên cả hai miền đất nước, mở ra bước ngoặc mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, cũng là thắng lợi to lớn của các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

6. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự địch bị tiến công đồng loạt. Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch, trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã với hơn 1,6 triệu dân.

1130 lượt xem
Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h