Tỉnh Yên Bái có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, bao gồm các loại khoáng sản: nhiên liệu (than các loại), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, mangan, ... ), khoáng sản không kim loại (khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng: kaolin, felspat, thạch anh, grafit, talc, đá vôi trắng, đá làm vật liệu xây dựng, cát, sỏi...), khoáng sản quý hiếm (đá quý các loại) đến nước khoáng, nước nóng. Đến nay, có khoảng 300 khu vực mỏ đã được cấp phép thăm dò, khai thác. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khoáng sản chưa được điều tra đánh giá mới chỉ được ghi nhận trong các công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ.
Đến nay, tỉnh Yên Bái có khoảng 300 khu vực mỏ đã được cấp phép thăm dò, khai thác
Khoáng sản Yên Bái được phân loại sử dụng theo các nhóm sau:
(1) Khoáng sản nhiên liệu:
Tập trung chủ yếu là than đá, than nâu và than bùn. Nhưng nhìn chung các điểm than đều có trữ lượng ít, quy mô nhỏ. Được phát hiện trên địa bàn các huyện: Văn Chấn (xã Suối Quyền), Lục Yên (xã Động Quan), Trấn Yên (xã: Quy Mông, Báo Đáp), thị xã Nghĩa Lộ (xã Phù Nham).
- Than đá: Đáng chú ý là 2 điểm khoáng sản là Bản Gióng và Triềng Ken. Điểm Triềng Ken nằm trong trầm tích chứa than thuộc hệ tầng Suối Bàng, tuổi Trias muộn. Có 4 vỉa than, chiều dày vỉa thay đổi từ 0,3 đến 1 m, chiều dài từ 100 đến 150m. Tại điểm Bản Gióng, đá vây quanh gồm đá phiến tufogen xen kẹp những vỉa than, thấu kính than mỏng thuộc hệ tầng Văn Chấn. Tại đây có 3 vỉa than mỏng với chiều dày lớn nhất 1 m, chiều dài 40 m. Tổng tài nguyên dự báo khoảng 100 ngàn tấn.
- Than nâu: tại các khu vực Hồng Quang, Tô Mậu (Lục Yên), Quy Mông (Trấn Yên), Suối Quyền (Văn Chấn). Tổng tài nguyên dự báo khoảng 2,5 triệu tấn
- Than bùn: Đã xác định và ghi nhận điểm khoáng sản than bùn Phù Nham, huyện Văn Chấn. Than bùn thành tạo trong trầm tích Đệ tứ thuộc tướng đầm lầy ven sông, bao gồm 2 lớp (lớp trên: than bùn lẫn ít các đất khác, nằm trên lớp cát màu trắng. dày khoảng 0,4 m; Lớp dưới: than bùn chứa sét. Diện phân bố dày 0,5- 3 m). Tài nguyên dự báo khoảng 100 ngành tấn.
(2) Khoáng sản kim loại và kim loại quý:
Các khoáng sản chủ yếu gồm quặng sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, đất hiếm phân bố không tập trung, theo công tác địa chất đã điều tra trữ lượng chỉ ở mức vừa và nhỏ:
- Quặng sắt: Sắt là khoáng sản phát triển khá rộng rãi, được đánh giá có tài nguyên, trữ lượng tương đối lớn, nhưng chất lượng quặng không cao (hàm lượng trung bình từ 20 - 40%), tài nguyên dự báo khoảng 200 triệu tấn và phân bố trên diện tích rộng từ các mỏ có quy mô tương đối lớn (thẩm quyền Bộ cấp) đến các mỏ nhỏ, phân tán, tập trung chủ yếu tại các huyện: Văn Chấn (xã: Chấn Thịnh, Bình Thuận, Đại Lịch, Minh An, Nghĩa Tâm, Thượng Bằng La, Tân Thịnh, Nậm Búng, Gia Hội...; khu vực Làng Mỵ đạt khoảng 14 triệu tấn), Trấn Yên (xã: Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Việt Hồng ...), Văn Yên (xã: Châu Quế Hạ, Đại Sơn, Xuân Giang, Mỏ Vàng, Tân Hợp...), Mù Cang Chải (xã: Cao Phạ, Nậm Có).
- Quặng quarzit- magnetit ở Yên Bái thường phân bố trong các thành tạo địa chất:
- Liên quan với đá magma siêu biến chất thuộc phức hệ Ca Vịnh, gồm các điểm khoáng sản sắt: Núi 409, Km 24, Núi 300, Thanh Bồng- Làng Dọc, Tiên Tinh- Núi Léc; tập trung trong plagiogranit gneis, plagiogranit granit thuộc phức hệ Ca Vịnh. Điển hình là các điểm khoáng sản sắt Núi 300, Núi 409. Tài nguyên dự báo các điểm quặng sắt này là 41,87 triệu tấn, trong đó:
+ Điểm khoáng sản sắt Núi 300: có 6 thân quặng, dài từ 400 - 2.500 m, dày 2,3- 13,05 m. Khoáng vật quặng gồm: magnetit, hematit, limonit, gơtit, ít sulfur. Hàm lượng Fe: 31,71- 37,3%. Quặng sắt nghèo. Tài nguyên dự báo: 25 triệu tấn quặng.
+ Điểm khoáng sản sắt Núi 409: có 4 thân quặng, dài 600- 1.100 m, dày trung bình 10,9 m. Khoáng vật quặng gồm: magnetit, hematit, gơtit. Hàm lượng Fe : 30 - 35%. Quặng sắt nghèo. Tài nguyên dự báo: 5,5 triệu tấn quặng.
+ Các mỏ, điểm khoáng sản kiểu quarzit magnetit liên quan đến trầm tích biến chất thuộc các hệ tầng Sin Quyền, Sa Pa, Sông Chảy, Sông Mua, bao gồm mỏ sắt Làng Mỵ và 5 điểm khoáng sản: Giàng Pắng, Xuân Giang, Núi Khay- Thác Cá, Kiên Lao, Làng Khuân.
+ Mỏ sắt Làng Mỵ: quặng quarzit- magnetit, amphibol- magnetit- thạch anh phân bố trong gneis amphibol bị migmatit hoá, Chiều dài các thân quặng từ 400 đến 2.200 m, chiều dày trung bình từ 0,32 đến 13,47 m, nằm khớp đều với đá vây quanh. Khoáng vật quặng gồm: magnetit, hematit, ít sulfur. Hàm lượng sắt: 23,15- 47,75%. Quặng nghèo. Tài nguyên 76 triệu tấn, trong đó có 8 thân quặng có công trình sâu khống chế.Trữ lượng của điểm khoáng sản sắt Xuân Giang là 817.000 tấn. Tài nguyên dự báo của các điểm khoáng sản Núi Khay- Thác Cá, Kiên Lao, Giàng Pắng, Xuân Giang là 4,97 triệu tấn.
- Quặng đồng: trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phát hiện tại huyện Văn Yên (xã: Châu Quế Hạ, Phong Dụ Hạ); Văn Chấn (xã: An Lương). Trữ lượng là 21.015 tấn; tài nguyên + TNDB là 19.758 tấn, tổng cộng 40.773 tấn
+ Điểm khoáng sản đồng An Lương thuộc xã An Lương, huyện Văn Chấn. Quặng đồng thường tồn tại trong đá hoa dolomit- thạch anh, hoặc trong thạch anh limonit với biến đổi thứ sinh chlorit hoá, thạch anh hoá của hệ tầng Sa Pa. Đã xác định chùm thân quặng trong đó có 9 thân quặng đồng công nghiệp với hàm lượng thay đổi từ 0,5% đến 2,4% Cu (phổ biến 0,5 - 0,8%), bề dày 2- 28 m, chiều dài 400- 1.000 m. Thành phần khoáng vật chủ yếu: chalcopyrit, pyrit, bornit, covelin. Trữ lượng đã được thăm dò đánh giá là 2,15 triệu tấn quặng.
+ Điểm khoáng sản đồng- vàng Làng Phát: thuộc xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên. Quặng phân bố trong các thành tạo biến chất hệ tầng Sin Quyền. Đã xác định 12 thân quặng đồng- vàng, có chiều dài từ 170 m đến 450 m, bề dày thay đổi từ 1,9 - 6 m. Hàm lượng trung bình của các thân quặng 0,5- 1,47% Cu; 0,3 - 1,3 g/T Au. Trữ lượng và tài nguyên dự báo 39.244 tấn Cu, 1.256 kg Au.
- Quặng chì-kẽm: Được đánh giá có chất lượng khá tốt nhưng phân bố rải rác trữ lượng ít và điều kiện khai thác khó khăn, chủ yếu trên địa bàn các huyện: Mù Cang Chải (xã: Cao Phạ, Nậm Có, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn,...), Trạm Tấu (xã Xà Hồ), Yên Bình (xã: Cảm Nhân, Xuân Lai, Mỹ Gia). Trữ lượng và tài nguyên dự bảo khoảng trên 2,5 triệu tấn.
Theo các tài liệu công bố, trên diện tích tỉnh Yên Bái đã xác định và ghi nhận 40 điểm quặng chì - kẽm, đáng chú ý là chì- kẽm: Nậm Chậu; mỏ chì- kẽm: Cozisan, Tu San, Huổi Pao, các điểm khoáng sản và mỏ chì- kẽm khác phân bố tập trung trong đới Tú Lệ, gắn bó chặt chẽ với các đá phun trào axit và axit á kiềm thuộc các hệ tầng Văn Chấn, Ngòi Thia. Đáng chú ý, trong một số mỏ như Huổi Pao, Cozisan còn có hàm lượng Ag khá cao, từ 596 g/T đến 3.323 g/T.
Đối với khu vực chì – kẽm Cẩm Nhân, Xuân Lai – Yên Bình đã được điều tra, đánh giá về địa chất và khoáng sản. Theo kết quả Báo cáo “Đánh giá triển vọng quặng chì-kẽm vùng Cẩm Nhân – Mỹ Gia, Yên Bình, Yên Bái” khoanh định được 9 thân quặng, tài nguyên dự tính khoảng trên 156 ngàn tấn Pb-Zn.
- Quặng vàng, vàng sa khoáng: Quặng vàng gốc được phát hiện chủ yếu tại huyện Văn Chấn (xã Tú Lệ), Mù Cang Chải (xã Nậm Có), Lục Yên (xã: Tân Lĩnh, Khánh Thiện và Minh Chuẩn); vàng sa khoáng phát hiện ở nhiều nơi gần các sông, suối.
Bao gồm các biểu hiện khoáng sản vàng: Tân Lĩnh và 2 điểm khoáng sản vàng là Khánh Thiện và Minh Chuẩn và vàng gốc Bản Côm xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, ngoài ra có có nhiều điểm phân tán nhỏ ở khu vực Tú Lệ - Văn Chấn,...
+ Tại điểm biểu hiện khoáng sản vàng Tân Lĩnh (xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên) đã xác định được 2 đới khoáng hóa vàng, trong đó có 1 thân quặng và 1 dấu hiệu quặng vàng. Các đới khoáng hóa rộng từ 40- 250m, kéo dài từ 880 - 1.500m. Hàm lượng Au: 1,13 g/T. Sơ bộ xác định được tài nguyên là 432,5kg Au.
+ Điểm khoáng sản vàng- arsen Minh Chuẩn, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên: đã xác định được 2 dải khoáng hoá, dài 400- 900 m, rộng 20- 100 m, dày 3,15 m. Hàm lượng Au = 0,4 - 4,6 g/T, As = 0,03- 9,61%.
+ Các điểm khoáng sản vàng đã được cấp phép khai thác ở khu vực vùng Tú Lệ (Văn Chấn) gồm 3 khu mỏ khoảng 200 nghìn tấn quặng và Nậm Có (mù Cang Chải) khoảng 200 nghìn tấn quặng. Tổng tài nguyên trữ lượng dự báo khoảng 400 nghìn tấn quặng.
- Mangan: có tại huyện Văn Yên (xã: Châu Quế Hạ, Xuân Tầm)
- Đất hiếm: Được phát hiện tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên, có quy mô trung bình. Quặng đất hiếm đi cùng thạch anh - magnetit. Quặng đất hiếm xâm tán trong các lớp đá phiến thạch anh - serixit có felspat, đá phiến silic, phiến sét vôi với chiều dày 1 - 10 m.Hàm lượng quặng TR2O3 = 0,1- 7%, trung bình 1,12%. Tỷ lệ đất hiếm nhóm nặng cao. Mỏ đã được thăm dò và cấp phép khai thác, trữ lượng địa chất đã được thăm dò, đánh giá là trên 2,2 triệu tấn. Trong đó, trữ lượng TR2O3 là 27.681 tấn.
(3) Khoáng sản không kim loại (khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng):
Nhóm khoáng chất công nghiệp, khoáng chất nguyên liệu, kỹ thuật, vật liệu xây dựng có pyrit, quarzit, silimanit, granat, phosphorite, atbet, dolomit, barit, grafit, talc, felspat, kaolin, thạch anh, sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, nguyên liệu gốm sứ, sản xuất gạch và vật liệu xây dựng. Hầu hết chưa được đánh giá trữ lượng, đáng kể có một số loại sau:
- Kaolin và felspat: Đáng chú ý trong các loại khoáng sản trên là khoáng sản kaolin và felspat chủ yếu trên địa bàn các huyện: Trấn Yên (xã Báo Đáp), Văn Yên (thị trấn Mậu A, xã Yên Thái), Yên Bình (xã: Hán Đà, Đại Minh, thị trấn Thác Bà), thành phố Yên Bái (xã: Minh Bảo, Tân Thịnh). Hai khoáng sản này có chất lượng tương đối tốt đáp ứng được các tiêu chuẩn cho các ngành công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất gốm sứ, gạch ốp lát, sản xuất giấy...), diện phân bố của chúng rộng tuy nhiên trữ lượng không lớn và không đồng đều. Tài nguyên dự báo trên 15 triệu tấn. Cụ thể:
+ Kaolin trên diện tích tỉnh Yên Bái khá phong phú gồm 5 điểm mỏ phân bố: Khánh Hoà (Lục Yên), Mậu A (Văn Yên), Phú Thịnh (Yên Bình), Đại Minh (Yên Bình) và 5 mỏ: Trực Bình (Minh Bảo, TP Yên Bái), Tân Thịnh (Yên Bình), Bảo Lương (TP Yên Bái), Làng Hơn (Thịnh Hưng, Yên Bình), Minh Bảo (TP Yên Bái). Đặc điểm chung của các mỏ và điểm khoáng sản kaolin ở Yên Bái là các thân khoáng thành tạo từ các mạch pegmatit bị phong hoá, xuyên cắt đá phiến kết tinh thuộc phức hệ Sông Hồng.
+ Felspat: Trên diện tích tỉnh Yên Bái đã xác định và ghi nhận các mỏ felspat: Phai Hạ, Hồ Xanh, Quyết Tiến và điểm khoáng sản felspat: Việt Thành. Đặc điểm chung của điểm khoáng sản và các mỏ felspat ở Yên Bái là felspat thường nằm trong các mạch pegmatit xuyên vào các đá biến chất của phức hệ Sông Hồng. Trong số các điểm khoáng sản và mỏ khoáng nêu trên, điển hình là mỏ felspat Phai Hạ.
- Thạch anh: Thạch anh được phân bổ chủ yếu tại các huyện: Trấn Yên (xã: Kiên Thành, Lương Thịnh), Văn Chấn (xã: Nậm Búng, Gia Hội), Trạm Tấu (xã: Bản Mù, Làng Nhì)… Đã xác định các điểm khoáng sản thạch anh, tập trung ở huyện Trấn Yên bao gồm: Kiên Thành, Ngòi Rào, Bát Lụa, Lương Thiện, trong đó 3 điểm khoáng sản Ngòi Rào, Bát Lụa, Lương Thiện đã được điều tra trong đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000. Quặng có hàm lượng SiO2 rất cao: 95- 99% và hàm lượng Fe2O3 thấp. Hầu hết chưa được thăm dò, đánh giá chi tiết.
- Grafit: Grafit phân bổ tại huyện các huyện: Văn Yên (xã: An Bình, Đông Cuông, Ngòi A, Yên Thái, thị trấn Mậu A), Trấn Yên (xã: Báo Đáp, Đào Thịnh, Minh Quán). Các mỏ và điểm khoáng sản grafit tập trung thành một dải suốt dọc bờ trái sông Hồng, kéo dài khoảng 40 km từ Yên Bái đến Mậu A, rộng 2- 3 km, phân bố trong đá plagiogneis biotit có silimanit, granat của phức hệ Sông Hồng. Grafit tạo thành các vỉa hoặc mạch, có nơi là dạng ổ hoặc thấu kính nhỏ. Tài nguyên dự báo khoảng 5 triệu tấn.
- Barit: Trên diện tích tỉnh Yên Bái đã xác định điểm khoáng sản barit ở Đại Minh, huyện Yên Bình. Quặng nằm trong các đá biến chất phức hệ Sông Hồng. Barit đi cùng thạch anh là những tảng lăn phân bố dọc đỉnh và sườn núi. Diện phân bố dài khoảng 3 km, rộng 200- 300 m. Có nhiều tảng barit kích thước 0,3- 10 m3 nằm riêng biệt. Quặng barit có màu trắng đục, đôi chỗ bị nhiễm hydroxyt sắt màu nâu vàng, mềm, dễ nghiền. Thể trọng 4,12 T/m3. Hàm lượng BaSO4 = 84- 86%.
Yên Bái có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng
- Đá vôi, đá vôi trắng (đá hoa trắng):
Đá vôi phân bố rộng khắp ở các huyện: Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên. Trong khi đó, đá vôi trắng lại tập trung chủ yếu tại huyện Lục Yên và xã Mông Sơn, huyện Yên Bình có trữ lượng lớn, có thể khai thác với quy mô công nghiệp. Đá vôi và đá vôi trắng của Yên Bái có chất lượng tốt, khả năng khai thác làm đá mỹ nghệ, đá ốp lát, vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng và làm khoáng chất công nghiệp phục vụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng lớn và đang được khai thác phục vụ làm đường, xây đê kè..., chủ yếu nằm ở các huyện: Văn Chấn (xã: Cát Thịnh, Đồng Khê, Thượng Bằng La...), Văn Yên (xã: Đại Phác, Đại Sơn, Phong Dụ Hạ, An Thịnh, Lâm Giang...), Lục Yên (xã: Tô Mậu, Vĩnh Lạc, Minh Xuân...), Trấn Yên (xã: Việt Cường, Kiên Thành...), Yên Bình (xã Mỹ Gia), thị xã Nghĩa Lộ (xã Phù Nham).
Đá vôi trắng thường phân bố trong các tập đá vôi của các hệ tầng Sông Chảy, Hà Giang. Đã khoanh định được các thân đá hoa có chiều dài thay đổi từ 200- 300 m đến 2.500- 6.000 m, rộng 450- 1.000 m, dày 50 - 150 m. Đá có độ nguyên khối trung bình (0,7 x 0,7 x 0,8) m. Đối với đá vôi sản xuất đá bột có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh. Thành phần khoáng vật: calcit = 95 – 100%; muscovit: rất ít; khoáng vật quặng <0,5%. Tài nguyên dự báo: đá vôi, đá vôi trắng làm ốp lát, mỹ nghệ khoảng 219 triệu m3; đá vôi trắng làm xi măng và khoáng chất công nghiệp khoảng 2.111 triệu m3, tương đương 5.700 triệu tấn.
- Vật liệu xây dựng:
+ Đá làm vật liệu xây dựng: ngoài đá vôi, đá vôi trắng nêu trên có thể làm vật liệu xây dựng thì trên địa bàn tỉnh đã xác định và ghi nhận nhiều điểm mỏ khoáng sản đá xây dựng thuộc các nhóm đá quarzit, dolomit, gabro, granit, metacarbonat... làm ốp lát, trang trí mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc tận dụng làm đá ốp vỉa hè, sân vường. Tài nguyên dự báo đá xây dựng 5 tỷ m3.
+ Cát, sỏi: Phân bố chủ yếu trên sông Hồng (thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên), sông Chảy (huyện Lục Yên, Yên Bình) và rải rác ở các suối, ngòi trên địa bàn tỉnh.
Cát và cát cuội sỏi là các tích tụ tại các bãi bồi giữa lòng và ven bờ sông Hồng, sông Chảy tạo thành các dải kéo dài từ 800- 1.200 m, rộng 100- 150 m, dày hơn 5 m. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến thô, chiếm > 95%, lẫn ít cuội sỏi. Ngoài ra cát cuội sỏi được tích tụ trong thềm bậc I và bãi bồi ven bờ phải sông Chảy, tạo thành dải kéo dài 2.000 m, rộng 500 m.
+ Các mỏ sét: Ngoài việc dùng sản xuất đồ gốm và gạch ngói, chất lượng mỏ sét còn đáp ứng được cho sản xuất xi măng. Sét làm gạch phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện: Trấn Yên (xã Bảo Hưng, thị trấn Cổ Phúc), Văn Yên (xã Yên Hợp), thành phố Yên Bái (xã Tuy Lộc), thị xã Nghĩa Lộ (xã Nghĩa Lộ); sét sản xuất xi măng tại thành phố Yên Bái (xã: Hợp Minh, Giới Phiên).
Sét gạch ngói phân bố trong các trầm tích aluvi tuổi Holocen, hoặc do các lớp sét bột kết tuổi Neogen bị phong hoá. Sét gạch ngói có diện phân bố và bề dày không lớn, nằm rải rác nhưng có tài nguyên đáng kể.
+ Puzơlan: Đã xác định 3 điểm khoáng sản puzơlan bao gồm: Khe Đầu, Trúc Lâu, Xóm Lộc. Cả 3 điểm khoáng sản đều tập trung ở các xã Đông Quan, Trúc Lâu, An Lạc, huyện Lục Yên. Puzơlan phong hoá từ tập đá phiến giàu silimanit của phức hệ Sông Hồng. Bề dày lớp phong hoá chứa puzơlan từ 4 đến 10 m. Puzơlan có màu tím phớt nâu, nâu đỏ, vụn bở nằm dưới lớp đất trồng 0,3- 0,5 m, có chỗ ở dạng lộ thiên. Tài nguyên dự báo 7,7 triệu tấn. Puzơlan có chất lượng tốt, đảm bảo chỉ tiêu làm phụ gia xi măng.
(4) Đá quý, đá bán quý:
Có các loại rubi, safia (sapphire), spinel, corindon... tập trung chủ yếu ở các huyện: Lục Yên (xã: Liễu Đô, Minh tiến, Vĩnh Lạc, An Phú, Khai Trung, Tân Lập, Yên Thắng...), Yên Bình (xã Tân Hương).
Trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm đá quý, đá bán quý thuộc 2 nhóm mỏ đá quý phân bố trong dải đá vôi hoa hoá Lục Yên và trong dải đá biến chất Sông Hồng.
(5) Nước nóng và nước khoáng:
Trong toàn tỉnh phát hiện nhiều điểm nước khoáng, nước nóng, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện: Văn Chấn (xã: Tú Lệ, Gia Hội, Sơn Lương Đồng Khê...), Trạm Tấu (thị trấn Trạm Tấu), Mù Cang Chải (xã: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt...), thị xã Nghĩa Lộ (xã: Sơn A, Phù Nham...)... Tập trung chủ yếu ở đá phun trào. Nước nóng có nhiệt độ 30 - 500C. Tổng độ khoáng hoá 1 - 3,3g/l, nước thuộc nhóm sulfat canxi - magnhe có hàm lượng Silic và lưu huỳnh cao, có thể sử dụng cho điều dưỡng, chữa bệnh.
(Thông tin dữ liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp)
18520 lượt xem
Ban Biên tập
Tỉnh Yên Bái có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, bao gồm các loại khoáng sản: nhiên liệu (than các loại), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, mangan, ... ), khoáng sản không kim loại (khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng: kaolin, felspat, thạch anh, grafit, talc, đá vôi trắng, đá làm vật liệu xây dựng, cát, sỏi...), khoáng sản quý hiếm (đá quý các loại) đến nước khoáng, nước nóng. Đến nay, có khoảng 300 khu vực mỏ đã được cấp phép thăm dò, khai thác. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khoáng sản chưa được điều tra đánh giá mới chỉ được ghi nhận trong các công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ.Khoáng sản Yên Bái được phân loại sử dụng theo các nhóm sau:
(1) Khoáng sản nhiên liệu:
Tập trung chủ yếu là than đá, than nâu và than bùn. Nhưng nhìn chung các điểm than đều có trữ lượng ít, quy mô nhỏ. Được phát hiện trên địa bàn các huyện: Văn Chấn (xã Suối Quyền), Lục Yên (xã Động Quan), Trấn Yên (xã: Quy Mông, Báo Đáp), thị xã Nghĩa Lộ (xã Phù Nham).
- Than đá: Đáng chú ý là 2 điểm khoáng sản là Bản Gióng và Triềng Ken. Điểm Triềng Ken nằm trong trầm tích chứa than thuộc hệ tầng Suối Bàng, tuổi Trias muộn. Có 4 vỉa than, chiều dày vỉa thay đổi từ 0,3 đến 1 m, chiều dài từ 100 đến 150m. Tại điểm Bản Gióng, đá vây quanh gồm đá phiến tufogen xen kẹp những vỉa than, thấu kính than mỏng thuộc hệ tầng Văn Chấn. Tại đây có 3 vỉa than mỏng với chiều dày lớn nhất 1 m, chiều dài 40 m. Tổng tài nguyên dự báo khoảng 100 ngàn tấn.
- Than nâu: tại các khu vực Hồng Quang, Tô Mậu (Lục Yên), Quy Mông (Trấn Yên), Suối Quyền (Văn Chấn). Tổng tài nguyên dự báo khoảng 2,5 triệu tấn
- Than bùn: Đã xác định và ghi nhận điểm khoáng sản than bùn Phù Nham, huyện Văn Chấn. Than bùn thành tạo trong trầm tích Đệ tứ thuộc tướng đầm lầy ven sông, bao gồm 2 lớp (lớp trên: than bùn lẫn ít các đất khác, nằm trên lớp cát màu trắng. dày khoảng 0,4 m; Lớp dưới: than bùn chứa sét. Diện phân bố dày 0,5- 3 m). Tài nguyên dự báo khoảng 100 ngành tấn.
(2) Khoáng sản kim loại và kim loại quý:
Các khoáng sản chủ yếu gồm quặng sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, đất hiếm phân bố không tập trung, theo công tác địa chất đã điều tra trữ lượng chỉ ở mức vừa và nhỏ:
- Quặng sắt: Sắt là khoáng sản phát triển khá rộng rãi, được đánh giá có tài nguyên, trữ lượng tương đối lớn, nhưng chất lượng quặng không cao (hàm lượng trung bình từ 20 - 40%), tài nguyên dự báo khoảng 200 triệu tấn và phân bố trên diện tích rộng từ các mỏ có quy mô tương đối lớn (thẩm quyền Bộ cấp) đến các mỏ nhỏ, phân tán, tập trung chủ yếu tại các huyện: Văn Chấn (xã: Chấn Thịnh, Bình Thuận, Đại Lịch, Minh An, Nghĩa Tâm, Thượng Bằng La, Tân Thịnh, Nậm Búng, Gia Hội...; khu vực Làng Mỵ đạt khoảng 14 triệu tấn), Trấn Yên (xã: Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Việt Hồng ...), Văn Yên (xã: Châu Quế Hạ, Đại Sơn, Xuân Giang, Mỏ Vàng, Tân Hợp...), Mù Cang Chải (xã: Cao Phạ, Nậm Có).
- Quặng quarzit- magnetit ở Yên Bái thường phân bố trong các thành tạo địa chất:
- Liên quan với đá magma siêu biến chất thuộc phức hệ Ca Vịnh, gồm các điểm khoáng sản sắt: Núi 409, Km 24, Núi 300, Thanh Bồng- Làng Dọc, Tiên Tinh- Núi Léc; tập trung trong plagiogranit gneis, plagiogranit granit thuộc phức hệ Ca Vịnh. Điển hình là các điểm khoáng sản sắt Núi 300, Núi 409. Tài nguyên dự báo các điểm quặng sắt này là 41,87 triệu tấn, trong đó:
+ Điểm khoáng sản sắt Núi 300: có 6 thân quặng, dài từ 400 - 2.500 m, dày 2,3- 13,05 m. Khoáng vật quặng gồm: magnetit, hematit, limonit, gơtit, ít sulfur. Hàm lượng Fe: 31,71- 37,3%. Quặng sắt nghèo. Tài nguyên dự báo: 25 triệu tấn quặng.
+ Điểm khoáng sản sắt Núi 409: có 4 thân quặng, dài 600- 1.100 m, dày trung bình 10,9 m. Khoáng vật quặng gồm: magnetit, hematit, gơtit. Hàm lượng Fe : 30 - 35%. Quặng sắt nghèo. Tài nguyên dự báo: 5,5 triệu tấn quặng.
+ Các mỏ, điểm khoáng sản kiểu quarzit magnetit liên quan đến trầm tích biến chất thuộc các hệ tầng Sin Quyền, Sa Pa, Sông Chảy, Sông Mua, bao gồm mỏ sắt Làng Mỵ và 5 điểm khoáng sản: Giàng Pắng, Xuân Giang, Núi Khay- Thác Cá, Kiên Lao, Làng Khuân.
+ Mỏ sắt Làng Mỵ: quặng quarzit- magnetit, amphibol- magnetit- thạch anh phân bố trong gneis amphibol bị migmatit hoá, Chiều dài các thân quặng từ 400 đến 2.200 m, chiều dày trung bình từ 0,32 đến 13,47 m, nằm khớp đều với đá vây quanh. Khoáng vật quặng gồm: magnetit, hematit, ít sulfur. Hàm lượng sắt: 23,15- 47,75%. Quặng nghèo. Tài nguyên 76 triệu tấn, trong đó có 8 thân quặng có công trình sâu khống chế.Trữ lượng của điểm khoáng sản sắt Xuân Giang là 817.000 tấn. Tài nguyên dự báo của các điểm khoáng sản Núi Khay- Thác Cá, Kiên Lao, Giàng Pắng, Xuân Giang là 4,97 triệu tấn.
- Quặng đồng: trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phát hiện tại huyện Văn Yên (xã: Châu Quế Hạ, Phong Dụ Hạ); Văn Chấn (xã: An Lương). Trữ lượng là 21.015 tấn; tài nguyên + TNDB là 19.758 tấn, tổng cộng 40.773 tấn
+ Điểm khoáng sản đồng An Lương thuộc xã An Lương, huyện Văn Chấn. Quặng đồng thường tồn tại trong đá hoa dolomit- thạch anh, hoặc trong thạch anh limonit với biến đổi thứ sinh chlorit hoá, thạch anh hoá của hệ tầng Sa Pa. Đã xác định chùm thân quặng trong đó có 9 thân quặng đồng công nghiệp với hàm lượng thay đổi từ 0,5% đến 2,4% Cu (phổ biến 0,5 - 0,8%), bề dày 2- 28 m, chiều dài 400- 1.000 m. Thành phần khoáng vật chủ yếu: chalcopyrit, pyrit, bornit, covelin. Trữ lượng đã được thăm dò đánh giá là 2,15 triệu tấn quặng.
+ Điểm khoáng sản đồng- vàng Làng Phát: thuộc xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên. Quặng phân bố trong các thành tạo biến chất hệ tầng Sin Quyền. Đã xác định 12 thân quặng đồng- vàng, có chiều dài từ 170 m đến 450 m, bề dày thay đổi từ 1,9 - 6 m. Hàm lượng trung bình của các thân quặng 0,5- 1,47% Cu; 0,3 - 1,3 g/T Au. Trữ lượng và tài nguyên dự báo 39.244 tấn Cu, 1.256 kg Au.
- Quặng chì-kẽm: Được đánh giá có chất lượng khá tốt nhưng phân bố rải rác trữ lượng ít và điều kiện khai thác khó khăn, chủ yếu trên địa bàn các huyện: Mù Cang Chải (xã: Cao Phạ, Nậm Có, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn,...), Trạm Tấu (xã Xà Hồ), Yên Bình (xã: Cảm Nhân, Xuân Lai, Mỹ Gia). Trữ lượng và tài nguyên dự bảo khoảng trên 2,5 triệu tấn.
Theo các tài liệu công bố, trên diện tích tỉnh Yên Bái đã xác định và ghi nhận 40 điểm quặng chì - kẽm, đáng chú ý là chì- kẽm: Nậm Chậu; mỏ chì- kẽm: Cozisan, Tu San, Huổi Pao, các điểm khoáng sản và mỏ chì- kẽm khác phân bố tập trung trong đới Tú Lệ, gắn bó chặt chẽ với các đá phun trào axit và axit á kiềm thuộc các hệ tầng Văn Chấn, Ngòi Thia. Đáng chú ý, trong một số mỏ như Huổi Pao, Cozisan còn có hàm lượng Ag khá cao, từ 596 g/T đến 3.323 g/T.
Đối với khu vực chì – kẽm Cẩm Nhân, Xuân Lai – Yên Bình đã được điều tra, đánh giá về địa chất và khoáng sản. Theo kết quả Báo cáo “Đánh giá triển vọng quặng chì-kẽm vùng Cẩm Nhân – Mỹ Gia, Yên Bình, Yên Bái” khoanh định được 9 thân quặng, tài nguyên dự tính khoảng trên 156 ngàn tấn Pb-Zn.
- Quặng vàng, vàng sa khoáng: Quặng vàng gốc được phát hiện chủ yếu tại huyện Văn Chấn (xã Tú Lệ), Mù Cang Chải (xã Nậm Có), Lục Yên (xã: Tân Lĩnh, Khánh Thiện và Minh Chuẩn); vàng sa khoáng phát hiện ở nhiều nơi gần các sông, suối.
Bao gồm các biểu hiện khoáng sản vàng: Tân Lĩnh và 2 điểm khoáng sản vàng là Khánh Thiện và Minh Chuẩn và vàng gốc Bản Côm xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, ngoài ra có có nhiều điểm phân tán nhỏ ở khu vực Tú Lệ - Văn Chấn,...
+ Tại điểm biểu hiện khoáng sản vàng Tân Lĩnh (xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên) đã xác định được 2 đới khoáng hóa vàng, trong đó có 1 thân quặng và 1 dấu hiệu quặng vàng. Các đới khoáng hóa rộng từ 40- 250m, kéo dài từ 880 - 1.500m. Hàm lượng Au: 1,13 g/T. Sơ bộ xác định được tài nguyên là 432,5kg Au.
+ Điểm khoáng sản vàng- arsen Minh Chuẩn, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên: đã xác định được 2 dải khoáng hoá, dài 400- 900 m, rộng 20- 100 m, dày 3,15 m. Hàm lượng Au = 0,4 - 4,6 g/T, As = 0,03- 9,61%.
+ Các điểm khoáng sản vàng đã được cấp phép khai thác ở khu vực vùng Tú Lệ (Văn Chấn) gồm 3 khu mỏ khoảng 200 nghìn tấn quặng và Nậm Có (mù Cang Chải) khoảng 200 nghìn tấn quặng. Tổng tài nguyên trữ lượng dự báo khoảng 400 nghìn tấn quặng.
- Mangan: có tại huyện Văn Yên (xã: Châu Quế Hạ, Xuân Tầm)
- Đất hiếm: Được phát hiện tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên, có quy mô trung bình. Quặng đất hiếm đi cùng thạch anh - magnetit. Quặng đất hiếm xâm tán trong các lớp đá phiến thạch anh - serixit có felspat, đá phiến silic, phiến sét vôi với chiều dày 1 - 10 m.Hàm lượng quặng TR2O3 = 0,1- 7%, trung bình 1,12%. Tỷ lệ đất hiếm nhóm nặng cao. Mỏ đã được thăm dò và cấp phép khai thác, trữ lượng địa chất đã được thăm dò, đánh giá là trên 2,2 triệu tấn. Trong đó, trữ lượng TR2O3 là 27.681 tấn.
(3) Khoáng sản không kim loại (khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng):
Nhóm khoáng chất công nghiệp, khoáng chất nguyên liệu, kỹ thuật, vật liệu xây dựng có pyrit, quarzit, silimanit, granat, phosphorite, atbet, dolomit, barit, grafit, talc, felspat, kaolin, thạch anh, sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, nguyên liệu gốm sứ, sản xuất gạch và vật liệu xây dựng. Hầu hết chưa được đánh giá trữ lượng, đáng kể có một số loại sau:
- Kaolin và felspat: Đáng chú ý trong các loại khoáng sản trên là khoáng sản kaolin và felspat chủ yếu trên địa bàn các huyện: Trấn Yên (xã Báo Đáp), Văn Yên (thị trấn Mậu A, xã Yên Thái), Yên Bình (xã: Hán Đà, Đại Minh, thị trấn Thác Bà), thành phố Yên Bái (xã: Minh Bảo, Tân Thịnh). Hai khoáng sản này có chất lượng tương đối tốt đáp ứng được các tiêu chuẩn cho các ngành công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất gốm sứ, gạch ốp lát, sản xuất giấy...), diện phân bố của chúng rộng tuy nhiên trữ lượng không lớn và không đồng đều. Tài nguyên dự báo trên 15 triệu tấn. Cụ thể:
+ Kaolin trên diện tích tỉnh Yên Bái khá phong phú gồm 5 điểm mỏ phân bố: Khánh Hoà (Lục Yên), Mậu A (Văn Yên), Phú Thịnh (Yên Bình), Đại Minh (Yên Bình) và 5 mỏ: Trực Bình (Minh Bảo, TP Yên Bái), Tân Thịnh (Yên Bình), Bảo Lương (TP Yên Bái), Làng Hơn (Thịnh Hưng, Yên Bình), Minh Bảo (TP Yên Bái). Đặc điểm chung của các mỏ và điểm khoáng sản kaolin ở Yên Bái là các thân khoáng thành tạo từ các mạch pegmatit bị phong hoá, xuyên cắt đá phiến kết tinh thuộc phức hệ Sông Hồng.
+ Felspat: Trên diện tích tỉnh Yên Bái đã xác định và ghi nhận các mỏ felspat: Phai Hạ, Hồ Xanh, Quyết Tiến và điểm khoáng sản felspat: Việt Thành. Đặc điểm chung của điểm khoáng sản và các mỏ felspat ở Yên Bái là felspat thường nằm trong các mạch pegmatit xuyên vào các đá biến chất của phức hệ Sông Hồng. Trong số các điểm khoáng sản và mỏ khoáng nêu trên, điển hình là mỏ felspat Phai Hạ.
- Thạch anh: Thạch anh được phân bổ chủ yếu tại các huyện: Trấn Yên (xã: Kiên Thành, Lương Thịnh), Văn Chấn (xã: Nậm Búng, Gia Hội), Trạm Tấu (xã: Bản Mù, Làng Nhì)… Đã xác định các điểm khoáng sản thạch anh, tập trung ở huyện Trấn Yên bao gồm: Kiên Thành, Ngòi Rào, Bát Lụa, Lương Thiện, trong đó 3 điểm khoáng sản Ngòi Rào, Bát Lụa, Lương Thiện đã được điều tra trong đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000. Quặng có hàm lượng SiO2 rất cao: 95- 99% và hàm lượng Fe2O3 thấp. Hầu hết chưa được thăm dò, đánh giá chi tiết.
- Grafit: Grafit phân bổ tại huyện các huyện: Văn Yên (xã: An Bình, Đông Cuông, Ngòi A, Yên Thái, thị trấn Mậu A), Trấn Yên (xã: Báo Đáp, Đào Thịnh, Minh Quán). Các mỏ và điểm khoáng sản grafit tập trung thành một dải suốt dọc bờ trái sông Hồng, kéo dài khoảng 40 km từ Yên Bái đến Mậu A, rộng 2- 3 km, phân bố trong đá plagiogneis biotit có silimanit, granat của phức hệ Sông Hồng. Grafit tạo thành các vỉa hoặc mạch, có nơi là dạng ổ hoặc thấu kính nhỏ. Tài nguyên dự báo khoảng 5 triệu tấn.
- Barit: Trên diện tích tỉnh Yên Bái đã xác định điểm khoáng sản barit ở Đại Minh, huyện Yên Bình. Quặng nằm trong các đá biến chất phức hệ Sông Hồng. Barit đi cùng thạch anh là những tảng lăn phân bố dọc đỉnh và sườn núi. Diện phân bố dài khoảng 3 km, rộng 200- 300 m. Có nhiều tảng barit kích thước 0,3- 10 m3 nằm riêng biệt. Quặng barit có màu trắng đục, đôi chỗ bị nhiễm hydroxyt sắt màu nâu vàng, mềm, dễ nghiền. Thể trọng 4,12 T/m3. Hàm lượng BaSO4 = 84- 86%.
Yên Bái có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng
- Đá vôi, đá vôi trắng (đá hoa trắng):
Đá vôi phân bố rộng khắp ở các huyện: Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên. Trong khi đó, đá vôi trắng lại tập trung chủ yếu tại huyện Lục Yên và xã Mông Sơn, huyện Yên Bình có trữ lượng lớn, có thể khai thác với quy mô công nghiệp. Đá vôi và đá vôi trắng của Yên Bái có chất lượng tốt, khả năng khai thác làm đá mỹ nghệ, đá ốp lát, vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng và làm khoáng chất công nghiệp phục vụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng lớn và đang được khai thác phục vụ làm đường, xây đê kè..., chủ yếu nằm ở các huyện: Văn Chấn (xã: Cát Thịnh, Đồng Khê, Thượng Bằng La...), Văn Yên (xã: Đại Phác, Đại Sơn, Phong Dụ Hạ, An Thịnh, Lâm Giang...), Lục Yên (xã: Tô Mậu, Vĩnh Lạc, Minh Xuân...), Trấn Yên (xã: Việt Cường, Kiên Thành...), Yên Bình (xã Mỹ Gia), thị xã Nghĩa Lộ (xã Phù Nham).
Đá vôi trắng thường phân bố trong các tập đá vôi của các hệ tầng Sông Chảy, Hà Giang. Đã khoanh định được các thân đá hoa có chiều dài thay đổi từ 200- 300 m đến 2.500- 6.000 m, rộng 450- 1.000 m, dày 50 - 150 m. Đá có độ nguyên khối trung bình (0,7 x 0,7 x 0,8) m. Đối với đá vôi sản xuất đá bột có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh. Thành phần khoáng vật: calcit = 95 – 100%; muscovit: rất ít; khoáng vật quặng
- Vật liệu xây dựng:
+ Đá làm vật liệu xây dựng: ngoài đá vôi, đá vôi trắng nêu trên có thể làm vật liệu xây dựng thì trên địa bàn tỉnh đã xác định và ghi nhận nhiều điểm mỏ khoáng sản đá xây dựng thuộc các nhóm đá quarzit, dolomit, gabro, granit, metacarbonat... làm ốp lát, trang trí mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc tận dụng làm đá ốp vỉa hè, sân vường. Tài nguyên dự báo đá xây dựng 5 tỷ m3.
+ Cát, sỏi: Phân bố chủ yếu trên sông Hồng (thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên), sông Chảy (huyện Lục Yên, Yên Bình) và rải rác ở các suối, ngòi trên địa bàn tỉnh.
Cát và cát cuội sỏi là các tích tụ tại các bãi bồi giữa lòng và ven bờ sông Hồng, sông Chảy tạo thành các dải kéo dài từ 800- 1.200 m, rộng 100- 150 m, dày hơn 5 m. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến thô, chiếm > 95%, lẫn ít cuội sỏi. Ngoài ra cát cuội sỏi được tích tụ trong thềm bậc I và bãi bồi ven bờ phải sông Chảy, tạo thành dải kéo dài 2.000 m, rộng 500 m.
+ Các mỏ sét: Ngoài việc dùng sản xuất đồ gốm và gạch ngói, chất lượng mỏ sét còn đáp ứng được cho sản xuất xi măng. Sét làm gạch phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện: Trấn Yên (xã Bảo Hưng, thị trấn Cổ Phúc), Văn Yên (xã Yên Hợp), thành phố Yên Bái (xã Tuy Lộc), thị xã Nghĩa Lộ (xã Nghĩa Lộ); sét sản xuất xi măng tại thành phố Yên Bái (xã: Hợp Minh, Giới Phiên).
Sét gạch ngói phân bố trong các trầm tích aluvi tuổi Holocen, hoặc do các lớp sét bột kết tuổi Neogen bị phong hoá. Sét gạch ngói có diện phân bố và bề dày không lớn, nằm rải rác nhưng có tài nguyên đáng kể.
+ Puzơlan: Đã xác định 3 điểm khoáng sản puzơlan bao gồm: Khe Đầu, Trúc Lâu, Xóm Lộc. Cả 3 điểm khoáng sản đều tập trung ở các xã Đông Quan, Trúc Lâu, An Lạc, huyện Lục Yên. Puzơlan phong hoá từ tập đá phiến giàu silimanit của phức hệ Sông Hồng. Bề dày lớp phong hoá chứa puzơlan từ 4 đến 10 m. Puzơlan có màu tím phớt nâu, nâu đỏ, vụn bở nằm dưới lớp đất trồng 0,3- 0,5 m, có chỗ ở dạng lộ thiên. Tài nguyên dự báo 7,7 triệu tấn. Puzơlan có chất lượng tốt, đảm bảo chỉ tiêu làm phụ gia xi măng.
(4) Đá quý, đá bán quý:
Có các loại rubi, safia (sapphire), spinel, corindon... tập trung chủ yếu ở các huyện: Lục Yên (xã: Liễu Đô, Minh tiến, Vĩnh Lạc, An Phú, Khai Trung, Tân Lập, Yên Thắng...), Yên Bình (xã Tân Hương).
Trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm đá quý, đá bán quý thuộc 2 nhóm mỏ đá quý phân bố trong dải đá vôi hoa hoá Lục Yên và trong dải đá biến chất Sông Hồng.
(5) Nước nóng và nước khoáng:
Trong toàn tỉnh phát hiện nhiều điểm nước khoáng, nước nóng, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện: Văn Chấn (xã: Tú Lệ, Gia Hội, Sơn Lương Đồng Khê...), Trạm Tấu (thị trấn Trạm Tấu), Mù Cang Chải (xã: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt...), thị xã Nghĩa Lộ (xã: Sơn A, Phù Nham...)... Tập trung chủ yếu ở đá phun trào. Nước nóng có nhiệt độ 30 - 500C. Tổng độ khoáng hoá 1 - 3,3g/l, nước thuộc nhóm sulfat canxi - magnhe có hàm lượng Silic và lưu huỳnh cao, có thể sử dụng cho điều dưỡng, chữa bệnh.
(Thông tin dữ liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp)