CTTĐT - Vụ xuân năm 2021, huyện Lục Yên gieo trồng 715ha lạc, tập trung nhiều ở các xã: Minh Xuân, Minh Tiến, Vĩnh Lạc… Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân trong huyện đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lạc để giải phóng đất chuẩn bị sản xuất vụ mùa.
Sản lượng lạc xuân ước đạt 1.500 tấn
Vụ lạc xuân này, gia đình bà Nông Thị Căn, thôn Kéo Quạng, xã Minh Xuân trồng được 5 sào lạc trên diện tích đất cao không có nước trồng lúa. Để bảo đảm thời gian sinh trưởng tốt nhất, hàng năm, bà Căn đều trồng lạc ngay sau khi ăn tết xong.
5 sào lạc của gia đình bà thời điểm này đang cho thu hoạch. Năm nay do thời tiết thuận lợi, cộng với thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời nên cây lạc sinh trưởng, phát triển rất tốt.
Với giá thu mua lạc tươi hiện nay là 1,1 triệu đồng/tạ thì vụ lạc năm nay gia đình bà Căn thu được ít nhất khoảng 12 triệu đồng, giá trị kinh tế của cây lạc cao gấp ba lần so với cây lúa. Bà Căn chia sẻ: "So với lúa thì lạc đạt năng suất, hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Từ nhiều năm nay, gia đình tôi luôn trồng lạc để giúp đời sống ổn định hơn”.
Thôn Kéo Quạng có diện tích trồng lạc xuân lớn của xã Minh Xuân. Vụ này, cả thôn có 19,5 ha đất trồng lúa, tuy nhiên đây là khu vực có chân đất cao, đất pha cát, lại không chủ động được nguồn nước nên trong vụ xuân, bà con nông dân đã chuyển đổi 16ha diện tích sang trồng lạc, chủ yếu là giống lạc đỏ, lạc địa phương. Kinh nghiệm của bà con nơi đây cho biết, cây lạc dễ trồng và dễ chăm sóc, năng suất lại cao, giá thành ổn định.
Vụ này bà con đều rất vui vì lạc được mùa, năng suất lạc tươi đạt 200 kg đến 250 kg/sào, nhân với giá lạc là 11.000đồng/kg, trừ chi phí giống, phân bón, mỗi sào canh tác thu được khoảng 2,2 đến 2,8 triệu đồng.
Vụ lạc xuân năm 2021, toàn xã Minh Xuân gieo trồng được 45ha; tập trung chỉ yếu ở các thôn Kéo Quạng, Nà Khà, Loong Tra... Các giống chủ yếu bà con sử dụng là giống lạc đỏ địa phương, cho năng suất cao - tới 21 tạ/ha, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện nay, xã Minh Xuân đang vận động bà con nông dân tập trung thu hoạch lạc để giải phóng đất chuẩn bị sản xuất vụ mùa.
Vụ lạc xuân này,nông dân xã Minh Xuân cũng không còn nỗi lo "được mùa, mất giá" vì thu hoạch xong là đã có các đơn vị đầu mối thu mua lạc ngay trên bờ, giúp bà con yên tâm thu hoạch và chuẩn bị sản xuất những vụ tiếp theo. Ông Nguyễn Nguyên Đúng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Minh Xuân chia sẻ: "Xã đang xây dựng sản phẩm OCOP từ lạc địa phương. Vì vậy, xã tiếp tục tuyên truyền người dân thâm canh, tăng vụ nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế từ cây trồng này”.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên, vụ lạc xuân năm 2021, toàn huyện xuống giống được gần 715ha. Đầu tháng 6, nông dân các xã trên địa bàn huyện tranh thủ thời tiết thuận lợi tập trung thu hoạch lạc xuân. Năm nay, năng suất bình quân toàn huyện ước đạt trên 21 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.501 tấn.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đưa cây lạc vào trồng ở vụ xuân theo hướng hàng hóa, đã giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.
1520 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vụ xuân năm 2021, huyện Lục Yên gieo trồng 715ha lạc, tập trung nhiều ở các xã: Minh Xuân, Minh Tiến, Vĩnh Lạc… Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân trong huyện đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lạc để giải phóng đất chuẩn bị sản xuất vụ mùa.
Vụ lạc xuân này, gia đình bà Nông Thị Căn, thôn Kéo Quạng, xã Minh Xuân trồng được 5 sào lạc trên diện tích đất cao không có nước trồng lúa. Để bảo đảm thời gian sinh trưởng tốt nhất, hàng năm, bà Căn đều trồng lạc ngay sau khi ăn tết xong.
5 sào lạc của gia đình bà thời điểm này đang cho thu hoạch. Năm nay do thời tiết thuận lợi, cộng với thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời nên cây lạc sinh trưởng, phát triển rất tốt.
Với giá thu mua lạc tươi hiện nay là 1,1 triệu đồng/tạ thì vụ lạc năm nay gia đình bà Căn thu được ít nhất khoảng 12 triệu đồng, giá trị kinh tế của cây lạc cao gấp ba lần so với cây lúa. Bà Căn chia sẻ: "So với lúa thì lạc đạt năng suất, hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Từ nhiều năm nay, gia đình tôi luôn trồng lạc để giúp đời sống ổn định hơn”.
Thôn Kéo Quạng có diện tích trồng lạc xuân lớn của xã Minh Xuân. Vụ này, cả thôn có 19,5 ha đất trồng lúa, tuy nhiên đây là khu vực có chân đất cao, đất pha cát, lại không chủ động được nguồn nước nên trong vụ xuân, bà con nông dân đã chuyển đổi 16ha diện tích sang trồng lạc, chủ yếu là giống lạc đỏ, lạc địa phương. Kinh nghiệm của bà con nơi đây cho biết, cây lạc dễ trồng và dễ chăm sóc, năng suất lại cao, giá thành ổn định.
Vụ này bà con đều rất vui vì lạc được mùa, năng suất lạc tươi đạt 200 kg đến 250 kg/sào, nhân với giá lạc là 11.000đồng/kg, trừ chi phí giống, phân bón, mỗi sào canh tác thu được khoảng 2,2 đến 2,8 triệu đồng.
Vụ lạc xuân năm 2021, toàn xã Minh Xuân gieo trồng được 45ha; tập trung chỉ yếu ở các thôn Kéo Quạng, Nà Khà, Loong Tra... Các giống chủ yếu bà con sử dụng là giống lạc đỏ địa phương, cho năng suất cao - tới 21 tạ/ha, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện nay, xã Minh Xuân đang vận động bà con nông dân tập trung thu hoạch lạc để giải phóng đất chuẩn bị sản xuất vụ mùa.
Vụ lạc xuân này,nông dân xã Minh Xuân cũng không còn nỗi lo "được mùa, mất giá" vì thu hoạch xong là đã có các đơn vị đầu mối thu mua lạc ngay trên bờ, giúp bà con yên tâm thu hoạch và chuẩn bị sản xuất những vụ tiếp theo. Ông Nguyễn Nguyên Đúng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Minh Xuân chia sẻ: "Xã đang xây dựng sản phẩm OCOP từ lạc địa phương. Vì vậy, xã tiếp tục tuyên truyền người dân thâm canh, tăng vụ nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế từ cây trồng này”.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên, vụ lạc xuân năm 2021, toàn huyện xuống giống được gần 715ha. Đầu tháng 6, nông dân các xã trên địa bàn huyện tranh thủ thời tiết thuận lợi tập trung thu hoạch lạc xuân. Năm nay, năng suất bình quân toàn huyện ước đạt trên 21 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.501 tấn.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đưa cây lạc vào trồng ở vụ xuân theo hướng hàng hóa, đã giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.