CTTĐT - Để chủ động phòng, kiểm soát, ngăn chặn các loại dịch bệnh phát sinh trên vật nuôi, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Tăng cường kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm ra, vào tỉnh
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, từ đầu năm 2021, dịch bệnh cúm gia cầm H5N6 đã xảy ra tại thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên với 9.500 con gà mắc bệnh, chết và tiêu hủy; bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 5 hộ, 5 thôn/bản, 5 xã của huyện Mù Cang Chải và Thành phố Yên Bái với 56 con mắc bệnh và bị tiêu hủy; bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra ở 8 huyện, thị xã, thành phố với 146 con mắc bệnh…
Theo nhận định, từ nay đến cuối năm, một số dịch bệnh đã xảy ra trên địa bàn tỉnh và có nguy cơ phát sinh, lây lan ra diện rộng, trong khi tỷ lệ tiêm phòng định kỳ trên vật nuôi của tỉnh Yên Bái còn thấp so với kế hoạch năm đã đề ra. Để chủ động phòng bệnh, kiểm soát, ngăn chặn các loại dịch bệnh phát sinh trên vật nuôi, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ cho đàn gia súc; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn cử cán bộ chuyên môn đến các hộ chăn nuôi tuyên truyền, vận động, yêu cầu các hộ chăn nuôi chủ động mua vắc xin và thực hiện tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh khử trùng, tiêu độc để tiêu diệt các loại mầm bệnh; khi phát hiện trường hợp gia súc, gia cầm ốm, nghi mắc bệnh truyền nhiễm cần kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm vào địa bàn, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y đôn đốc chỉ đạo, triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ cho gia súc, gia cầm; thành lập đoàn kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện tiêm phòng định kỳ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc; phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện giám sát dịch bệnh, kiểm tra xác minh dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh; tổ chức lấy mẫu giám sát bệnh cúm gia cầm lưu hành trong môi trường; chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh động vật trong nước, nhất là các tỉnh giáp ranh với Yên Bái; kịp thời tham mưu các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời.
1274 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động phòng, kiểm soát, ngăn chặn các loại dịch bệnh phát sinh trên vật nuôi, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, từ đầu năm 2021, dịch bệnh cúm gia cầm H5N6 đã xảy ra tại thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên với 9.500 con gà mắc bệnh, chết và tiêu hủy; bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 5 hộ, 5 thôn/bản, 5 xã của huyện Mù Cang Chải và Thành phố Yên Bái với 56 con mắc bệnh và bị tiêu hủy; bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra ở 8 huyện, thị xã, thành phố với 146 con mắc bệnh…
Theo nhận định, từ nay đến cuối năm, một số dịch bệnh đã xảy ra trên địa bàn tỉnh và có nguy cơ phát sinh, lây lan ra diện rộng, trong khi tỷ lệ tiêm phòng định kỳ trên vật nuôi của tỉnh Yên Bái còn thấp so với kế hoạch năm đã đề ra. Để chủ động phòng bệnh, kiểm soát, ngăn chặn các loại dịch bệnh phát sinh trên vật nuôi, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ cho đàn gia súc; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn cử cán bộ chuyên môn đến các hộ chăn nuôi tuyên truyền, vận động, yêu cầu các hộ chăn nuôi chủ động mua vắc xin và thực hiện tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh khử trùng, tiêu độc để tiêu diệt các loại mầm bệnh; khi phát hiện trường hợp gia súc, gia cầm ốm, nghi mắc bệnh truyền nhiễm cần kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm vào địa bàn, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y đôn đốc chỉ đạo, triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ cho gia súc, gia cầm; thành lập đoàn kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện tiêm phòng định kỳ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc; phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện giám sát dịch bệnh, kiểm tra xác minh dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh; tổ chức lấy mẫu giám sát bệnh cúm gia cầm lưu hành trong môi trường; chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh động vật trong nước, nhất là các tỉnh giáp ranh với Yên Bái; kịp thời tham mưu các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời.