CTTĐT - Theo nội dung Công văn, Bộ Y tế nhận được Công điện của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cảnh báo các cơ quan chức năng thành viên của Interpol về việc hàng trăm trẻ em đã tử vong hoặc bị tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng 14 sản phẩm siro ho bị cấm ở một số quốc gia, các sản phẩm này được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia có chứa Diethylene có thể dẫn đến tổn thương sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong cho người sử dụng.
Theo rà soát của Bộ Y tế (Cục Quản lý dược), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể tại danh mục dưới đây và hình ảnh tại Công văn số 2349/BYT-QLD gửi kèm kèm theo:
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Sở Y tế thông báo:
1. Các công ty dược phẩm trong tỉnh: Không kinh doanh, phân phối và sử dụng các sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng trên. Triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Công văn này đến các cơ sở có kinh doanh, sử dụng thuốc trực thuộc công ty quản lý. Rà soát lại danh mục các thuốc đã nhập, nếu phát hiện có các sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng nêu trên, đề nghị công ty thu hồi toàn bộ số thuốc này và báo cáo ngay về Sở Y tế để xem xét, giải quyết.
2. Thủ trưởng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo các sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng nêu trên đến đội ngũ cán bộ y tế trong đơn vị; đồng thời niêm yết tại bản tin thông tin thuốc của đơn vị mình. Nếu phát hiện có các sản phẩm có thông tin trên báo cáo ngay về Sở Y tế, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh.
3. Thanh tra Sở Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389, Cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuốc lưu thông trên thị trường. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra các thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc bị cấm sử dụng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc; xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Công văn này đến các cơ sở có kinh doanh, sử dụng thuốc, đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc trên địa bàn mình quản lý. Xử lý các cá nhân, đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Sở Y tế thông báo, đề nghị các địa phương phối hợp và yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh dược khẩn trương thực hiện./.
1052 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Y tế
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo nội dung Công văn, Bộ Y tế nhận được Công điện của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cảnh báo các cơ quan chức năng thành viên của Interpol về việc hàng trăm trẻ em đã tử vong hoặc bị tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng 14 sản phẩm siro ho bị cấm ở một số quốc gia, các sản phẩm này được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia có chứa Diethylene có thể dẫn đến tổn thương sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong cho người sử dụng.Theo rà soát của Bộ Y tế (Cục Quản lý dược), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể tại danh mục dưới đây và hình ảnh tại Công văn số 2349/BYT-QLD gửi kèm kèm theo:
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Sở Y tế thông báo:
1. Các công ty dược phẩm trong tỉnh: Không kinh doanh, phân phối và sử dụng các sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng trên. Triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Công văn này đến các cơ sở có kinh doanh, sử dụng thuốc trực thuộc công ty quản lý. Rà soát lại danh mục các thuốc đã nhập, nếu phát hiện có các sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng nêu trên, đề nghị công ty thu hồi toàn bộ số thuốc này và báo cáo ngay về Sở Y tế để xem xét, giải quyết.
2. Thủ trưởng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo các sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng nêu trên đến đội ngũ cán bộ y tế trong đơn vị; đồng thời niêm yết tại bản tin thông tin thuốc của đơn vị mình. Nếu phát hiện có các sản phẩm có thông tin trên báo cáo ngay về Sở Y tế, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh.
3. Thanh tra Sở Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389, Cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuốc lưu thông trên thị trường. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra các thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc bị cấm sử dụng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc; xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Công văn này đến các cơ sở có kinh doanh, sử dụng thuốc, đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc trên địa bàn mình quản lý. Xử lý các cá nhân, đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Sở Y tế thông báo, đề nghị các địa phương phối hợp và yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh dược khẩn trương thực hiện./.