Mặc dù có nhiều thế mạnh về rừng, khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, có nhiều đỉnh núi cao, thác nước đẹp và suối khoáng nóng cùng với bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo… nhưng du lịch huyện Trạm Tấu (Yên Bái) chưa được phát triển tương xứng. Nguyên nhân chính là do huyện chỉ có một tuyến đường huyết mạch kết nối ra bên ngoài qua thị xã Nghĩa Lộ vô cùng hiểm trở, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Tuy nhiên, trong năm 2023 này huyện Trạm Tấu sẽ có thêm 02 tuyến đường mới kết nối với huyện Văn Chấn (Yên Bái) và huyện Bắc Yên (Sơn La), mở ra cơ hội bứt phá cho du lịch Trạm Tấu phát triển.
Một cung đường đẹp trên tuyến đường 174 chạy qua xã Phình Hồ. Đường 174 giúp huyện Trạm Tấu phá thế độc đạo, rút ngắn khoảng cách tới huyện Văn Chấn mấy chục cây số so với trước
Dồi dào tiềm năng du lịch chưa được đánh thức
Theo đó, huyện Trạm Tấu - một trong những huyện nghèo nhất cả nước, nằm ở sườn Đông dãy Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao trung bình khoảng 1.300m so với mặt nước biển. Các vận động địa chất đã tạo cho Trạm Tấu những đỉnh núi cao, trong đó cao nhất là đỉnh Tà Chì Nhù (2.979m), đỉnh Tà Xùa (2.865m). Trên địa bàn huyện có hàng chục khe suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong khu vực, tạo nên mạng khe suối dày đặc, chằng chịt gấp khúc. Các dòng suối có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh tạo nên những ngọn thác đẹp, kết hợp với cảnh quan hoang sơ, nên rất thuận lợi cho du lịch mạo hiểm, khám phá, dã ngoại phát triển.
Cùng với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 230C và tỷ lệ che phủ rừng lớn (61,2%) mang đến nhiều ưu thế về khí hậu, đất đai, về đa dạng sinh học và nguồn lợi lâm sản cho huyện; đồng thời tạo nên môi trường trong lành, cảnh quan xanh tươi thuận lợi cho phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, phát triển nông nghiệp chuyên canh đặc biệt là các loại dược liệu, hoa, trái cây gắn với phát triển du lịch.
Trạm Tấu còn là nơi quần tụ của 11 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm 79%, dân tộc Thái chiếm 13,11% còn lại là các dân tộc khác như: Khơ Mú, Tày, Mường, Kinh... Nhân dân các dân tộc vẫn còn lưu giữ hầu hết những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc như: lễ Mừng cơm mới, lễ hội Gầu Tào, lễ hội Xuống đồng; các nghề rèn đúc nông cụ, mây tre đan, se lanh, dệt vải, thêu dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc; sinh hoạt văn nghệ múa khèn, múa khăn, múa ô, cùng các nhạc cụ dân tộc độc đáo như sáo trúc, đàn môi, kèn lá…
Mặt khác, huyện miền núi Trạm Tấu có thế mạnh về rừng với 61.193 ha đất lâm nghiệp, có nhiều loại gỗ quý như: Pơ mu, sến; thảm thực vật phong phú, đa dạng rất nhiều loại cây dược liệu quý hiếm như: tam thất, cỏ nhung, thảo quả, hoàng liên chân gà, lan kim tuyến,… Trạm Tấu có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, có trữ lượng nước ngầm dồi dào, nguồn nước khoáng nóng tại thị trấn Trạm Tấu có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tốt.
Bên cạnh các thế mạnh kể trên, Trạm Tấu còn nằm trong vùng trọng điểm du lịch miền Tây của tỉnh, gồm thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Tuy nhiên, du lịch huyện Trạm Tấu chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, do hạ tầng du lịch, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối. Huyện chỉ có một tuyến đường huyết mạch kết nối trung tâm thị xã Nghĩa Lộ với trung tâm huyện, địa hình khó khăn một bên là núi cao, một bên là vực sâu, các tuyến đường huyện, đường liên xã, liên thôn bản đa số còn nhỏ, hẹp, mặt đường gồ ghề, xuống cấp đi lại khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.
Do vậy, cho đến nay trên địa bàn huyện có 20 cơ sở lưu trú. Trong đó, có 05 nhà nghỉ, 14 homestay và 01 nhà khách Huyện, chưa có khách sạn được xếp hạng sao, chưa có các nhà hàng ẩm thực có quy mô và đảm bảo các điều kiện theo quy định để phục vụ khách du lịch, chưa có dịch vụ kinh doanh mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch; cửa hàng, y tế, thể thao…
Khách du lịch đến với Trạm Tấu chủ yếu là khách trải nghiệm, khách đi du lịch tự do, không theo tour, khách lưu trú chiếm tỷ lệ nhỏ. Lượng khách du lịch năm 2016 chỉ đạt 4.500 lượt, doanh thu 4 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt trên 60.000 lượt, doanh thu đạt 36 tỷ đồng. Thị trường khách du lịch đến huyện Trạm Tấu chủ yếu là khách nội địa. Sự phát triển các sản phẩm du lịch còn nhiều bất cập, chủ yếu ở dạng dịch vụ cơ bản, thiếu các dịch vụ phụ trợ và trải nghiệm cho du khách.
Đầu tư hạ tầng giao thông - Tạo đột phá cho huyện phát triển
Để tạo đột phá cho huyện Trạm Tấu phát triển, ngay từ năm 2020 tỉnh Yên Bái đã khởi công tuyến đường 174 nối Quốc lộ 32 đoạn giáp huyện Văn Chấn với trung tâm huyện Trạm Tấu. Tuyến đường có chiều dài 47 km, mặt đường đổ bê tông rộng 5m đủ chỗ cho 2 ô tô tránh nhau, tổng vốn đầu tư 438 tỷ đồng sẽ hoàn thành đi vào sử dụng vào đầu quí 3/2023. Tuyến đường này chạy qua xã Phình Hồ - Làng Nhì – Bản Mù – Hát Lừu về tới thị trấn Trạm Tấu với nhiều con dốc lớn, nhiều đoạn ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, nên từ cung đường này có thể ngắm được nhiều đồi chè, làng bản, thung lũng, thửa ruộng bậc thang đẹp. Do vậy, tuyến đường không chỉ giúp huyện Trạm Tấu phá thế độc đạo, rút ngắn vài chục cây số từ trung tâm huyện về đến Văn Chấn và khu du lịch Suối Giàng… mà còn hứa hẹn là cung đường đẹp thu hút khách du lịch check in, ngắm cảnh.
Do vậy, cho đến nay trên địa bàn huyện có 20 cơ sở lưu trú. Trong đó, có 05 nhà nghỉ, 14 homestay và 01 nhà khách Huyện, chưa có khách sạn được xếp hạng sao, chưa có các nhà hàng ẩm thực có quy mô và đảm bảo các điều kiện theo quy định để phục vụ khách du lịch, chưa có dịch vụ kinh doanh mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch; cửa hàng, y tế, thể thao…
Khách du lịch đến với Trạm Tấu chủ yếu là khách trải nghiệm, khách đi du lịch tự do, không theo tour, khách lưu trú chiếm tỷ lệ nhỏ. Lượng khách du lịch năm 2016 chỉ đạt 4.500 lượt, doanh thu 4 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt trên 60.000 lượt, doanh thu đạt 36 tỷ đồng. Thị trường khách du lịch đến huyện Trạm Tấu chủ yếu là khách nội địa. Sự phát triển các sản phẩm du lịch còn nhiều bất cập, chủ yếu ở dạng dịch vụ cơ bản, thiếu các dịch vụ phụ trợ và trải nghiệm cho du khách.
Đầu tư hạ tầng giao thông - Tạo đột phá cho huyện phát triển
Để tạo đột phá cho huyện Trạm Tấu phát triển, ngay từ năm 2020 tỉnh Yên Bái đã khởi công tuyến đường 174 nối Quốc lộ 32 đoạn giáp huyện Văn Chấn với trung tâm huyện Trạm Tấu. Tuyến đường có chiều dài 47 km, mặt đường đổ bê tông rộng 5m đủ chỗ cho 2 ô tô tránh nhau, tổng vốn đầu tư 438 tỷ đồng sẽ hoàn thành đi vào sử dụng vào đầu quí 3/2023. Tuyến đường này chạy qua xã Phình Hồ - Làng Nhì – Bản Mù – Hát Lừu về tới thị trấn Trạm Tấu với nhiều con dốc lớn, nhiều đoạn ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, nên từ cung đường này có thể ngắm được nhiều đồi chè, làng bản, thung lũng, thửa ruộng bậc thang đẹp. Do vậy, tuyến đường không chỉ giúp huyện Trạm Tấu phá thế độc đạo, rút ngắn vài chục cây số từ trung tâm huyện về đến Văn Chấn và khu du lịch Suối Giàng… mà còn hứa hẹn là cung đường đẹp thu hút khách du lịch check in, ngắm cảnh.
Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Yên Bái thực hiện đầu tư xây dựng 02 tuyến đường kết nối với huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đó là mở mới đường Xà Hồ (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) - Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) dài khoảng 40km theo tiêu chuẩn đường cấp IV-V miền núi, đoạn qua trung tâm các xã là đường đô thị; đường xã Bản Công (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) – xã Chiềng Công (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) chiều dài khoảng 15km, tiêu chuẩn đường cấp IV -V miền núi, đoạn qua trung tâm các xã là đường đô thị.
Đón bắt trước cơ hội này, theo ông Khang A Chua (Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu), mấy năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp có tiềm lực trong nước đã tìm về Trạm Tấu để khảo sát đầu tư phát triển du lịch, tiêu biểu như: Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà, Doanh nghiệp Thịnh Đạt xanh, Công ty TNHH một thành viên Phú An Lộc, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt, Công ty TNHH đầu tư và phát triển sản phẩm nông nghiệp Tây Bắc TABALA. Trong đó, Công ty TABALA đã tiên phong đầu tư điểm du lịch MÙA DÙ HOME tại xã Phình Hồ từ đầu năm 2023 với số vốn trên 42 tỷ đồng.
Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Yên Bái thực hiện đầu tư xây dựng 02 tuyến đường kết nối với huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đó là mở mới đường Xà Hồ (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) - Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) dài khoảng 40km theo tiêu chuẩn đường cấp IV-V miền núi, đoạn qua trung tâm các xã là đường đô thị; đường xã Bản Công (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) – xã Chiềng Công (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) chiều dài khoảng 15km, tiêu chuẩn đường cấp IV -V miền núi, đoạn qua trung tâm các xã là đường đô thị.
Đón bắt trước cơ hội này, theo ông Khang A Chua (Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu), mấy năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp có tiềm lực trong nước đã tìm về Trạm Tấu để khảo sát đầu tư phát triển du lịch, tiêu biểu như: Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà, Doanh nghiệp Thịnh Đạt xanh, Công ty TNHH một thành viên Phú An Lộc, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt, Công ty TNHH đầu tư và phát triển sản phẩm nông nghiệp Tây Bắc TABALA. Trong đó, Công ty TABALA đã tiên phong đầu tư điểm du lịch MÙA DÙ HOME tại xã Phình Hồ từ đầu năm 2023 với số vốn trên 42 tỷ đồng.
Bên cạnh đó số hộ gia đình và hợp tác xã tham gia làm du lịch cũng tăng lên nhanh chóng, từ chỗ chỉ có vài hộ kinh doanh dịch vụ du lịch ban đầu đến năm 2021 huyện Trạm Tấu đã có trên 20 cơ sở hoạt động du lịch. Nổi bật như: HTX Cường Hải thành lập từ tháng 7/2019 được cấp chủ trương đầu tư thực hiện dự án trên diện tích là 1,21ha, quy mô phục vụ khoảng 200 lượt khách, dịch vụ lưu trú với sức chứa trên 100 khách và số vốn đầu tư 50 tỷ đồng; trên đỉnh Tà Xùa, đỉnh Tà Chì Nhù hiện có 04 điểm dừng nghỉ cho du khách do người dân đầu tư với tổng kinh phí khoảng 450 triệu đồng. Cùng nhiều homestay, nhà hàng phục vụ khách du lịch trên địa bàn huyện được đầu tư mới với diện tích rộng hàng ngàn mét vuông, khang trang, hiện đại, có bể bơi, khu vui chơi, ngắm cảnh...; tiêu biểu như Homestay Đồi Chè, Homestay Na Thẩm...
Đến nay, tổng các nguồn xã hội hóa đầu tư vào hoạt động du lịch trong toàn huyện khoảng 120 tỷ đồng, nhờ vậy diện mạo du lịch của Trạm Tấu có sự chuyển biến rõ rệt; đặc biệt, điểm du lịch MÙA DÙ HOME (người Mông gọi MÙA DÙ là SỨC KHỎE) nằm trên ngọn núi cao hơn 1.000m so với mặt nước biển tại xã Phình Hồ, tuy mới bước đầu hoàn thành nhà hàng Lau Camping nhưng đã thu hút được đông đảo du khách tới thưởng mây, đón gió - hứa hẹn đây sẽ là điểm đến lý tưởng, điểm nghỉ dưỡng yêu thích không thể thiếu của mọi du khách trong hành trình lên miền Tây Bắc, góp phần đưa du lịch Trạm Tấu bật sáng lên trong một tương lai không xa.
Theo Thanh niên Việt
1330 lượt xem
Mặc dù có nhiều thế mạnh về rừng, khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, có nhiều đỉnh núi cao, thác nước đẹp và suối khoáng nóng cùng với bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo… nhưng du lịch huyện Trạm Tấu (Yên Bái) chưa được phát triển tương xứng. Nguyên nhân chính là do huyện chỉ có một tuyến đường huyết mạch kết nối ra bên ngoài qua thị xã Nghĩa Lộ vô cùng hiểm trở, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Tuy nhiên, trong năm 2023 này huyện Trạm Tấu sẽ có thêm 02 tuyến đường mới kết nối với huyện Văn Chấn (Yên Bái) và huyện Bắc Yên (Sơn La), mở ra cơ hội bứt phá cho du lịch Trạm Tấu phát triển.Dồi dào tiềm năng du lịch chưa được đánh thức
Theo đó, huyện Trạm Tấu - một trong những huyện nghèo nhất cả nước, nằm ở sườn Đông dãy Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao trung bình khoảng 1.300m so với mặt nước biển. Các vận động địa chất đã tạo cho Trạm Tấu những đỉnh núi cao, trong đó cao nhất là đỉnh Tà Chì Nhù (2.979m), đỉnh Tà Xùa (2.865m). Trên địa bàn huyện có hàng chục khe suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong khu vực, tạo nên mạng khe suối dày đặc, chằng chịt gấp khúc. Các dòng suối có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh tạo nên những ngọn thác đẹp, kết hợp với cảnh quan hoang sơ, nên rất thuận lợi cho du lịch mạo hiểm, khám phá, dã ngoại phát triển.
Cùng với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 230C và tỷ lệ che phủ rừng lớn (61,2%) mang đến nhiều ưu thế về khí hậu, đất đai, về đa dạng sinh học và nguồn lợi lâm sản cho huyện; đồng thời tạo nên môi trường trong lành, cảnh quan xanh tươi thuận lợi cho phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, phát triển nông nghiệp chuyên canh đặc biệt là các loại dược liệu, hoa, trái cây gắn với phát triển du lịch.
Trạm Tấu còn là nơi quần tụ của 11 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm 79%, dân tộc Thái chiếm 13,11% còn lại là các dân tộc khác như: Khơ Mú, Tày, Mường, Kinh... Nhân dân các dân tộc vẫn còn lưu giữ hầu hết những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc như: lễ Mừng cơm mới, lễ hội Gầu Tào, lễ hội Xuống đồng; các nghề rèn đúc nông cụ, mây tre đan, se lanh, dệt vải, thêu dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc; sinh hoạt văn nghệ múa khèn, múa khăn, múa ô, cùng các nhạc cụ dân tộc độc đáo như sáo trúc, đàn môi, kèn lá…
Mặt khác, huyện miền núi Trạm Tấu có thế mạnh về rừng với 61.193 ha đất lâm nghiệp, có nhiều loại gỗ quý như: Pơ mu, sến; thảm thực vật phong phú, đa dạng rất nhiều loại cây dược liệu quý hiếm như: tam thất, cỏ nhung, thảo quả, hoàng liên chân gà, lan kim tuyến,… Trạm Tấu có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, có trữ lượng nước ngầm dồi dào, nguồn nước khoáng nóng tại thị trấn Trạm Tấu có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tốt.
Bên cạnh các thế mạnh kể trên, Trạm Tấu còn nằm trong vùng trọng điểm du lịch miền Tây của tỉnh, gồm thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Tuy nhiên, du lịch huyện Trạm Tấu chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, do hạ tầng du lịch, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối. Huyện chỉ có một tuyến đường huyết mạch kết nối trung tâm thị xã Nghĩa Lộ với trung tâm huyện, địa hình khó khăn một bên là núi cao, một bên là vực sâu, các tuyến đường huyện, đường liên xã, liên thôn bản đa số còn nhỏ, hẹp, mặt đường gồ ghề, xuống cấp đi lại khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.
Do vậy, cho đến nay trên địa bàn huyện có 20 cơ sở lưu trú. Trong đó, có 05 nhà nghỉ, 14 homestay và 01 nhà khách Huyện, chưa có khách sạn được xếp hạng sao, chưa có các nhà hàng ẩm thực có quy mô và đảm bảo các điều kiện theo quy định để phục vụ khách du lịch, chưa có dịch vụ kinh doanh mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch; cửa hàng, y tế, thể thao…
Khách du lịch đến với Trạm Tấu chủ yếu là khách trải nghiệm, khách đi du lịch tự do, không theo tour, khách lưu trú chiếm tỷ lệ nhỏ. Lượng khách du lịch năm 2016 chỉ đạt 4.500 lượt, doanh thu 4 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt trên 60.000 lượt, doanh thu đạt 36 tỷ đồng. Thị trường khách du lịch đến huyện Trạm Tấu chủ yếu là khách nội địa. Sự phát triển các sản phẩm du lịch còn nhiều bất cập, chủ yếu ở dạng dịch vụ cơ bản, thiếu các dịch vụ phụ trợ và trải nghiệm cho du khách.
Đầu tư hạ tầng giao thông - Tạo đột phá cho huyện phát triển
Để tạo đột phá cho huyện Trạm Tấu phát triển, ngay từ năm 2020 tỉnh Yên Bái đã khởi công tuyến đường 174 nối Quốc lộ 32 đoạn giáp huyện Văn Chấn với trung tâm huyện Trạm Tấu. Tuyến đường có chiều dài 47 km, mặt đường đổ bê tông rộng 5m đủ chỗ cho 2 ô tô tránh nhau, tổng vốn đầu tư 438 tỷ đồng sẽ hoàn thành đi vào sử dụng vào đầu quí 3/2023. Tuyến đường này chạy qua xã Phình Hồ - Làng Nhì – Bản Mù – Hát Lừu về tới thị trấn Trạm Tấu với nhiều con dốc lớn, nhiều đoạn ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, nên từ cung đường này có thể ngắm được nhiều đồi chè, làng bản, thung lũng, thửa ruộng bậc thang đẹp. Do vậy, tuyến đường không chỉ giúp huyện Trạm Tấu phá thế độc đạo, rút ngắn vài chục cây số từ trung tâm huyện về đến Văn Chấn và khu du lịch Suối Giàng… mà còn hứa hẹn là cung đường đẹp thu hút khách du lịch check in, ngắm cảnh.
Do vậy, cho đến nay trên địa bàn huyện có 20 cơ sở lưu trú. Trong đó, có 05 nhà nghỉ, 14 homestay và 01 nhà khách Huyện, chưa có khách sạn được xếp hạng sao, chưa có các nhà hàng ẩm thực có quy mô và đảm bảo các điều kiện theo quy định để phục vụ khách du lịch, chưa có dịch vụ kinh doanh mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch; cửa hàng, y tế, thể thao…
Khách du lịch đến với Trạm Tấu chủ yếu là khách trải nghiệm, khách đi du lịch tự do, không theo tour, khách lưu trú chiếm tỷ lệ nhỏ. Lượng khách du lịch năm 2016 chỉ đạt 4.500 lượt, doanh thu 4 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt trên 60.000 lượt, doanh thu đạt 36 tỷ đồng. Thị trường khách du lịch đến huyện Trạm Tấu chủ yếu là khách nội địa. Sự phát triển các sản phẩm du lịch còn nhiều bất cập, chủ yếu ở dạng dịch vụ cơ bản, thiếu các dịch vụ phụ trợ và trải nghiệm cho du khách.
Đầu tư hạ tầng giao thông - Tạo đột phá cho huyện phát triển
Để tạo đột phá cho huyện Trạm Tấu phát triển, ngay từ năm 2020 tỉnh Yên Bái đã khởi công tuyến đường 174 nối Quốc lộ 32 đoạn giáp huyện Văn Chấn với trung tâm huyện Trạm Tấu. Tuyến đường có chiều dài 47 km, mặt đường đổ bê tông rộng 5m đủ chỗ cho 2 ô tô tránh nhau, tổng vốn đầu tư 438 tỷ đồng sẽ hoàn thành đi vào sử dụng vào đầu quí 3/2023. Tuyến đường này chạy qua xã Phình Hồ - Làng Nhì – Bản Mù – Hát Lừu về tới thị trấn Trạm Tấu với nhiều con dốc lớn, nhiều đoạn ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, nên từ cung đường này có thể ngắm được nhiều đồi chè, làng bản, thung lũng, thửa ruộng bậc thang đẹp. Do vậy, tuyến đường không chỉ giúp huyện Trạm Tấu phá thế độc đạo, rút ngắn vài chục cây số từ trung tâm huyện về đến Văn Chấn và khu du lịch Suối Giàng… mà còn hứa hẹn là cung đường đẹp thu hút khách du lịch check in, ngắm cảnh.
Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Yên Bái thực hiện đầu tư xây dựng 02 tuyến đường kết nối với huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đó là mở mới đường Xà Hồ (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) - Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) dài khoảng 40km theo tiêu chuẩn đường cấp IV-V miền núi, đoạn qua trung tâm các xã là đường đô thị; đường xã Bản Công (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) – xã Chiềng Công (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) chiều dài khoảng 15km, tiêu chuẩn đường cấp IV -V miền núi, đoạn qua trung tâm các xã là đường đô thị.
Đón bắt trước cơ hội này, theo ông Khang A Chua (Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu), mấy năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp có tiềm lực trong nước đã tìm về Trạm Tấu để khảo sát đầu tư phát triển du lịch, tiêu biểu như: Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà, Doanh nghiệp Thịnh Đạt xanh, Công ty TNHH một thành viên Phú An Lộc, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt, Công ty TNHH đầu tư và phát triển sản phẩm nông nghiệp Tây Bắc TABALA. Trong đó, Công ty TABALA đã tiên phong đầu tư điểm du lịch MÙA DÙ HOME tại xã Phình Hồ từ đầu năm 2023 với số vốn trên 42 tỷ đồng.
Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Yên Bái thực hiện đầu tư xây dựng 02 tuyến đường kết nối với huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đó là mở mới đường Xà Hồ (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) - Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) dài khoảng 40km theo tiêu chuẩn đường cấp IV-V miền núi, đoạn qua trung tâm các xã là đường đô thị; đường xã Bản Công (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) – xã Chiềng Công (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) chiều dài khoảng 15km, tiêu chuẩn đường cấp IV -V miền núi, đoạn qua trung tâm các xã là đường đô thị.
Đón bắt trước cơ hội này, theo ông Khang A Chua (Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu), mấy năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp có tiềm lực trong nước đã tìm về Trạm Tấu để khảo sát đầu tư phát triển du lịch, tiêu biểu như: Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà, Doanh nghiệp Thịnh Đạt xanh, Công ty TNHH một thành viên Phú An Lộc, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt, Công ty TNHH đầu tư và phát triển sản phẩm nông nghiệp Tây Bắc TABALA. Trong đó, Công ty TABALA đã tiên phong đầu tư điểm du lịch MÙA DÙ HOME tại xã Phình Hồ từ đầu năm 2023 với số vốn trên 42 tỷ đồng.
Bên cạnh đó số hộ gia đình và hợp tác xã tham gia làm du lịch cũng tăng lên nhanh chóng, từ chỗ chỉ có vài hộ kinh doanh dịch vụ du lịch ban đầu đến năm 2021 huyện Trạm Tấu đã có trên 20 cơ sở hoạt động du lịch. Nổi bật như: HTX Cường Hải thành lập từ tháng 7/2019 được cấp chủ trương đầu tư thực hiện dự án trên diện tích là 1,21ha, quy mô phục vụ khoảng 200 lượt khách, dịch vụ lưu trú với sức chứa trên 100 khách và số vốn đầu tư 50 tỷ đồng; trên đỉnh Tà Xùa, đỉnh Tà Chì Nhù hiện có 04 điểm dừng nghỉ cho du khách do người dân đầu tư với tổng kinh phí khoảng 450 triệu đồng. Cùng nhiều homestay, nhà hàng phục vụ khách du lịch trên địa bàn huyện được đầu tư mới với diện tích rộng hàng ngàn mét vuông, khang trang, hiện đại, có bể bơi, khu vui chơi, ngắm cảnh...; tiêu biểu như Homestay Đồi Chè, Homestay Na Thẩm...
Đến nay, tổng các nguồn xã hội hóa đầu tư vào hoạt động du lịch trong toàn huyện khoảng 120 tỷ đồng, nhờ vậy diện mạo du lịch của Trạm Tấu có sự chuyển biến rõ rệt; đặc biệt, điểm du lịch MÙA DÙ HOME (người Mông gọi MÙA DÙ là SỨC KHỎE) nằm trên ngọn núi cao hơn 1.000m so với mặt nước biển tại xã Phình Hồ, tuy mới bước đầu hoàn thành nhà hàng Lau Camping nhưng đã thu hút được đông đảo du khách tới thưởng mây, đón gió - hứa hẹn đây sẽ là điểm đến lý tưởng, điểm nghỉ dưỡng yêu thích không thể thiếu của mọi du khách trong hành trình lên miền Tây Bắc, góp phần đưa du lịch Trạm Tấu bật sáng lên trong một tương lai không xa.
Theo Thanh niên Việt