CTTĐT - Xác định rõ tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh luôn có các biện pháp, giải pháp hiệu quả bảo vệ nguồn nước trước áp lực của các hoạt động phát triển và biến đổi khí hậu.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra mục tiêu phấn đấu đến 2025, tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt trên 91%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 98%.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa về mùa khô có xu hướng giảm. Dòng chảy mùa kiệt trên lưu vực cũng có xu hướng giảm kết hợp với hiện tượng cực đoan của thời tiết như El Nino sẽ gây ra tình trạng hạn hán. Hạn hán xảy ra không chỉ làm giảm khả năng cấp nước của các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động sử dụng nước, tăng nguy cơ cháy rừng. Các công trình cấp nước tưới và cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và không có khả năng điều tiết sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hạn hán đến hoạt động cấp nước của công trình.
Cùng với đó tác động của biến đổi khí hậu khiến việc phân bố lượng mưa có xu hướng bất lợi cho việc sử dụng nước, cường độ mưa có xu hướng cực đoan hơn. Bên cạnh đó, thảm phủ bề mặt lưu vực các công trình thủy lợi và cấp nước có sự thay đổi mạnh mẽ. Mưa lớn kéo theo gia tăng trượt lở đất và xói mòn, làm tăng phù sa, bùn cát trôi theo dòng chảy và lắng đọng trong lòng các hồ chứa, làm giảm dung tích và tuổi thọ hồ chứa, làm ảnh hưởng đến năng lực lọc và chất lượng nước cấp của các công trình cấp nước sinh hoạt. Chế độ dòng chảy thay đổi làm cho nhiều công trình thuỷ lợi, công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động đúng theo các điều kiện thiết kế, năng lực công trình bị suy giảm. Khi xảy ra lũ quét, lũ ống sẽ làm tăng nguy cơ phá hỏng các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt.
Biến đổi khí hậu tác động đến an ninh, an toàn tài nguyên nước trong khi nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân có xu hướng gia tăng.
Kiểm tra an toàn đê, kè trước mùa mưa lũ
Đảm bảo an ninh nguồn nước trước những biến đổi khí hậu, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh gồm 19 hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác (không phải là hồ thủy điện, thủy lợi); 07 đoạn sông, suối là nguồn cung cấp nước của nhà máy cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, làng nghề, có chức năng thoát nước nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư tập trung; 09 sông, suối liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông và kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
Cùng với đó tỉnh đã chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ nguồn nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước, xả nước, đổ đất thải gây ô nhiễm nguồn nước và các quy định trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Theo dõi, quản lý việc khai thác sử dụng nguồn nước; việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, quản lý hành lang bảo về nguồn nước; giám sát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
Cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung, tỉnh khuyến khích trồng, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Đây được coi là giải pháp lâu dài để bảo vệ nguồn tài nguyên nước và phòng, chống biến đổi khí hậu.
1011 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định rõ tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh luôn có các biện pháp, giải pháp hiệu quả bảo vệ nguồn nước trước áp lực của các hoạt động phát triển và biến đổi khí hậu.Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa về mùa khô có xu hướng giảm. Dòng chảy mùa kiệt trên lưu vực cũng có xu hướng giảm kết hợp với hiện tượng cực đoan của thời tiết như El Nino sẽ gây ra tình trạng hạn hán. Hạn hán xảy ra không chỉ làm giảm khả năng cấp nước của các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động sử dụng nước, tăng nguy cơ cháy rừng. Các công trình cấp nước tưới và cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và không có khả năng điều tiết sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hạn hán đến hoạt động cấp nước của công trình.
Cùng với đó tác động của biến đổi khí hậu khiến việc phân bố lượng mưa có xu hướng bất lợi cho việc sử dụng nước, cường độ mưa có xu hướng cực đoan hơn. Bên cạnh đó, thảm phủ bề mặt lưu vực các công trình thủy lợi và cấp nước có sự thay đổi mạnh mẽ. Mưa lớn kéo theo gia tăng trượt lở đất và xói mòn, làm tăng phù sa, bùn cát trôi theo dòng chảy và lắng đọng trong lòng các hồ chứa, làm giảm dung tích và tuổi thọ hồ chứa, làm ảnh hưởng đến năng lực lọc và chất lượng nước cấp của các công trình cấp nước sinh hoạt. Chế độ dòng chảy thay đổi làm cho nhiều công trình thuỷ lợi, công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động đúng theo các điều kiện thiết kế, năng lực công trình bị suy giảm. Khi xảy ra lũ quét, lũ ống sẽ làm tăng nguy cơ phá hỏng các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt.
Biến đổi khí hậu tác động đến an ninh, an toàn tài nguyên nước trong khi nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân có xu hướng gia tăng.
Kiểm tra an toàn đê, kè trước mùa mưa lũ
Đảm bảo an ninh nguồn nước trước những biến đổi khí hậu, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh gồm 19 hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác (không phải là hồ thủy điện, thủy lợi); 07 đoạn sông, suối là nguồn cung cấp nước của nhà máy cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, làng nghề, có chức năng thoát nước nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư tập trung; 09 sông, suối liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông và kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
Cùng với đó tỉnh đã chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ nguồn nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước, xả nước, đổ đất thải gây ô nhiễm nguồn nước và các quy định trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Theo dõi, quản lý việc khai thác sử dụng nguồn nước; việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, quản lý hành lang bảo về nguồn nước; giám sát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
Cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung, tỉnh khuyến khích trồng, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Đây được coi là giải pháp lâu dài để bảo vệ nguồn tài nguyên nước và phòng, chống biến đổi khí hậu.