CTTĐT - Trong những năm qua, Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ tích cực phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức truyền dạy các giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn cho thế hệ trẻ và những người yêu thích, tìm hiểu văn hóa trên địa bàn.
Các học viên tham gia lớp học chữ Thái cổ
Lớp học chữ Thái cổ tại phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ có sự tham gia của 36 học viên là cán bộ, công chức và những người yêu thích văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn. Lớp học diễn ra trong thời gian 04 tháng, từ tháng 05 đến tháng 08/2023. Tại đây học viên được các nghệ nhân CLB Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ, truyền dạy bảng chữ cái, cách ghép vần, nhận diện các mặt chữ Thái cổ. Chị Đồng Thị Dưỡng - Phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ nói: “Qua lớp học này tôi biết được chữ Thái cổ của dân tộc mình và học được các giá trị văn hóa khác của dân tộc”.
Song song với lớp học chữ Thái cổ diễn ra vào thứ 2, 4, 6 trong tuần, CLB bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ, còn tổ chức lớp nhạc cụ dân tộc Khèn bè và Pí Ló cho 16 học viên là những người yêu thích, đam mê nhạc cụ dân tộc Thái. Lớp học diễn ra vào thứ 3, 5, 7 trong tuần. Ông Lò Văn Chiêm - Phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: “Tôi rất là thích nhạc cụ Pí của dân tộc Thái, nên khi biết có lớp học này tôi đã đăng ký học ngay từ đầu. Tôi sẽ cố gắng học theo các thầy để biết sử dụng nhạc cụ của dân tộc và góp phần lưu truyền đến các thế hệ sau”.
Nghệ Nhân Ưu tú Lò Văn Biến - Phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Chúng tôi là những người ở thế hệ trước, biết được các giá trị văn hóa về Khèn, Pí, chữ viết của dân tộc, theo thời gian chúng tôi cũng già đi và các giá trị văn hóa cũng sẽ mai một dần, cho nên chúng tôi mở các lớp học về các giá trị văn hóa để truyền dạy cho các thế hệ trẻ học tập và lữu giữ các giá trị văn hóa”.
Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến hướng dẫn học viên sử dụng Pí Ló
Bà Lò Thị Huân - Chủ nhiệm CLB Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ cho biết: CLB bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ tiền thân là nhóm bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. Dưới sự bảo trợ, giúp đỡ hỗ trợ hoạt động của Trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, CLB hoạt động hoàn toàn bằng phương thức xã hội hóa. Các thành viên không được trả công, nhưng được đảm nhận nhiều nhiệm vụ rất cụ thể theo sự thống nhật và tự nguyện. CLB được chia thành các tổ, đội để chủ động hoạt động. Các thành viên được tham gia sinh hoạt, hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ. Đồng thời được tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tập huấn nâng cao kỹ năng hoạt động.
Trong những năm qua, cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, CLB bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ luôn tích cực, nỗ lực hết hình trong công tác bảo tồn, phát huy và truyền dạy những giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng. Qua đó, thu hút tập hợp được nhiều người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau cùng tham gia học tập và quảng bá các giá trị văn hóa, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc có nguy cơ bị mai một.
Trong hoạt động CLB bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ luôn bám sát nghị quyết, quyết định của tỉnh về xây dựng thị xã văn hóa du lịch Nghĩa Lộ; các chương trình hoạt động của Trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi để phân công các thành viên thực hiện và phối hợp tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng Mường Lò đạt kết quả thiết thực.
Đặc biệt là trong hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn, các thành viên nòng cốt của CLB đã thực sự là hạt nhân truyền lửa cho hệ thống giáo dục đào tạo thị xã xây dựng, mở rộng các hoạt động bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống trong các nhà trường được đông đảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh hào hứng, nhiệt tình tham gia, góp phần xây dựng trường học thân thiện, hạnh phúc.
Có thể nói, CLB đã có đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn khôi phục, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc thù của vùng. Góp phần bảo tồn, bảo vệ một số giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng trở thành di tích, di sản của tỉnh, của quốc gia. Tiêu biểu như nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2021, Nghệ thuật trình diễn Hạn khuống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2017... Thông qua đó, đã góp phần tạo phong trào, lan tỏa sự yêu thích, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn về con người, vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống đặc thù cho cộng đồng và thế hệ trẻ.
1472 lượt xem
CTV: Xuân Thắng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ tích cực phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức truyền dạy các giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn cho thế hệ trẻ và những người yêu thích, tìm hiểu văn hóa trên địa bàn.Lớp học chữ Thái cổ tại phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ có sự tham gia của 36 học viên là cán bộ, công chức và những người yêu thích văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn. Lớp học diễn ra trong thời gian 04 tháng, từ tháng 05 đến tháng 08/2023. Tại đây học viên được các nghệ nhân CLB Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ, truyền dạy bảng chữ cái, cách ghép vần, nhận diện các mặt chữ Thái cổ. Chị Đồng Thị Dưỡng - Phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ nói: “Qua lớp học này tôi biết được chữ Thái cổ của dân tộc mình và học được các giá trị văn hóa khác của dân tộc”.
Song song với lớp học chữ Thái cổ diễn ra vào thứ 2, 4, 6 trong tuần, CLB bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ, còn tổ chức lớp nhạc cụ dân tộc Khèn bè và Pí Ló cho 16 học viên là những người yêu thích, đam mê nhạc cụ dân tộc Thái. Lớp học diễn ra vào thứ 3, 5, 7 trong tuần. Ông Lò Văn Chiêm - Phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: “Tôi rất là thích nhạc cụ Pí của dân tộc Thái, nên khi biết có lớp học này tôi đã đăng ký học ngay từ đầu. Tôi sẽ cố gắng học theo các thầy để biết sử dụng nhạc cụ của dân tộc và góp phần lưu truyền đến các thế hệ sau”.
Nghệ Nhân Ưu tú Lò Văn Biến - Phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Chúng tôi là những người ở thế hệ trước, biết được các giá trị văn hóa về Khèn, Pí, chữ viết của dân tộc, theo thời gian chúng tôi cũng già đi và các giá trị văn hóa cũng sẽ mai một dần, cho nên chúng tôi mở các lớp học về các giá trị văn hóa để truyền dạy cho các thế hệ trẻ học tập và lữu giữ các giá trị văn hóa”.
Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến hướng dẫn học viên sử dụng Pí Ló
Bà Lò Thị Huân - Chủ nhiệm CLB Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ cho biết: CLB bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ tiền thân là nhóm bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. Dưới sự bảo trợ, giúp đỡ hỗ trợ hoạt động của Trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, CLB hoạt động hoàn toàn bằng phương thức xã hội hóa. Các thành viên không được trả công, nhưng được đảm nhận nhiều nhiệm vụ rất cụ thể theo sự thống nhật và tự nguyện. CLB được chia thành các tổ, đội để chủ động hoạt động. Các thành viên được tham gia sinh hoạt, hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ. Đồng thời được tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tập huấn nâng cao kỹ năng hoạt động.
Trong những năm qua, cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, CLB bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ luôn tích cực, nỗ lực hết hình trong công tác bảo tồn, phát huy và truyền dạy những giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng. Qua đó, thu hút tập hợp được nhiều người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau cùng tham gia học tập và quảng bá các giá trị văn hóa, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc có nguy cơ bị mai một.
Trong hoạt động CLB bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ luôn bám sát nghị quyết, quyết định của tỉnh về xây dựng thị xã văn hóa du lịch Nghĩa Lộ; các chương trình hoạt động của Trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi để phân công các thành viên thực hiện và phối hợp tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng Mường Lò đạt kết quả thiết thực.
Đặc biệt là trong hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn, các thành viên nòng cốt của CLB đã thực sự là hạt nhân truyền lửa cho hệ thống giáo dục đào tạo thị xã xây dựng, mở rộng các hoạt động bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống trong các nhà trường được đông đảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh hào hứng, nhiệt tình tham gia, góp phần xây dựng trường học thân thiện, hạnh phúc.
Có thể nói, CLB đã có đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn khôi phục, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc thù của vùng. Góp phần bảo tồn, bảo vệ một số giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng trở thành di tích, di sản của tỉnh, của quốc gia. Tiêu biểu như nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2021, Nghệ thuật trình diễn Hạn khuống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2017... Thông qua đó, đã góp phần tạo phong trào, lan tỏa sự yêu thích, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn về con người, vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống đặc thù cho cộng đồng và thế hệ trẻ.