CTTĐT - Xác định xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở là một trong những vấn đề trọng tâm, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cơ sở, thay đổi diện mạo nông thôn. Những năm qua, huyện Văn Yên đã quan tâm, đẩy mạnh việc đầu tư, nâng cấp và duy trì tốt hoạt động các nhà văn hóa, điểm vui chơi... đảm bảo phục vụ các sự kiện lớn, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho người dân.
Đến nay toàn huyện có 24/24 xã có nhà văn hóa, hội trường đa năng đạt chuẩn
Từ năm 2011 đến nay đã thực hiện xây mới, cải tạo nâng cấp 24 nhà văn hoá xã; 24 công trình khu thể thao xã; xây mới 02 hội trường đa năng. Đến nay toàn huyện có 24/24 xã có nhà văn hóa, hội trường đa năng đạt chuẩn với diện tích quy hoạch trên 300m2 đảm bảo 200 chỗ ngồi trở lên có đủ trang thiết bị như: Âm thanh, ánh sáng, quạt, bàn ghế, bục, tượng Bác, bục phát biểu, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bảng nội quy, quy định... đủ điều kiện phục vụ sinh hoạt văn hóa văn nghệ, sinh hoạt chính trị, tổ chức các sự kiện quan trọng của địa phương. 24/24 xã có Khu thể thao với tổng diện tích đất quy hoạch trên 1.200m2, bao gồm sân bóng đá và các công trình phụ trợ khác (tường rào, khán đài, lễ đài, rãnh thoát nước, sân thể thao khác...) đảm bảo phục vụ các sự kiện lớn, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho người dân trong xã.
Có 24/24 xã có điểm vui chơi giải trí cho người già và trẻ em được quy hoạch độc lập tại khu trung tâm xã hoặc quy hoạch lồng ghép trong khuôn viên nhà văn hóa xã (hoặc sân thể thao xã) và được lắp đặt các trang thiết bị thể thao phù hợp như: Xà đơn, xà kép, xích đu, bập bênh, máy tập tay, tập hông, đi bộ trên không…; hằng năm, 100% các xã đã xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn về cách phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em đến các thôn trên địa bàn xã; hằng năm cử công chức văn hoá - xã hội tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em do các cấp tổ chức; tại nhà văn hoá thôn đều dán áp phích tuyên truyền về phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Hàng năm, các nhà văn hoá thôn đều được nâng cấp, sửa chữa, xây mới. Đến nay, toàn huyện có 161/161 thôn có nhà văn hoá và khu thể thao (đạt 100%); các nhà văn hóa thôn có diện tích đất quy hoạch cho Nhà văn hóa đạt từ 200m2 trở lên với quy mô xây dựng trên 80 chỗ ngồi có đầy đủ thiết bị âm thanh, ánh sáng, tủ sách, bàn ghế, tượng Bác, bục phát biểu, trang trí khánh tiết theo quy định; diện tích đất quy hoạch cho Khu thể thao thôn từ 300m2 trở lên, có sân tập thể thao đơn giản đảm bảo theo quy định, một số thôn đã lắp đặt các thiết bị thể thao công cộng đáp ứng nhu cầu của nhân dân (sân bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, xà đơn, xà kép, xích đu...). 100% Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn được trang bị một số phương tiện, trang thiết bị cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn.
Thiết chế văn hóa thể thao cơ sở đã được quan tâm xây dựng, duy trì hoạt động tốt, đến nay toàn huyện có gần 190 sân bóng chuyền hơi, trên 55 sân bóng đá, 62 sân cầu lông, 170 sân bóng chuyền, 09 bể bơi tư nhân (đã được cấp phép); có 11 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian, 200 đội, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng, 10 mô hình du lịch cộng đồng hoạt động sôi nổi, hiệu quả và thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao thường xuyên (hiện tại có trên 56.410 người tập luyện thể thao thường xuyên, đạt 42% dân số), góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thể lực cho nhân dân. Các hoạt động phong trào đã lan tỏa sâu rộng đến từng gia đình, mỗi người dân, thông qua đó phát hiện những hạt nhân năng khiếu để đào tạo bồi dưỡng và trở thành những hạt nhân tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của huyện, tham gia nhiều liên hoan, hội diễn, thi đấu cấp tỉnh đạt kết quả cao.
Năm 2023, có 24/24 xã có tỷ lệ thôn, bản được công nhận danh hiệu văn hóa đạt từ 80% trở lên, 24/24 xã có tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt từ 85% trở lên. Dự kiến năm 2024, 24/24 xã trên địa bàn huyện có tỷ lệ thôn, bản được công nhận danh hiệu văn hóa đạt từ 80% trở lên; 24/24 xã trên địa bàn huyện có tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt từ 85% trở lên.
Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; tổ chức lễ hội, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện đã phối hợp tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên xem đây là lực lượng nòng cốt vừa thực hiện, vừa tuyên truyền, vận động việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội trong cộng đồng dân cư. Tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền qua các kênh thông tin (báo, đài, cổ động trực quan...) và tuyên truyền đến người dân thông qua các cuộc họp thường niên của thôn, bản. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội được đưa vào các tiêu chí xét công nhận các danh hiệu văn hóa hằng năm và được quy định trong hương ước của thôn, bản. Đến nay, nhiều đám cưới tổ chức theo nếp sống mới, không ăn uống linh đình kéo dài; một số đám cưới chỉ tổ chức tiệc trong phạm vi họ hàng ruột thịt, bạn bè thân thích, không mời thuốc lá, sử dụng âm nhạc lành mạnh, đúng thời gian và độ ồn cho phép... Việc tổ chức tang lễ có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng gọn nhẹ, văn minh, tiến bộ; quan hệ làng xóm cùng giúp đỡ nhau trong ngày tang lễ; các hủ tục như rải tiền giấy, vàng mã trên đường đưa tang đã được tuyên truyền, vận động cơ bản được xóa bỏ; khuyến khích hình thức hỏa táng... Trên địa bàn huyện có một số lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ hằng năm như: Lễ hội Đình Khe Dứa, lễ hội Đền Đại An, lễ hội Đình Ngòi A, lễ hội Đền Đông Cuông, lễ hội Đền Phúc Linh, lễ hội Đền Nhược Sơn, lễ hội Tết Rừng, lễ hội Đình Yên Phú… Trong những năm qua, các lễ hội được tổ chức đảm bảo an toàn, đúng quy định và giữ gìn được những nét đẹp truyền thống thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
704 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở là một trong những vấn đề trọng tâm, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cơ sở, thay đổi diện mạo nông thôn. Những năm qua, huyện Văn Yên đã quan tâm, đẩy mạnh việc đầu tư, nâng cấp và duy trì tốt hoạt động các nhà văn hóa, điểm vui chơi... đảm bảo phục vụ các sự kiện lớn, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho người dân. Từ năm 2011 đến nay đã thực hiện xây mới, cải tạo nâng cấp 24 nhà văn hoá xã; 24 công trình khu thể thao xã; xây mới 02 hội trường đa năng. Đến nay toàn huyện có 24/24 xã có nhà văn hóa, hội trường đa năng đạt chuẩn với diện tích quy hoạch trên 300m2 đảm bảo 200 chỗ ngồi trở lên có đủ trang thiết bị như: Âm thanh, ánh sáng, quạt, bàn ghế, bục, tượng Bác, bục phát biểu, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bảng nội quy, quy định... đủ điều kiện phục vụ sinh hoạt văn hóa văn nghệ, sinh hoạt chính trị, tổ chức các sự kiện quan trọng của địa phương. 24/24 xã có Khu thể thao với tổng diện tích đất quy hoạch trên 1.200m2, bao gồm sân bóng đá và các công trình phụ trợ khác (tường rào, khán đài, lễ đài, rãnh thoát nước, sân thể thao khác...) đảm bảo phục vụ các sự kiện lớn, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho người dân trong xã.
Có 24/24 xã có điểm vui chơi giải trí cho người già và trẻ em được quy hoạch độc lập tại khu trung tâm xã hoặc quy hoạch lồng ghép trong khuôn viên nhà văn hóa xã (hoặc sân thể thao xã) và được lắp đặt các trang thiết bị thể thao phù hợp như: Xà đơn, xà kép, xích đu, bập bênh, máy tập tay, tập hông, đi bộ trên không…; hằng năm, 100% các xã đã xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn về cách phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em đến các thôn trên địa bàn xã; hằng năm cử công chức văn hoá - xã hội tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em do các cấp tổ chức; tại nhà văn hoá thôn đều dán áp phích tuyên truyền về phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Hàng năm, các nhà văn hoá thôn đều được nâng cấp, sửa chữa, xây mới. Đến nay, toàn huyện có 161/161 thôn có nhà văn hoá và khu thể thao (đạt 100%); các nhà văn hóa thôn có diện tích đất quy hoạch cho Nhà văn hóa đạt từ 200m2 trở lên với quy mô xây dựng trên 80 chỗ ngồi có đầy đủ thiết bị âm thanh, ánh sáng, tủ sách, bàn ghế, tượng Bác, bục phát biểu, trang trí khánh tiết theo quy định; diện tích đất quy hoạch cho Khu thể thao thôn từ 300m2 trở lên, có sân tập thể thao đơn giản đảm bảo theo quy định, một số thôn đã lắp đặt các thiết bị thể thao công cộng đáp ứng nhu cầu của nhân dân (sân bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, xà đơn, xà kép, xích đu...). 100% Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn được trang bị một số phương tiện, trang thiết bị cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn.
Thiết chế văn hóa thể thao cơ sở đã được quan tâm xây dựng, duy trì hoạt động tốt, đến nay toàn huyện có gần 190 sân bóng chuyền hơi, trên 55 sân bóng đá, 62 sân cầu lông, 170 sân bóng chuyền, 09 bể bơi tư nhân (đã được cấp phép); có 11 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian, 200 đội, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng, 10 mô hình du lịch cộng đồng hoạt động sôi nổi, hiệu quả và thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao thường xuyên (hiện tại có trên 56.410 người tập luyện thể thao thường xuyên, đạt 42% dân số), góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thể lực cho nhân dân. Các hoạt động phong trào đã lan tỏa sâu rộng đến từng gia đình, mỗi người dân, thông qua đó phát hiện những hạt nhân năng khiếu để đào tạo bồi dưỡng và trở thành những hạt nhân tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của huyện, tham gia nhiều liên hoan, hội diễn, thi đấu cấp tỉnh đạt kết quả cao.
Năm 2023, có 24/24 xã có tỷ lệ thôn, bản được công nhận danh hiệu văn hóa đạt từ 80% trở lên, 24/24 xã có tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt từ 85% trở lên. Dự kiến năm 2024, 24/24 xã trên địa bàn huyện có tỷ lệ thôn, bản được công nhận danh hiệu văn hóa đạt từ 80% trở lên; 24/24 xã trên địa bàn huyện có tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt từ 85% trở lên.
Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; tổ chức lễ hội, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện đã phối hợp tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên xem đây là lực lượng nòng cốt vừa thực hiện, vừa tuyên truyền, vận động việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội trong cộng đồng dân cư. Tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền qua các kênh thông tin (báo, đài, cổ động trực quan...) và tuyên truyền đến người dân thông qua các cuộc họp thường niên của thôn, bản. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội được đưa vào các tiêu chí xét công nhận các danh hiệu văn hóa hằng năm và được quy định trong hương ước của thôn, bản. Đến nay, nhiều đám cưới tổ chức theo nếp sống mới, không ăn uống linh đình kéo dài; một số đám cưới chỉ tổ chức tiệc trong phạm vi họ hàng ruột thịt, bạn bè thân thích, không mời thuốc lá, sử dụng âm nhạc lành mạnh, đúng thời gian và độ ồn cho phép... Việc tổ chức tang lễ có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng gọn nhẹ, văn minh, tiến bộ; quan hệ làng xóm cùng giúp đỡ nhau trong ngày tang lễ; các hủ tục như rải tiền giấy, vàng mã trên đường đưa tang đã được tuyên truyền, vận động cơ bản được xóa bỏ; khuyến khích hình thức hỏa táng... Trên địa bàn huyện có một số lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ hằng năm như: Lễ hội Đình Khe Dứa, lễ hội Đền Đại An, lễ hội Đình Ngòi A, lễ hội Đền Đông Cuông, lễ hội Đền Phúc Linh, lễ hội Đền Nhược Sơn, lễ hội Tết Rừng, lễ hội Đình Yên Phú… Trong những năm qua, các lễ hội được tổ chức đảm bảo an toàn, đúng quy định và giữ gìn được những nét đẹp truyền thống thu hút đông đảo du khách đến tham quan.