Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin Sở, Ngành, Địa phương >> Văn hóa - Xã hội

Mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý

20/10/2017 11:02:40 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn; đưa chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo về mặt pháp luật; đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng; bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nhất là đối với những người yếu thế trong xã hội, Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thay thế Luật TGPL năm 2006 đã mở rộng thêm nhiều đối tượng, đảm bảo công bằng xã hội đồng thời tạo ra cơ chế cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tiếp cận với dịch vụ pháp lý như nhau trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường.

Một buổi TGPL lưu động tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. Qua đó, luật chính là công cụ để người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật. Bên canh đó, Luật Trợ giúp pháp lý sửa đổi góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng; chính sách dân tộc; chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội, phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Trợ giúp đối với một số nhóm đối tượng yếu thế nhất trong xã hội có khó khăn về tài chính, không đủ khả năng chi trả thù lao cung cấp dịch vụ pháp lý. Trên cơ sở đó, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã chỉnh lý bảo đảm kế thừa quy định trong Luật hiện hành và các văn bản dưới luật có liên quan, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; theo đó, Luật đã bổ sung thêm các đối tượng, bao gồm: Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; Người thuộc một trong các trường hợp có khó khăn về tài chính bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV.

Việc mở rộng diện đối tượng TGPL nêu trên đã thể hiện rõ nét chính sách nhân văn, sự quan tâm toàn diện của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng chính sách và đối tượng yếu thế khác. Khi đáp ứng được đầy đủ, chất lượng nhu cầu TGPL của các đối tượng này cũng sẽ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Có thể khẳng định vai trò và ý nghĩa của trợ giúp pháp lý trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng. Trợ giúp pháp lý  thể hiện được bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; tạo lập cơ chế bảo đảm công bằng xã hội, mọi công dân dù giàu hay nghèo đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tiếp cận dịch vụ pháp lý như nhau trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Trợ giúp pháp lý  là một trong những hình thức đưa chủ trương chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần hoàn thiện bộ máy Nhà nước, hoàn thiện pháp luật và nâng cao trách nhiệm công vụ, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí để người dân biết cách tự ứng xử phù hợp với các quy định pháp luật, góp phần ổn định chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế./.

1185 lượt xem

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h