Hướng tới mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) chấp hành tốt pháp luật thuế và công khai, minh bạch việc giải quyết hoàn thuế tại cơ quan thuế, ngày 27/12/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2790/QĐ-BTC về việc áp dụng thí điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử (hoàn thuế điện tử).
Cục Thuế tỉnh tập huấn chính sách thuế mới cho các doanh nghiệp.
Để việc triển khai dịch vụ hoàn thuế điện tử thành công, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đang tập trung cao cho công tác chuẩn bị, từ việc xây dựng kế hoạch, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về dịch vụ, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, chuẩn bị tập huấn, thực hành trên môi trường máy tính cho cán bộ và NNT về quy trình thực hiện lập, gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế và nhận kết quả giải quyết hoàn thuế cho đến việc lựa chọn NNT đủ điều kiện để tham gia đăng ký dịch vụ hoàn thuế điện tử đều được Cục Thuế quan tâm. Thời gian triển khai dịch vụ hoàn thuế điện tử trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, từ ngày 1/5/2017 đến 31/7/2017, cơ quan thuế có trách nhiệm xác định danh sách NNT đủ điều kiện tham gia hoàn thuế điện tử để lựa chọn NNT thực hiện hoàn thuế điện tử và thông báo bằng văn bản cho NNT biết. Giai đoạn 2, từ ngày 01/8/2017 trở đi sẽ áp dụng đối với tất cả NNT thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử, tự nguyện đăng ký sử dụng dịch vụ.
Nhiều doanh nghiệp đã đánh giá cao dịch vụ hoàn thuế điện tử. Chị Nguyễn Thị Hằng - Kế toán trưởng Công ty TNHH Hải Minh có địa chỉ ở thành phố Yên Bái chia sẻ: “Hoàn thuế điện tử giúp NNT tiết kiệm thời gian, công sức đi lại để nộp hồ sơ giải quyết hoàn thuế, gửi đề nghị hoàn thuế, hồ sơ giải trình, tài liệu bổ sung. Mặt khác, trong quá trình giải quyết hoàn thuế, cơ quan thuế gửi các thông báo hoặc quyết định đến NNT qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Điều này, giảm bớt thời gian của NNT trong việc nhận các thông báo, quyết định. Bên cạnh đó, việc xử lý hồ sơ hoàn thuế điện tử được công khai, minh bạch…”.
Theo đại diện Công ty TNHH Thành Công, thành phố Yên Bái, thay vì làm bằng giấy như trước, hoàn thuế điện tử giúp người làm kế toán tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin. Trong thời gian chờ kết quả giải quyết hoàn thuế theo quy định, NNT có thể vào ứng dụng để tra cứu hồ sơ hoàn thuế đã gửi đến cơ quan thuế; xem thông báo kết quả hoàn thuế hoặc bổ sung điều chỉnh các giấy đề nghị, giấy hủy đề nghị hoàn…
Ông Đoàn Quốc Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái cho biết: "Khi tham gia dịch vụ hoàn thuế điện tử, NNT được hưởng rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, công sức trong việc gửi đề nghị hoàn thuế, hồ sơ giải trình, tài liệu bổ sung trong quá trình giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng so với gửi đề nghị hoàn trực tiếp hoặc qua đường bưu chính; tiết kiệm thời gian, công sức trong việc nhận các thông báo, quyết định của cơ quan thuế".
"NNT cũng được công khai, minh bạch việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế và như vậy sẽ giảm thiểu việc NNT phải tiếp xúc trực tiếp với cơ quan chức năng; qua đó, nhằm giảm tiêu cực trong quá trình giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, NNT còn được cung cấp dịch vụ lưu trữ và tra cứu hồ sơ hoàn thuế điện tử và hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ vì các hồ sơ này đều được bảo mật trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế"- ông Trường nói.
Như vậy, với mong muốn tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho NNT trong việc thực thi chính sách, pháp luật thuế, ngành Thuế đã đưa dịch vụ hoàn thuế điện tử vào để phục vụ NNT. Qua đây, ngành thuế cũng kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ tích cực, sự đánh giá cao từ phía NNT như đối với việc khai thuế và nộp thuế điện tử mà trước đây ngành thuế đã và đang thực hiện.
Đồng thời, việc triển khai lần này cũng sẽ đáp ứng yêu cầu tại các Nghị quyết số 19 năm 2015, 2016 và Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
Theo Báo Yên Bái
Hướng tới mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) chấp hành tốt pháp luật thuế và công khai, minh bạch việc giải quyết hoàn thuế tại cơ quan thuế, ngày 27/12/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2790/QĐ-BTC về việc áp dụng thí điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử (hoàn thuế điện tử).Để việc triển khai dịch vụ hoàn thuế điện tử thành công, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đang tập trung cao cho công tác chuẩn bị, từ việc xây dựng kế hoạch, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về dịch vụ, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, chuẩn bị tập huấn, thực hành trên môi trường máy tính cho cán bộ và NNT về quy trình thực hiện lập, gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế và nhận kết quả giải quyết hoàn thuế cho đến việc lựa chọn NNT đủ điều kiện để tham gia đăng ký dịch vụ hoàn thuế điện tử đều được Cục Thuế quan tâm. Thời gian triển khai dịch vụ hoàn thuế điện tử trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, từ ngày 1/5/2017 đến 31/7/2017, cơ quan thuế có trách nhiệm xác định danh sách NNT đủ điều kiện tham gia hoàn thuế điện tử để lựa chọn NNT thực hiện hoàn thuế điện tử và thông báo bằng văn bản cho NNT biết. Giai đoạn 2, từ ngày 01/8/2017 trở đi sẽ áp dụng đối với tất cả NNT thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử, tự nguyện đăng ký sử dụng dịch vụ.
Nhiều doanh nghiệp đã đánh giá cao dịch vụ hoàn thuế điện tử. Chị Nguyễn Thị Hằng - Kế toán trưởng Công ty TNHH Hải Minh có địa chỉ ở thành phố Yên Bái chia sẻ: “Hoàn thuế điện tử giúp NNT tiết kiệm thời gian, công sức đi lại để nộp hồ sơ giải quyết hoàn thuế, gửi đề nghị hoàn thuế, hồ sơ giải trình, tài liệu bổ sung. Mặt khác, trong quá trình giải quyết hoàn thuế, cơ quan thuế gửi các thông báo hoặc quyết định đến NNT qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Điều này, giảm bớt thời gian của NNT trong việc nhận các thông báo, quyết định. Bên cạnh đó, việc xử lý hồ sơ hoàn thuế điện tử được công khai, minh bạch…”.
Theo đại diện Công ty TNHH Thành Công, thành phố Yên Bái, thay vì làm bằng giấy như trước, hoàn thuế điện tử giúp người làm kế toán tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin. Trong thời gian chờ kết quả giải quyết hoàn thuế theo quy định, NNT có thể vào ứng dụng để tra cứu hồ sơ hoàn thuế đã gửi đến cơ quan thuế; xem thông báo kết quả hoàn thuế hoặc bổ sung điều chỉnh các giấy đề nghị, giấy hủy đề nghị hoàn…
Ông Đoàn Quốc Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái cho biết: "Khi tham gia dịch vụ hoàn thuế điện tử, NNT được hưởng rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, công sức trong việc gửi đề nghị hoàn thuế, hồ sơ giải trình, tài liệu bổ sung trong quá trình giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng so với gửi đề nghị hoàn trực tiếp hoặc qua đường bưu chính; tiết kiệm thời gian, công sức trong việc nhận các thông báo, quyết định của cơ quan thuế".
"NNT cũng được công khai, minh bạch việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế và như vậy sẽ giảm thiểu việc NNT phải tiếp xúc trực tiếp với cơ quan chức năng; qua đó, nhằm giảm tiêu cực trong quá trình giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, NNT còn được cung cấp dịch vụ lưu trữ và tra cứu hồ sơ hoàn thuế điện tử và hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ vì các hồ sơ này đều được bảo mật trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế"- ông Trường nói.
Như vậy, với mong muốn tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho NNT trong việc thực thi chính sách, pháp luật thuế, ngành Thuế đã đưa dịch vụ hoàn thuế điện tử vào để phục vụ NNT. Qua đây, ngành thuế cũng kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ tích cực, sự đánh giá cao từ phía NNT như đối với việc khai thuế và nộp thuế điện tử mà trước đây ngành thuế đã và đang thực hiện.
Đồng thời, việc triển khai lần này cũng sẽ đáp ứng yêu cầu tại các Nghị quyết số 19 năm 2015, 2016 và Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.