CTTĐT - Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, công tác thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều đổi mới, cùng với tập trung cải cách thủ tục hành chính, các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư. Điểm nổi bật công tác thu hút đầu tư trong thời gian qua là không chỉ gia tăng số lượng dự án, cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản sang lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và dịch vụ, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trồng tre măng Bát Độ ở Yên Bái mang lại hiệu quả cao
Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và bước đầu đã xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như: vùng chè gần 10.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 80.000 tấn; trong đó, diện tích chè vùng cao của tỉnh có trên 2.430 ha, chiếm 21% diện tích chè toàn tỉnh. Diện tích đã cho sản phẩm trên 2.000 ha, năng suất trung bình 25,3 tạ/ha, sản lượng gần 5.100 tấn. Chè vùng cao ở Yên Bái tập trung tại 32 xã, thị trấn thuộc các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên.
Đến nay, đã hình thành một số vùng chè Shan tập trung có diện tích khá lớn như vùng chè Shan Suối Giàng, Suối Bu, Nậm Lành (Văn Chấn) Phình Hồ (Trạm Tấu)… trong đó vùng chè cổ thụ Suối Giàng hàng trăm năm tuổi thuộc vào hàng độc nhất vô nhị ở Việt Nam nằm ở độ cao trên 1.400 mét so với mực nước biển có diện tích gần 400 ha, sản lượng chè khô 80 tấn/năm.
Thực hiện chương trình nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè theo Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Yên Bái, việc trồng chè đã được nâng lên tầm cao mới với việc sử dụng các giống chè có năng suất, chất lượng cao như: LDP1, LDP2, Phúc Vân tiên, Bát tiên, Shan tuyết... Nhờ đó, Yên Bái đã trồng, cải tạo thay thế được hàng ngàn héc - ta chè giống mới năng suất, chất lượng cao.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục vận động nhân dân tích cực đầu tư chăm sóc và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để giúp nông dân thay đổi nhận thức trong việc chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm chè búp tươi, góp phần thay đổi dần chất lượng, giá trị sản phẩm chè.
Công tác chăm sóc, thâm canh, thu hái được các doanh nghiệp, các hộ dân chú trọng đầu tư đồng bộ; nhiều tiến bộ khoa, học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất.
Mối quan hệ giữa người sản xuất và các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè được cải thiện và ràng buộc chặt chẽ hơn. Một số doanh nghiệp đã thực hiện tái đầu tư vào vùng nguyên liệu bằng phương thức ứng trước phân bón, hỗ trợ mua máy hái chè, đốn chè... cho các hộ trồng chè giúp tăng năng suất, nâng cao hiệu quả lao động, bảo đảm đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy, triển khai xây dựng, hoàn thiện và chuẩn hóa quy trình canh tác nhằm tạo ra vùng nguyên liệu an toàn, năng suất cao, chất lượng tốt, bền vững đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Yên Bái còn được biết đến với tiềm năng lớn về vùng quế với diện tích gần 60.000 ha, sản lượng tinh dầu quế mỗi năm trên 600 tấn. Diện tích quế tập trung nhiều nhất ở huyện Văn Yên và cây quế ở đây đã có chỉ dẫn địa lý, có văn bằng bảo hộ; là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Quế ở Yên Bái được biết đến với hàm lượng tinh dầu cao, phù hợp cho việc chế biến các sản phẩm quế cũng như việc chế biến tinh dầu quế.
Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ quế, hàng năm tỉnh chỉ đạo huyện Văn Yên tổ chức lễ hội quế theo quy mô cấp tỉnh, nhằm quảng bá, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, khai thác, chế biến các sản phẩm quế của địa phương.
Cùng với đó là vùng cây ăn quả trên 7 nghìn héc-ta, với các sản phẩm nổi tiếng như: cam Đường canh, quýt sen, bưởi Đại Minh; trong đó, riêng sản lượng cam, quýt, bưởi trên 10 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất ở huyện Văn Chấn, là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Cây sắn có gần 15 nghìn héc-ta, sản lượng hàng năm đạt 300 nghìn tấn, sản lượng tinh bột sắn đạt 40 nghìn tấn/năm; măng tre Bát độ có gần 3.000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 50 nghìn tấn măng; vùng trồng cây sơn tra khoảng 4.000 ha, với sản lượng 3.000 tấn quả/năm.
Đặc biệt, Yên Bái được xếp vào tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc có lợi thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp và đứng thứ 4 toàn quốc với sản lượng khai thác hàng năm trên 450 nghìn m3gỗ; 120 nghìn tấn tre, nứa, vầu đáp ứng công nghiệp chế biến gỗ ván ép, gỗ thanh xuất khẩu. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 1,4 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Cùng với đó, cánh đồng Mường Lò rộng hơn 2 nghìn héc-ta đứng thứ hai của vùng Tây Bắc, nổi tiếng với những loại gạo ngon như: Séng cù, Chiêm hương...
Yên Bái còn có gạo nếp thơm Tú Lệ, nếp cẩm vùng cao, gạo Bạch Hà đều là những loại lúa gạo đặc sản truyền thống hiếm nơi nào có được. Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nhiều sản vật gắn với các địa phương như: gà trống thiến Lục Yên, gà ác vùng cao, lợn ỷ địa phương, mật ong Mù Cang Chải...
Trên cơ sở bám sát Nghị định của Chính phủ, ngày 20/01/2017, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 136/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020.
Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đang tích cực, chủ động lựa chọn và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở Trung ương trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường giải phóng mặt bằng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch...
Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; đẩy mạnh quy hoạch chi tiết, quy hoạch sản xuất; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định chồng chéo, không phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư, đơn giá thuê đất, thuê mặt nước.
Cùng đó là hỗ trợ về san tạo, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động địa phương, kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại; đồng thời, có thêm một số chính sách đặc thù ưu đãi cho doanh nghiệp... nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh Yên Bái.
Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư cũng được rút từ 15 ngày xuống còn từ 5-7 ngày, thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng, thuê đất đai, cấp điện nước, đánh giá tác động môi trường và các thủ tục hành chính khác liên quan đến doanh nghiệp được Yên Bái cam kết không quá 7 ngày; có dự án được cấp phép chứng nhận đầu tư chỉ trong 2 ngày. Bên cạnh đó, Yên Bái có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề, sẽ là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào địa phương.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, công tác thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều đổi mới, cùng với tập trung cải cách thủ tục hành chính, các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư. Điểm nổi bật công tác thu hút đầu tư trong thời gian qua là không chỉ gia tăng số lượng dự án, cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản sang lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và dịch vụ, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và bước đầu đã xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như: vùng chè gần 10.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 80.000 tấn; trong đó, diện tích chè vùng cao của tỉnh có trên 2.430 ha, chiếm 21% diện tích chè toàn tỉnh. Diện tích đã cho sản phẩm trên 2.000 ha, năng suất trung bình 25,3 tạ/ha, sản lượng gần 5.100 tấn. Chè vùng cao ở Yên Bái tập trung tại 32 xã, thị trấn thuộc các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên.
Đến nay, đã hình thành một số vùng chè Shan tập trung có diện tích khá lớn như vùng chè Shan Suối Giàng, Suối Bu, Nậm Lành (Văn Chấn) Phình Hồ (Trạm Tấu)… trong đó vùng chè cổ thụ Suối Giàng hàng trăm năm tuổi thuộc vào hàng độc nhất vô nhị ở Việt Nam nằm ở độ cao trên 1.400 mét so với mực nước biển có diện tích gần 400 ha, sản lượng chè khô 80 tấn/năm.
Thực hiện chương trình nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè theo Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Yên Bái, việc trồng chè đã được nâng lên tầm cao mới với việc sử dụng các giống chè có năng suất, chất lượng cao như: LDP1, LDP2, Phúc Vân tiên, Bát tiên, Shan tuyết... Nhờ đó, Yên Bái đã trồng, cải tạo thay thế được hàng ngàn héc - ta chè giống mới năng suất, chất lượng cao.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục vận động nhân dân tích cực đầu tư chăm sóc và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để giúp nông dân thay đổi nhận thức trong việc chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm chè búp tươi, góp phần thay đổi dần chất lượng, giá trị sản phẩm chè.
Công tác chăm sóc, thâm canh, thu hái được các doanh nghiệp, các hộ dân chú trọng đầu tư đồng bộ; nhiều tiến bộ khoa, học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất.
Mối quan hệ giữa người sản xuất và các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè được cải thiện và ràng buộc chặt chẽ hơn. Một số doanh nghiệp đã thực hiện tái đầu tư vào vùng nguyên liệu bằng phương thức ứng trước phân bón, hỗ trợ mua máy hái chè, đốn chè... cho các hộ trồng chè giúp tăng năng suất, nâng cao hiệu quả lao động, bảo đảm đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy, triển khai xây dựng, hoàn thiện và chuẩn hóa quy trình canh tác nhằm tạo ra vùng nguyên liệu an toàn, năng suất cao, chất lượng tốt, bền vững đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Yên Bái còn được biết đến với tiềm năng lớn về vùng quế với diện tích gần 60.000 ha, sản lượng tinh dầu quế mỗi năm trên 600 tấn. Diện tích quế tập trung nhiều nhất ở huyện Văn Yên và cây quế ở đây đã có chỉ dẫn địa lý, có văn bằng bảo hộ; là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Quế ở Yên Bái được biết đến với hàm lượng tinh dầu cao, phù hợp cho việc chế biến các sản phẩm quế cũng như việc chế biến tinh dầu quế.
Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ quế, hàng năm tỉnh chỉ đạo huyện Văn Yên tổ chức lễ hội quế theo quy mô cấp tỉnh, nhằm quảng bá, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, khai thác, chế biến các sản phẩm quế của địa phương.
Cùng với đó là vùng cây ăn quả trên 7 nghìn héc-ta, với các sản phẩm nổi tiếng như: cam Đường canh, quýt sen, bưởi Đại Minh; trong đó, riêng sản lượng cam, quýt, bưởi trên 10 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất ở huyện Văn Chấn, là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Cây sắn có gần 15 nghìn héc-ta, sản lượng hàng năm đạt 300 nghìn tấn, sản lượng tinh bột sắn đạt 40 nghìn tấn/năm; măng tre Bát độ có gần 3.000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 50 nghìn tấn măng; vùng trồng cây sơn tra khoảng 4.000 ha, với sản lượng 3.000 tấn quả/năm.
Đặc biệt, Yên Bái được xếp vào tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc có lợi thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp và đứng thứ 4 toàn quốc với sản lượng khai thác hàng năm trên 450 nghìn m3gỗ; 120 nghìn tấn tre, nứa, vầu đáp ứng công nghiệp chế biến gỗ ván ép, gỗ thanh xuất khẩu. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 1,4 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Cùng với đó, cánh đồng Mường Lò rộng hơn 2 nghìn héc-ta đứng thứ hai của vùng Tây Bắc, nổi tiếng với những loại gạo ngon như: Séng cù, Chiêm hương...
Yên Bái còn có gạo nếp thơm Tú Lệ, nếp cẩm vùng cao, gạo Bạch Hà đều là những loại lúa gạo đặc sản truyền thống hiếm nơi nào có được. Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nhiều sản vật gắn với các địa phương như: gà trống thiến Lục Yên, gà ác vùng cao, lợn ỷ địa phương, mật ong Mù Cang Chải...
Trên cơ sở bám sát Nghị định của Chính phủ, ngày 20/01/2017, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 136/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020.
Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đang tích cực, chủ động lựa chọn và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở Trung ương trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường giải phóng mặt bằng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch...
Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; đẩy mạnh quy hoạch chi tiết, quy hoạch sản xuất; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định chồng chéo, không phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư, đơn giá thuê đất, thuê mặt nước.
Cùng đó là hỗ trợ về san tạo, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động địa phương, kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại; đồng thời, có thêm một số chính sách đặc thù ưu đãi cho doanh nghiệp... nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh Yên Bái.
Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư cũng được rút từ 15 ngày xuống còn từ 5-7 ngày, thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng, thuê đất đai, cấp điện nước, đánh giá tác động môi trường và các thủ tục hành chính khác liên quan đến doanh nghiệp được Yên Bái cam kết không quá 7 ngày; có dự án được cấp phép chứng nhận đầu tư chỉ trong 2 ngày. Bên cạnh đó, Yên Bái có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề, sẽ là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào địa phương.