CTTĐT - Kết quả đạt được trong công tác xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh năm 2017 đó là kết nối được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đi đến ký kết các hợp đồng, biên bản ghi nhớ về tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh, giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ mới trong nước và xuất khẩu tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo Cục Xúc tiến Thương mại tham quan các gian hàng của doanh nghiệp tại Hội nghị Kết nối cung cầu tỉnh Yên Bái năm 2017
Tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá tiềm năng thế mạnh của tỉnh, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước; đã tổ chức các hội chợ thương mại tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ trong và ngoài nước, tạo cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng hợp tác; đồng thời, quảng bá, giới thiệu đến đông đảo khách hàng các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như: chè, quế, tinh bột sắn, đá, gỗ rừng trồng... Trong năm 2017, tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp Yên Bái đưa các sảm phẩm thế mạnh, chủ lực tham gia 8 hội chợ, triển lãm quốc tế tại thị trường nước ngoài, 10 hội chợ trong nước. Bên cạnh đó đã tổ chức 17 hội chợ thương mại trong tỉnh, và hàng chục hội nghị, hội thảo nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương…Điển hình như Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Yên Bái 2017 diễn ra tháng 11 trên địa bàn thành phố Yên Bái đã thành công tốt đẹp. Hội chợ thu hút 150 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 300 gian hàng. Trong thời gian diễn ra Hội chợ, có trên 20.000 lượt khách hàng đến tham quan, mua sắm với trị giá hàng hóa bán tại Hội chợ trên 5 tỷ đồng. Tại hội chợ, tỉnh Yên Bái có 32 gian hàng của 9 huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành đã trưng bày, quảng bá, giới thiệu với các tỉnh bạn về tiềm năng, thế mạnh trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ của địa phương.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức thành công chương trình kết nối cung cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, giao thương hàng hóa, kết nối giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, tạo lập thị trường tiêu thụ bền vững cho các sản phẩm của Yên Bái, đồng thời mời gọi, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa của tỉnh. Qua đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Công ty cổ phần Yên thành, huyện Yên Bình là công ty chuyên sản xuất ván bóc, gỗ xẻ, gỗ ép, măng khô, măng muối. Thời gian qua, thông qua XTTM, các hội nghị kết, chương trình kết nối cung cầu, công ty đã tìm kiếm được thêm nhiều bạn hàng, mở rộng thị trường trên khắp cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình cho biết: “Trong những năm gần đây, bên cạnh việc triển khai sâu rộng các chương trình xúc tiến thương mại trong nước, tỉnh đã chú trọng đến hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, do đó, các sản phẩm của công ty chúng tôi có cơ hội được tiếp cận các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc…Trong thời gian tới, tôi mong muốn chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh đa dạng, phong phú hơn nữa để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ, đặc biệt là đưa các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với thị trường nước ngoài.”
Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Yên Bái 2017 là cơ hội để Yên Bái giới thiệu đến các tỉnh bạn về các sản phẩm thế mạnh của tỉnh
Trong năm 2017, ngành Công Thương cũng đã tư vấn, hỗ trợ trên 400 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử với 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm được chào bán trên sàn. Trong đó doanh nghiệp tỉnh Yên Bái tham gia thành viên trên sàn là trên 85%; Các sản phẩm được đăng tải chủ yếu là các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như: Chè, quế, tinh bột sắn, giấy đế, giấy vàng mã, tinh dầu quế, khoáng sản, sản phẩm cơ khí, tranh đá quý… Sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động hiệu quả đã tạo dựng một môi trường kinh doanh trực tuyến, lành mạnh và thuận lợi với cách thức kinh doanh thương mại hiện đại, giúp doanh nghiệp phát huy tốt, hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại. Năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 12.606 tỷ đồng bằng 102% kế hoạch (KH) năm, tăng gần 14% so với 2016; Giá trị xuất khẩu ước đạt 103 triệu USD, bằng 103% KH, tăng gần 35,7% so với 2016.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động XTTM, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm chủ lực của tỉnh, duy trì ổn định các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử, tăng cường công tác kết nối cung cầu, tại hội nghị triển khai công tác xúc tiến thương mại năm 2018 của Sở Công Thương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tạ Văn Long đề nghị chính quyền các cấp cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền thân thiện, tháo gỡ khó khăn để đồng hành cùng các doanh nghiệp. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất xây dựng được hệ thống phân phối, trao đổi thông tin, đẩy mạnh liên kết trong đầu tư sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, từng bước tìm kiếm giải pháp để hình thành chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông, lâm sản, thực phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm và những sản phẩm chế biến công nghiệp có lợi thế của tỉnh kết nối với những nhà phân phối, tiêu thụ để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa của địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các chính sách mới của Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân và các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là định hướng sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và EU…Qua đó hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Kết quả đạt được trong công tác xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh năm 2017 đó là kết nối được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đi đến ký kết các hợp đồng, biên bản ghi nhớ về tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh, giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ mới trong nước và xuất khẩu tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.Tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá tiềm năng thế mạnh của tỉnh, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước; đã tổ chức các hội chợ thương mại tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ trong và ngoài nước, tạo cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng hợp tác; đồng thời, quảng bá, giới thiệu đến đông đảo khách hàng các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như: chè, quế, tinh bột sắn, đá, gỗ rừng trồng... Trong năm 2017, tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp Yên Bái đưa các sảm phẩm thế mạnh, chủ lực tham gia 8 hội chợ, triển lãm quốc tế tại thị trường nước ngoài, 10 hội chợ trong nước. Bên cạnh đó đã tổ chức 17 hội chợ thương mại trong tỉnh, và hàng chục hội nghị, hội thảo nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương…Điển hình như Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Yên Bái 2017 diễn ra tháng 11 trên địa bàn thành phố Yên Bái đã thành công tốt đẹp. Hội chợ thu hút 150 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 300 gian hàng. Trong thời gian diễn ra Hội chợ, có trên 20.000 lượt khách hàng đến tham quan, mua sắm với trị giá hàng hóa bán tại Hội chợ trên 5 tỷ đồng. Tại hội chợ, tỉnh Yên Bái có 32 gian hàng của 9 huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành đã trưng bày, quảng bá, giới thiệu với các tỉnh bạn về tiềm năng, thế mạnh trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ của địa phương.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức thành công chương trình kết nối cung cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, giao thương hàng hóa, kết nối giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, tạo lập thị trường tiêu thụ bền vững cho các sản phẩm của Yên Bái, đồng thời mời gọi, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa của tỉnh. Qua đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Công ty cổ phần Yên thành, huyện Yên Bình là công ty chuyên sản xuất ván bóc, gỗ xẻ, gỗ ép, măng khô, măng muối. Thời gian qua, thông qua XTTM, các hội nghị kết, chương trình kết nối cung cầu, công ty đã tìm kiếm được thêm nhiều bạn hàng, mở rộng thị trường trên khắp cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình cho biết: “Trong những năm gần đây, bên cạnh việc triển khai sâu rộng các chương trình xúc tiến thương mại trong nước, tỉnh đã chú trọng đến hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, do đó, các sản phẩm của công ty chúng tôi có cơ hội được tiếp cận các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc…Trong thời gian tới, tôi mong muốn chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh đa dạng, phong phú hơn nữa để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ, đặc biệt là đưa các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với thị trường nước ngoài.”
Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Yên Bái 2017 là cơ hội để Yên Bái giới thiệu đến các tỉnh bạn về các sản phẩm thế mạnh của tỉnh
Trong năm 2017, ngành Công Thương cũng đã tư vấn, hỗ trợ trên 400 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử với 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm được chào bán trên sàn. Trong đó doanh nghiệp tỉnh Yên Bái tham gia thành viên trên sàn là trên 85%; Các sản phẩm được đăng tải chủ yếu là các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như: Chè, quế, tinh bột sắn, giấy đế, giấy vàng mã, tinh dầu quế, khoáng sản, sản phẩm cơ khí, tranh đá quý… Sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động hiệu quả đã tạo dựng một môi trường kinh doanh trực tuyến, lành mạnh và thuận lợi với cách thức kinh doanh thương mại hiện đại, giúp doanh nghiệp phát huy tốt, hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại. Năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 12.606 tỷ đồng bằng 102% kế hoạch (KH) năm, tăng gần 14% so với 2016; Giá trị xuất khẩu ước đạt 103 triệu USD, bằng 103% KH, tăng gần 35,7% so với 2016.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động XTTM, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm chủ lực của tỉnh, duy trì ổn định các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử, tăng cường công tác kết nối cung cầu, tại hội nghị triển khai công tác xúc tiến thương mại năm 2018 của Sở Công Thương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tạ Văn Long đề nghị chính quyền các cấp cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền thân thiện, tháo gỡ khó khăn để đồng hành cùng các doanh nghiệp. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất xây dựng được hệ thống phân phối, trao đổi thông tin, đẩy mạnh liên kết trong đầu tư sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, từng bước tìm kiếm giải pháp để hình thành chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông, lâm sản, thực phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm và những sản phẩm chế biến công nghiệp có lợi thế của tỉnh kết nối với những nhà phân phối, tiêu thụ để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa của địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các chính sách mới của Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân và các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là định hướng sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và EU…Qua đó hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.