Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Sự kiện - Hiện vật lịch sử

Tiểu đoàn Yên Ninh và những chiến công anh dũng

05/09/2019

Trong những năm đánh Mỹ, cùng với toàn miền Bắc, ở tỉnh Yên Bái cũng sôi nổi phong trào "Thanh niên ba sẵn sàng", "Phụ nữ ba đảm đang", "Phụ lão ba giỏi", ở vùng núi xa xôi, thanh niên Văn Chấn mở hội tòng quân cứu nước. Các huyện phía đông của tỉnh Yên Bái, ngoài các phong trào chung còn thành lập các tiểu đoàn mang tên Yên Ninh vào với đồng bào tỉnh Ninh Thuận kết nghĩa, cùng tham gia chiến đấu.

Bến Âu Lâu lịch sử

04/09/2019

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, ở bến Âu Lâu (nay thuộc phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái) trên 3 vạn bộ đội, dân công được qua lại an toàn, đã có 25 ngàn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm vượt sông vận chuyển vào chiến trường

Bác Hồ với Yên Bái - Yên Bái với Bác Hồ

30/08/2019

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người đã để lại muôn vàn tình thương yêu trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Sinh thời, Người đã dành nhiều tình cảm, sự quan tâm sâu sắc tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái.

Đèo Lũng Lô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Con đường huyết mạch làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ

29/08/2019

Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan thịt nát/ Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh. Đó là những câu thơ hào hùng của nhà thơ Tố Hữu khi nói đến kỳ tích lịch sử về tinh thần quả cảm của quân và dân ta trên con đường tiếp tế cho Chiến dịch Điện Biên Phủ qua đèo Lũng Lô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái khiến thực dân Pháp phải bất ngờ, khiếp sợ. Hơn 200 ngày đêm quân và dân ta vừa mở đường, vừa bảo vệ và vận chuyển hàng nghìn tấn lương thực, quân trang, vũ khí đạn dược phục vụ chiến đấu đến nơi an toàn, đèo Lũng Lô đã trở thành con đường huyết mạch góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Khu ủy Tây Bắc, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn - “Địa chỉ đỏ” trong kháng chiến chống Pháp

28/08/2019

Khu ủy Tây Bắc thuộc bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách huyện lỵ Văn Chấn 12km về phía Đông, cách thành phố Yên Bái 80km về phía Đông Bắc đã trở thành địa danh lịch sử của vùng Tây Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Nơi đặt trụ sở làm việc của Khu ủy Tây Bắc từ tháng 11 năm 1953 đến tháng 12 năm 1954 đã trở thành niềm tự hào, vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn. Đây cũng đã trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ.

Nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

26/08/2019

Đèo Khau Phạ là đèo dài và hiểm trở nhất trên tuyến Quốc lộ 32 và cũng là cung đường quanh co, có độ dốc đứng thuộc hàng “Tứ đại danh đèo” ở phía Bắc Việt Nam dài trên 30km, nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải, với độ cao trung bình từ 1.200 mét đến 1.500m so với mực nước biển. Đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng. Chân đèo phía Đông có bản Trống Tông Khúa, xã Cao Phạ gắn liền với Đội du kích Khau Phạ trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến 1952, từng được mệnh danh là những chiến binh mây mù “Nương theo mây gió, xuất quỷ nhập thần” dùng súng kíp, liên tục đánh chặn nhiều cuộc hành quân của Pháp từ Nghĩa Lộ lên Lai Châu, Lào Cai.

Di tích lịch sử Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Nơi ghi dấu phong trào cách mạng yêu nước

24/08/2019

Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, nằm trong khuôn viên công viên Yên Hòa (rộng 30 ha), bên cạnh Đại lộ mang tên nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, thuộc phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái được tỉnh Yên Bái xây dựng từ năm 2001 là nơi an nghỉ, ghi dấu tinh thần anh dũng quyết hy sinh cho phong trào cách mạng của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ những năm đầu thế kỷ XX.

Thạp đồng Đào Thịnh, tỉnh Yên Bái - Thông điệp của nền văn hóa Sơn Đông, bảo vật quốc gia

23/08/2019

Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Chiếc thạp đồng này chính là loại hình di vật tiêu biểu của nền văn hóa Sơn Đông. Được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 1426/QĐ-TTg, hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Thạp đồng Hợp Minh, tỉnh Yên Bái - Bảo vật quốc gia, niềm tự hào của nền văn hóa Đông Sơn

16/08/2019

Niềm tự hào về nền văn hóa Đông Sơn của tỉnh Yên Bái không chỉ nói đến thạp đồng Đào Thịnh mà giờ đây còn có thạp đồng Hợp Minh, một trong những thạp lớn nhất, trang trí hoàn mỹ nhất của nền văn hóa Đông Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia đợt 2 tại Quyết định số 2599/QĐ-TTg ngày 30/12/2013. Thạp đồng hiện đang được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h