CTTĐT – Trong những năm qua, các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, khám chữa bệnh BHYT, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ. Các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, triển khai hiệu quả các kỹ thuật khó.
Cán bộ y tế tại Trung tâm y tế huyện Mù Cang Chải khám bệnh cho người dân.
Tính đến năm 2019 số giường bệnh được giao là 3.832 giường, đạt 46,96 giường/10.000 dân; Chất lượng nhân lực y tế được cải thiện, số lượng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học được tăng lên đáng kể; Hiện nay toàn ngành có 3.077 cán bộ trong đó trình độ bác sỹ trở lên có 720 cán bộ đạt tỷ lệ trung bình 8,8 bác sỹ/10.000 dân, dược sỹ đại học có 94 cán bộ đạt tỷ lệ 0,91 dược sỹ Đại học/10.000 dân; Toàn tỉnh có 135 bác sỹ tại tuyến xã đạt tỷ lệ 75% số xã có bác sỹ.
Các hoạt động đào tạo nhân lực theo Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, Đề án Bệnh viện vệ tinh, Dự án “Hợp tác phát triển toàn diện về y tế giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017-2021”; các đơn vị tích cực thực hiện kế hoạch luân phiên người hành nghề khám, chữa bệnh để tăng cường nhân lực y tế có chất lượng phục vụ y tế cơ sở; cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Các trang thiết bị hiện đại được đầu tư, nâng cấp góp phần nâng cao chất lượng trong việc chẩn đoán, điều trị cho người bệnh.
Cùng với đó, hàng năm UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, cải tiến quy trình khám bệnh của các bệnh viện. Tăng cường đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng ở cả khu vực khám bệnh và các khoa điều trị, bố trí khu chờ có đủ ghế ngồi, điều hòa nhiệt độ, quạt mát… Thực hiện khám bệnh theo hình thức lấy số tự động. Bố trí cán bộ, nhân viên luôn túc trực, tận tình hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân một cách chu đáo và kịp thời. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng đã thực hiện công khai giá dịch vụ y tế, giờ khám bệnh, quy trình khám bệnh, đối tượng ưu tiên, sơ đồ khoa, phòng, hòm thư góp ý, đường dây nóng, quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh và nhân viên y tế... để người bệnh dễ quan sát. Các đơn vị cũng đã thành lập tổ hoặc bộ phận làm công tác xã hội trong bệnh viện là đầu mối giữa cơ sở y tế với người sử dụng dịch vụ và các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người bệnh, giúp người bệnh có khả năng tiếp cận dịch vụ y tế dễ dàng hơn và giảm rủi ro tài chính cho cơ sở y tế;
Từ những nỗ lực của ngành y tế, nhiều đơn vị tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt trên 90%, mức phấn đấu đến năm 2020 của cả nước bình quân đạt 85%; Điểm cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam đều tăng trung bình từ 0,2-0,3 điểm/năm, kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2019 đạt bình quân mức 3,0/5. 100% các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh đạt điểm chất lượng từ 2 điểm trở lên.
Hàng năm, Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp xác định và lập danh sách các cơ sở y tế đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT; xác định đối tượng, cơ cấu nhóm đối tượng, số lượng người tham gia BHYT đăng ký ban đầu phù hợp với năng lực cung cấp dịch vụ y tế và khả năng cân đối nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT của các cơ sở y tế phân bổ số lượng thẻ đăng ký ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Trên cơ sở đó Bảo hiểm xã hội tỉnh thông báo và chuyển danh sách các cơ sở Y tế có đủ điều kiện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên địa bàn tỉnh tới các cơ quan đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh và các đơn vị có liên quan để hướng dẫn người tham gia BHYT lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phù hợp.
Việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được tập trung chủ yếu tại tuyến huyện và tuyến xã. Năm 2018, số đối tượng tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh chiếm 11%, tuyến huyện chiếm 23,2%, tuyến xã chiếm 65,8%.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh, cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh đã cơ bản thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng khám chữa bệnh đã ký, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh, ưu tiên vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân trên toàn địa bàn.
Năm 2016, công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh vay vốn ODA cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau 2 năm hoạt động, bệnh viện đã được nâng hạng từ hạng 2 lên hạng 1, khả năng cung cấp dịch vụ theo phân tuyến tăng từ 50% lên 87%, với nhiều kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật cao được triển khai, giúp người dân có thể sử dụng dịch vụ thuận tiện, giảm bớt chi phí cả BHYT và chi phí tiền túi của người dân, giảm tỉ lệ phải chuyển tuyến trên.
Các bệnh viện tích cực triển khai Kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế, cải tiến chất lượng khoa khám bệnh theo quy trình tại Quyết định 1313/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, khám chữa bệnh BHYT, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ. Trong những năm qua, các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến huyện đã tích cực triển khai thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, triển khai hiệu quả các kỹ thuật khó mà từ trước tới nay chưa thực hiện như: Phẫu thuật chấn thương sọ não kín; phẫu thuật cột sống; phẫu thuật vá nền sọ nội soi điều trị rò dịch não tủy; phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng bằng đoạn mạch nhân tạo; phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo dây chằng, tán sỏi nội soi bằng laser; phẫu thuật nội soi một lỗ, nội soi tiêu hóa, sản phụ khoa, tai mũi họng; chạy thận cấp cứu và chu kỳ; phẫu thuật u não, chấn thương cột sống; ghép da bỏng; chụp CT Scanner, cộng hưởng từ; điều trị hóa chất bệnh ung thư; phương pháp tiêu sợi huyết... thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi tại tuyến huyện... Người bệnh không phải chuyển tuyến về Trung ương, giúp người dân giảm được gánh nặng kinh tế.
Công tác quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh BHYT luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đầy đủ; số lượt người bệnh đi khám, chữa bệnh BHYT đều tăng qua các năm: Hằng năm Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế tổ chức thẩm định, đánh giá nguyên nhân vượt quỹ, vượt trần đối với các cơ sở khám chữa bệnh có vượt quỹ, vượt trần; qua đó, phân tích xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và làm căn cứ để thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho cơ sở.
Hiện nay, việc cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn toàn tỉnh đã được ứng dụng CNTT để quản lý cung cấp dịch vụ, giám định trực tuyến BHYT, nên các cơ sở y tế cũng thuận lợi hơn trong việc dự trù và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong phạm vi quản lý, đồng thời hạn chế được việc cung cấp dịch vụ trùng, thừa và cố tình lạm dụng khám chữa bệnh
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Trong những năm qua, các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, khám chữa bệnh BHYT, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ. Các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, triển khai hiệu quả các kỹ thuật khó. Tính đến năm 2019 số giường bệnh được giao là 3.832 giường, đạt 46,96 giường/10.000 dân; Chất lượng nhân lực y tế được cải thiện, số lượng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học được tăng lên đáng kể; Hiện nay toàn ngành có 3.077 cán bộ trong đó trình độ bác sỹ trở lên có 720 cán bộ đạt tỷ lệ trung bình 8,8 bác sỹ/10.000 dân, dược sỹ đại học có 94 cán bộ đạt tỷ lệ 0,91 dược sỹ Đại học/10.000 dân; Toàn tỉnh có 135 bác sỹ tại tuyến xã đạt tỷ lệ 75% số xã có bác sỹ.
Các hoạt động đào tạo nhân lực theo Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, Đề án Bệnh viện vệ tinh, Dự án “Hợp tác phát triển toàn diện về y tế giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017-2021”; các đơn vị tích cực thực hiện kế hoạch luân phiên người hành nghề khám, chữa bệnh để tăng cường nhân lực y tế có chất lượng phục vụ y tế cơ sở; cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Các trang thiết bị hiện đại được đầu tư, nâng cấp góp phần nâng cao chất lượng trong việc chẩn đoán, điều trị cho người bệnh.
Cùng với đó, hàng năm UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, cải tiến quy trình khám bệnh của các bệnh viện. Tăng cường đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng ở cả khu vực khám bệnh và các khoa điều trị, bố trí khu chờ có đủ ghế ngồi, điều hòa nhiệt độ, quạt mát… Thực hiện khám bệnh theo hình thức lấy số tự động. Bố trí cán bộ, nhân viên luôn túc trực, tận tình hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân một cách chu đáo và kịp thời. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng đã thực hiện công khai giá dịch vụ y tế, giờ khám bệnh, quy trình khám bệnh, đối tượng ưu tiên, sơ đồ khoa, phòng, hòm thư góp ý, đường dây nóng, quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh và nhân viên y tế... để người bệnh dễ quan sát. Các đơn vị cũng đã thành lập tổ hoặc bộ phận làm công tác xã hội trong bệnh viện là đầu mối giữa cơ sở y tế với người sử dụng dịch vụ và các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người bệnh, giúp người bệnh có khả năng tiếp cận dịch vụ y tế dễ dàng hơn và giảm rủi ro tài chính cho cơ sở y tế;
Từ những nỗ lực của ngành y tế, nhiều đơn vị tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt trên 90%, mức phấn đấu đến năm 2020 của cả nước bình quân đạt 85%; Điểm cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam đều tăng trung bình từ 0,2-0,3 điểm/năm, kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2019 đạt bình quân mức 3,0/5. 100% các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh đạt điểm chất lượng từ 2 điểm trở lên.
Hàng năm, Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp xác định và lập danh sách các cơ sở y tế đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT; xác định đối tượng, cơ cấu nhóm đối tượng, số lượng người tham gia BHYT đăng ký ban đầu phù hợp với năng lực cung cấp dịch vụ y tế và khả năng cân đối nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT của các cơ sở y tế phân bổ số lượng thẻ đăng ký ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Trên cơ sở đó Bảo hiểm xã hội tỉnh thông báo và chuyển danh sách các cơ sở Y tế có đủ điều kiện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên địa bàn tỉnh tới các cơ quan đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh và các đơn vị có liên quan để hướng dẫn người tham gia BHYT lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phù hợp.
Việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được tập trung chủ yếu tại tuyến huyện và tuyến xã. Năm 2018, số đối tượng tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh chiếm 11%, tuyến huyện chiếm 23,2%, tuyến xã chiếm 65,8%.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh, cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh đã cơ bản thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng khám chữa bệnh đã ký, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh, ưu tiên vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân trên toàn địa bàn.
Năm 2016, công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh vay vốn ODA cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau 2 năm hoạt động, bệnh viện đã được nâng hạng từ hạng 2 lên hạng 1, khả năng cung cấp dịch vụ theo phân tuyến tăng từ 50% lên 87%, với nhiều kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật cao được triển khai, giúp người dân có thể sử dụng dịch vụ thuận tiện, giảm bớt chi phí cả BHYT và chi phí tiền túi của người dân, giảm tỉ lệ phải chuyển tuyến trên.
Các bệnh viện tích cực triển khai Kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế, cải tiến chất lượng khoa khám bệnh theo quy trình tại Quyết định 1313/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, khám chữa bệnh BHYT, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ. Trong những năm qua, các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến huyện đã tích cực triển khai thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, triển khai hiệu quả các kỹ thuật khó mà từ trước tới nay chưa thực hiện như: Phẫu thuật chấn thương sọ não kín; phẫu thuật cột sống; phẫu thuật vá nền sọ nội soi điều trị rò dịch não tủy; phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng bằng đoạn mạch nhân tạo; phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo dây chằng, tán sỏi nội soi bằng laser; phẫu thuật nội soi một lỗ, nội soi tiêu hóa, sản phụ khoa, tai mũi họng; chạy thận cấp cứu và chu kỳ; phẫu thuật u não, chấn thương cột sống; ghép da bỏng; chụp CT Scanner, cộng hưởng từ; điều trị hóa chất bệnh ung thư; phương pháp tiêu sợi huyết... thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi tại tuyến huyện... Người bệnh không phải chuyển tuyến về Trung ương, giúp người dân giảm được gánh nặng kinh tế.
Công tác quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh BHYT luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đầy đủ; số lượt người bệnh đi khám, chữa bệnh BHYT đều tăng qua các năm: Hằng năm Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế tổ chức thẩm định, đánh giá nguyên nhân vượt quỹ, vượt trần đối với các cơ sở khám chữa bệnh có vượt quỹ, vượt trần; qua đó, phân tích xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và làm căn cứ để thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho cơ sở.
Hiện nay, việc cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn toàn tỉnh đã được ứng dụng CNTT để quản lý cung cấp dịch vụ, giám định trực tuyến BHYT, nên các cơ sở y tế cũng thuận lợi hơn trong việc dự trù và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong phạm vi quản lý, đồng thời hạn chế được việc cung cấp dịch vụ trùng, thừa và cố tình lạm dụng khám chữa bệnh