CTTĐT - Dưới đây là một số chính sách mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế tác động lớn đến người lao động từ năm 2021.
Ảnh minh họa
1. Được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trái tuyến tỉnh
Từ ngày 1/1/2021, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh (KCB) không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (Hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.
Vì vậy, người dân có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước. Đồng nghĩa với đó, người bệnh có thể điều trị nội trú ở bất kì tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều được quỹ BHYT thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
2. Sử dụng mẫu thẻ BHYT mới
Căn cứ Quyết định 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mẫu thẻ BHYT mới sẽ được sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/2021. Tuy nhiên, thẻ BHYT đã cấp còn thời hạn sử dụng trước ngày này thì người dân tiếp tục được dùng để khám chữa bệnh BHYT.
Mẫu thẻ BHYT mới được đánh giá là có nhiều ưu điểm so với mẫu thẻ BHYT giấy đã sử dụng hiện nay. Cụ thể:
Kích thước nhỏ hơn, được ép plastic sau khi in để người dân dễ dàng đem theo cũng như bảo quản; Mã số thẻ ngắn gọn với 10 ký tự (thẻ BHYT hiện nay là 14 chữ số) giúp thực hiện các thủ tục nhanh chóng; Thêm thông tin nơi cấp, nơi đổi thẻ để người dân tiết kiệm thời gian tìm kiếm nơi cấp, đổi thẻ; Bỏ thông tin về địa chỉ cư trú trên thẻ BHYT, thẻ BHYT của trẻ dưới 06 tuổi không còn ghi tên cha, mẹ…
Đặc biệt, mặt sau của thẻ BHYT đã thay đổi phần lớn nội dung so với mẫu thẻ BHYT hiện hành để người tham gia tiện tra cứu thông tin sử dụng thẻ…
3. Từ 01/07/2021, điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình
Nội dung này được đề cập tại Luật Cư trú 2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Theo đó, khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú sửa đổi khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi năm 2013, 2014, 2015 và 2018) như sau:
Có thể thấy, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2021 là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp, thay vì có tên cùng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú như hiện nay.
Quy định này xuất phát từ việc Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú chỉ được sử dụng đến hết ngày 31/12/2022. Đồng thời, cơ quan đăng ký cư trú cũng sẽ không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mà thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.
4. Tăng tuổi nghỉ hưu.
Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được quy định như sau:
- Đối với điều kiện lao động bình thường, kể từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và của lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng (hiện hành tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ; đến năm 2028, lao động nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và đến năm 2035, lao động nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi. Căn cứ theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019.
5. Thay đổi trong quy định tỷ lệ hưởng lương hưu.
- Đối với nam:
+ Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện hành nghỉ hưu năm 2020, đóng đủ 18 năm BHXH thì được 45%).
+ Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 1-1-2022, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75%.
- Đối với nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%; sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75%.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Dưới đây là một số chính sách mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế tác động lớn đến người lao động từ năm 2021. 1. Được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trái tuyến tỉnh
Từ ngày 1/1/2021, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh (KCB) không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (Hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.
Vì vậy, người dân có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước. Đồng nghĩa với đó, người bệnh có thể điều trị nội trú ở bất kì tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều được quỹ BHYT thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
2. Sử dụng mẫu thẻ BHYT mới
Căn cứ Quyết định 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mẫu thẻ BHYT mới sẽ được sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/2021. Tuy nhiên, thẻ BHYT đã cấp còn thời hạn sử dụng trước ngày này thì người dân tiếp tục được dùng để khám chữa bệnh BHYT.
Mẫu thẻ BHYT mới được đánh giá là có nhiều ưu điểm so với mẫu thẻ BHYT giấy đã sử dụng hiện nay. Cụ thể:
Kích thước nhỏ hơn, được ép plastic sau khi in để người dân dễ dàng đem theo cũng như bảo quản; Mã số thẻ ngắn gọn với 10 ký tự (thẻ BHYT hiện nay là 14 chữ số) giúp thực hiện các thủ tục nhanh chóng; Thêm thông tin nơi cấp, nơi đổi thẻ để người dân tiết kiệm thời gian tìm kiếm nơi cấp, đổi thẻ; Bỏ thông tin về địa chỉ cư trú trên thẻ BHYT, thẻ BHYT của trẻ dưới 06 tuổi không còn ghi tên cha, mẹ…
Đặc biệt, mặt sau của thẻ BHYT đã thay đổi phần lớn nội dung so với mẫu thẻ BHYT hiện hành để người tham gia tiện tra cứu thông tin sử dụng thẻ…
3. Từ 01/07/2021, điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình
Nội dung này được đề cập tại Luật Cư trú 2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Theo đó, khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú sửa đổi khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi năm 2013, 2014, 2015 và 2018) như sau:
Có thể thấy, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2021 là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp, thay vì có tên cùng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú như hiện nay.
Quy định này xuất phát từ việc Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú chỉ được sử dụng đến hết ngày 31/12/2022. Đồng thời, cơ quan đăng ký cư trú cũng sẽ không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mà thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.
4. Tăng tuổi nghỉ hưu.
Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được quy định như sau:
- Đối với điều kiện lao động bình thường, kể từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và của lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng (hiện hành tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ; đến năm 2028, lao động nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và đến năm 2035, lao động nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi. Căn cứ theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019.
5. Thay đổi trong quy định tỷ lệ hưởng lương hưu.
- Đối với nam:
+ Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện hành nghỉ hưu năm 2020, đóng đủ 18 năm BHXH thì được 45%).
+ Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 1-1-2022, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75%.
- Đối với nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%; sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75%.