Hiện có trên 3 triệu người khuyết tật (NKT) trong số 6,2 triệu NKT đã được cấp thẻ BHYT miễn phí và không phải đồng chi trả khi sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh.
Ảnh minh họa
Mặc dù chính sách chăm sóc sức khỏe cho NKT đã có sự thay đổi về chất và lượng rõ rệt, nhưng vẫn đang tồn tại một số rào cản trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, cũng như trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ của NKT.
Đó là vẫn còn trên 3 triệu NKT phải tự mua BHYT và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt, các dịch vụ về dụng cụ trợ giúp trong vận động rất cần đối với NKT nhưng lại chưa được BHYT chi trả. Theo Ủy ban Quốc gia về NKT, tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dụng cụ trợ giúp còn thấp, chỉ ở mức 25%.
Khi không sử dụng dụng cụ trợ giúp, có 15,14% NKT gặp khó khăn trong đi bộ. Nếu được sử dụng dụng cụ trợ giúp, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,94%. Do đó, nếu đáp ứng được việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT có thể giúp họ tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội.
Tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng dần theo tuổi. Trong tương lai không xa, tỷ lệ khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang chuyển sang quá trình già hóa dân số với tốc độ nhanh. Bởi vậy, cần thiết phải có nguồn tài chính bền vững chi trả cho việc khám chữa bệnh cho NKT, nhất là các dụng cụ trợ giúp NKT.
Hiện có trên 3 triệu người khuyết tật (NKT) trong số 6,2 triệu NKT đã được cấp thẻ BHYT miễn phí và không phải đồng chi trả khi sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh.Mặc dù chính sách chăm sóc sức khỏe cho NKT đã có sự thay đổi về chất và lượng rõ rệt, nhưng vẫn đang tồn tại một số rào cản trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, cũng như trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ của NKT.
Đó là vẫn còn trên 3 triệu NKT phải tự mua BHYT và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt, các dịch vụ về dụng cụ trợ giúp trong vận động rất cần đối với NKT nhưng lại chưa được BHYT chi trả. Theo Ủy ban Quốc gia về NKT, tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dụng cụ trợ giúp còn thấp, chỉ ở mức 25%.
Khi không sử dụng dụng cụ trợ giúp, có 15,14% NKT gặp khó khăn trong đi bộ. Nếu được sử dụng dụng cụ trợ giúp, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,94%. Do đó, nếu đáp ứng được việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT có thể giúp họ tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội.
Tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng dần theo tuổi. Trong tương lai không xa, tỷ lệ khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang chuyển sang quá trình già hóa dân số với tốc độ nhanh. Bởi vậy, cần thiết phải có nguồn tài chính bền vững chi trả cho việc khám chữa bệnh cho NKT, nhất là các dụng cụ trợ giúp NKT.