CTTĐT – Từ tháng 8 năm 2017, nhiều chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Nhiều chính sách mới về tiền lương, BHXH có hiệu lực thi hành từ tháng 8/2017 (ảnh minh họa)
Tiền bồi dưỡng hàng tháng với các thành viên Hội đồng quản lý BHXH
Theo Nghị định 72/2017/NĐ-CP thì tiền chi chế độ bồi dưỡng hàng tháng đối với các thành viên Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam như sau:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng: 3.900.000 đồng.
- Ủy viên Hội đồng: 3.250.000 đồng.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2017; Bãi bỏ quy định “Thành viên Hội đồng quản lý được hưởng chế độ thù lao do Thủ tướng Chính phủ quy định” tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 01/2016/NĐ-CP ngày 05/1/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
Điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 76/2017/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2017.
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2017, tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2017 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Cách tính và ví dụ cụ thể được hướng dẫn tại Thông tư 18/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2017.
Hướng dẫn mới về điều chỉnh mức lương cơ sở và trợ cấp hàng tháng
Từ ngày 15/8/2017,Thông tư 67/2017/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 76/2017/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc thực hiện chi trả tiền tăng lương, trợ cấp áp dụng từ ngày 01/7/2017 như sau:
- Các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động sử dụng các nguồn theo quy định để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng chế độ quy định.
- Đối với các tỉnh/thành phố có nguồn lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 47 và Nghị định 76 địa phương chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.
- Đối với các địa phương nghèo, ngân sách khó khăn, có nhu cầu kinh phí để thực hiện chế độ theo Nghị định 47 và Nghị định 76 lớn hơn nguồn kinh phí theo quy định tại Thông tư này thì thực hiện như sau:
+ Trong khi chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, ngân sách cấp trên thực hiện tạm cấp kinh phí cho ngân sách cấp dưới chưa đủ nguồn, số kinh phí tạm cấp được giảm trừ khi cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí thực hiện chính thức.
+ Các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2017 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương, trợ cấp tăng thêm cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này.
+ Các địa phương nghèo, ngân sách khó khăn, có khó khăn về nguồn, có văn bản gửi Bộ Tài chính để tạm cấp kinh phí thực hiện.
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Từ tháng 8 năm 2017, nhiều chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt đầu có hiệu lực thi hành.Tiền bồi dưỡng hàng tháng với các thành viên Hội đồng quản lý BHXH
Theo Nghị định 72/2017/NĐ-CP thì tiền chi chế độ bồi dưỡng hàng tháng đối với các thành viên Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam như sau:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng: 3.900.000 đồng.
- Ủy viên Hội đồng: 3.250.000 đồng.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2017; Bãi bỏ quy định “Thành viên Hội đồng quản lý được hưởng chế độ thù lao do Thủ tướng Chính phủ quy định” tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 01/2016/NĐ-CP ngày 05/1/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
Điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 76/2017/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2017.
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2017, tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2017 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Cách tính và ví dụ cụ thể được hướng dẫn tại Thông tư 18/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2017.
Hướng dẫn mới về điều chỉnh mức lương cơ sở và trợ cấp hàng tháng
Từ ngày 15/8/2017,Thông tư 67/2017/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 76/2017/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc thực hiện chi trả tiền tăng lương, trợ cấp áp dụng từ ngày 01/7/2017 như sau:
- Các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động sử dụng các nguồn theo quy định để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng chế độ quy định.
- Đối với các tỉnh/thành phố có nguồn lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 47 và Nghị định 76 địa phương chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.
- Đối với các địa phương nghèo, ngân sách khó khăn, có nhu cầu kinh phí để thực hiện chế độ theo Nghị định 47 và Nghị định 76 lớn hơn nguồn kinh phí theo quy định tại Thông tư này thì thực hiện như sau:
+ Trong khi chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, ngân sách cấp trên thực hiện tạm cấp kinh phí cho ngân sách cấp dưới chưa đủ nguồn, số kinh phí tạm cấp được giảm trừ khi cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí thực hiện chính thức.
+ Các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2017 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương, trợ cấp tăng thêm cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này.
+ Các địa phương nghèo, ngân sách khó khăn, có khó khăn về nguồn, có văn bản gửi Bộ Tài chính để tạm cấp kinh phí thực hiện.