CTTĐT - Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên và nhân dân trong tỉnh Yên Bái về chính sách BHXH, BHYT đã được nâng lên rõ rệt.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Công tác BHXH, BHYT đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh, của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông từ tỉnh đến cơ sở và có sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng được mở rộng, nhất là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đã tăng nhanh đáng kể, đặc biệt mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, tiến đến sát gần đến BHYT toàn dân (hiện nay tỷ lệ BHYT chiếm trên 97% dân số trên địa bàn tỉnh). Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng lên rõ nét, dần đáp ứng được nhu cầu của người bệnh; tinh thần, thái độ phục vụ đối tượng, phục vụ nhân dân của cơ quan BHXH, cơ sở y tế ngày càng được đổi mới.
Công tác giải quyết chế độ chính sách, chi trả các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN cho người tham gia đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN ngày càng được rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, tổ chức.
Tổ chức, bộ máy làm công tác BHXH, BHYT được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động; công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT đã từng bước được tăng cường.
Công tác phối hợp giữa BHXH và các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương được thực hiện bằng quy chế phối hợp; được tăng cường và mở rộng các hình thức phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT ở địa phương đã được các cấp có thẩm quyền quan tâm, giám sát chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH, BHYT được tổ chức thực hiện có hiệu quả cao, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm về chấp hành thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT,qua đó, đảm bảo kịp thời quyền lợi, chế độ cho đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.
Tuy nhiên, công tác tham mưu của một số cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT ở một số địa phương có lúc chưa kịp thời, chưa chủ động tham mưu cho chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực quản lý. Các hoạt động tuyên truyền về công tác BHXH, BHYT đã được triển khai sâu rộng cả về nội dung và hình thức, tuy nhiên, nội dung tuyên truyền có lúc, có nơi chưa thực sự phù hợp với nhóm đối tượng nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số... Các hành vi vi phạm về trốn đóng, gian lận, trục lợi quỹ BHYT còn xảy ra với nhiều hình thức tinh vi... Bên cạnh đó, từ đầu năm 2020 đến nay do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; công tác xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền về BHXH, BHYT còn hạn chế, mức xử phạt bằng tiền đối với hành vi vi phạm về BHXH, BHYT hiện còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với những đơn vị cố tình vi phạm pháp luật về BHXH...
Xác định BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2030, có khoảng 52,6% lực lượng lao động tham gia BHXH; 30,9% lực lượng lao động tham gia BHTN; 98% dân số tham gia BHYT; Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn quỹ BHXH, BHYT được nhà nước giao.
Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về BHXH, BHYT, trọng tâm là tuyên truyền Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 47-CT/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh), các cấp ủy, chính quyền địa phương... xây dựng chương trình, kế hoạch, đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 21-NQ/TW.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác BHXH, BHYT; tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi người tham gia. Quản lý chặt chẽ các nhóm đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và quỹ BHXH, BHYT theo đúng quy trình, quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành; ứng dụng và phát huy hiệu quả các phần mềm nghiệp vụ trong lĩnh vực BHXH, BHYT; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO mới đối với các quy trình giải quyết chính sách BHXH, BHYT nhằm phát huy hiệu quả quản lý, bảo đảm tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và góp phần công khai, minh bạch chế độ, chính sách của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên và nhân dân trong tỉnh Yên Bái về chính sách BHXH, BHYT đã được nâng lên rõ rệt. Công tác BHXH, BHYT đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh, của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông từ tỉnh đến cơ sở và có sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng được mở rộng, nhất là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đã tăng nhanh đáng kể, đặc biệt mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, tiến đến sát gần đến BHYT toàn dân (hiện nay tỷ lệ BHYT chiếm trên 97% dân số trên địa bàn tỉnh). Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng lên rõ nét, dần đáp ứng được nhu cầu của người bệnh; tinh thần, thái độ phục vụ đối tượng, phục vụ nhân dân của cơ quan BHXH, cơ sở y tế ngày càng được đổi mới.
Công tác giải quyết chế độ chính sách, chi trả các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN cho người tham gia đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN ngày càng được rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, tổ chức.
Tổ chức, bộ máy làm công tác BHXH, BHYT được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động; công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT đã từng bước được tăng cường.
Công tác phối hợp giữa BHXH và các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương được thực hiện bằng quy chế phối hợp; được tăng cường và mở rộng các hình thức phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT ở địa phương đã được các cấp có thẩm quyền quan tâm, giám sát chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH, BHYT được tổ chức thực hiện có hiệu quả cao, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm về chấp hành thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT,qua đó, đảm bảo kịp thời quyền lợi, chế độ cho đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.
Tuy nhiên, công tác tham mưu của một số cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT ở một số địa phương có lúc chưa kịp thời, chưa chủ động tham mưu cho chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực quản lý. Các hoạt động tuyên truyền về công tác BHXH, BHYT đã được triển khai sâu rộng cả về nội dung và hình thức, tuy nhiên, nội dung tuyên truyền có lúc, có nơi chưa thực sự phù hợp với nhóm đối tượng nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số... Các hành vi vi phạm về trốn đóng, gian lận, trục lợi quỹ BHYT còn xảy ra với nhiều hình thức tinh vi... Bên cạnh đó, từ đầu năm 2020 đến nay do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; công tác xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền về BHXH, BHYT còn hạn chế, mức xử phạt bằng tiền đối với hành vi vi phạm về BHXH, BHYT hiện còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với những đơn vị cố tình vi phạm pháp luật về BHXH...
Xác định BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2030, có khoảng 52,6% lực lượng lao động tham gia BHXH; 30,9% lực lượng lao động tham gia BHTN; 98% dân số tham gia BHYT; Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn quỹ BHXH, BHYT được nhà nước giao.
Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về BHXH, BHYT, trọng tâm là tuyên truyền Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 47-CT/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh), các cấp ủy, chính quyền địa phương... xây dựng chương trình, kế hoạch, đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 21-NQ/TW.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác BHXH, BHYT; tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi người tham gia. Quản lý chặt chẽ các nhóm đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và quỹ BHXH, BHYT theo đúng quy trình, quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành; ứng dụng và phát huy hiệu quả các phần mềm nghiệp vụ trong lĩnh vực BHXH, BHYT; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO mới đối với các quy trình giải quyết chính sách BHXH, BHYT nhằm phát huy hiệu quả quản lý, bảo đảm tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và góp phần công khai, minh bạch chế độ, chính sách của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.