CTTĐT - Ngày 28/2/2022, BHXH Việt Nam đã có Quyết định 171/QĐ-BHXH về việc ban hành Chương trình hành động của BHXH Việt Nam thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.
Năm 2022 phấn đấu tỷ lệ tham gia BHYT đạt 92% dân số (Ảnh minh họa)
Mục tiêu chung được đưa ra là: Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); tăng nhanh diện bao phủ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nhất là BHXH tự nguyện; phấn đấu thực hiện BHXH, BHYT toàn dân; sử dụng, quản lý quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ BHYT đảm bảo an toàn, hiệu quả; kịp thời triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gắn với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng ngành BHXH Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể được đề cập trong Chương trình hành động gồm: Năm 2022 phấn đấu đạt khoảng 37% - 38% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, khoảng 31% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 92% dân số. Năm 2023 phấn đấu đạt khoảng 40,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, khoảng 31,7% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 93,2% dân số;Đẩy mạnh thanh toán điện tử, phấn đấu đến hết năm 2025 đạt 60% số người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp BHTN sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị;
Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC); thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng TTHC, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp;Đảm bảo hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tiếp nhận trong năm được số hóa và kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC theo Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam và trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam với các tổ chức, đơn vị liên quan;
Hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch theo lộ trình liên quan đến việc chuyển đổi số trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.
Theo đó, ngành Bảo hiểm sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu trên. Trong đó, triển khai và tiếp tục thực hiện các Chương trình, Kế hoạch trọng tâm của BHXH Việt Nam thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung tăng nhanh diện bao phủ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, tăng cường công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25 tháng 3 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; Nghị quyết số 102/NQ- CP ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH.
Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ trong việc phòng, chống dịch Covid-19; các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội.
Tăng cường công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN; thực hiện giải quyết hưởng các chế độ BHXH cho người lao động kịp thời, đúng chính sách pháp luật; tổ chức chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ cho người hưởng đảm bảo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội,
Chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách pháp luật về an sinh xã hội, đảm bảo mở rộng và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người tham gia BHXH, BHTN, BHYT.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch với cơ quan BHXH.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; triển khai hiệu quả các quy định thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật, đảm bảo thích ứng linh hoạt theo chỉ đạo của Chính phủ; đổi mới phương pháp thực hiện thanh tra kiểm tra, kết hợp giữa thanh tra kiểm tra trực tiếp với rà soát dữ liệu bằng phương pháp điện tử.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Đổi mới công tác truyền thông cả về nội dung và hình thức theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó tập trung vào người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 28/2/2022, BHXH Việt Nam đã có Quyết định 171/QĐ-BHXH về việc ban hành Chương trình hành động của BHXH Việt Nam thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.Mục tiêu chung được đưa ra là: Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); tăng nhanh diện bao phủ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nhất là BHXH tự nguyện; phấn đấu thực hiện BHXH, BHYT toàn dân; sử dụng, quản lý quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ BHYT đảm bảo an toàn, hiệu quả; kịp thời triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gắn với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng ngành BHXH Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể được đề cập trong Chương trình hành động gồm: Năm 2022 phấn đấu đạt khoảng 37% - 38% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, khoảng 31% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 92% dân số. Năm 2023 phấn đấu đạt khoảng 40,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, khoảng 31,7% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 93,2% dân số;Đẩy mạnh thanh toán điện tử, phấn đấu đến hết năm 2025 đạt 60% số người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp BHTN sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị;
Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC); thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng TTHC, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp;Đảm bảo hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tiếp nhận trong năm được số hóa và kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC theo Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam và trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam với các tổ chức, đơn vị liên quan;
Hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch theo lộ trình liên quan đến việc chuyển đổi số trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.
Theo đó, ngành Bảo hiểm sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu trên. Trong đó, triển khai và tiếp tục thực hiện các Chương trình, Kế hoạch trọng tâm của BHXH Việt Nam thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung tăng nhanh diện bao phủ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, tăng cường công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25 tháng 3 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; Nghị quyết số 102/NQ- CP ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH.
Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ trong việc phòng, chống dịch Covid-19; các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội.
Tăng cường công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN; thực hiện giải quyết hưởng các chế độ BHXH cho người lao động kịp thời, đúng chính sách pháp luật; tổ chức chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ cho người hưởng đảm bảo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội,
Chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách pháp luật về an sinh xã hội, đảm bảo mở rộng và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người tham gia BHXH, BHTN, BHYT.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch với cơ quan BHXH.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; triển khai hiệu quả các quy định thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật, đảm bảo thích ứng linh hoạt theo chỉ đạo của Chính phủ; đổi mới phương pháp thực hiện thanh tra kiểm tra, kết hợp giữa thanh tra kiểm tra trực tiếp với rà soát dữ liệu bằng phương pháp điện tử.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Đổi mới công tác truyền thông cả về nội dung và hình thức theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó tập trung vào người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.